Nếu bạn thường xuyên bị đau thắt ngực, cảm giác bóp nghẹt trái tim đến mức khó thở, mệt mỏi mỗi khi gắng sức, đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy vành – bệnh tim mạch nguy hiểm, phổ biến nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay về bệnh qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Suy vành là bệnh lý xuất hiện khi mạch vành – động mạch duy nhất cung cấp máu nuôi tim bị suy yếu, không thể thực hiện chức năng bình thường. Nguyên nhân thường là do sự hình thành các mảng xơ vữa bên dưới lớp lót của mạch máu, ngoài ra cũng có thể do viêm mạch hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. Chính vì vậy, bệnh suy vành còn được gọi là xơ vữa mạch vành, hẹp mạch vành.
Các mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây bệnh suy vành
Suy vành khiến dòng máu nuôi cơ tim không đủ, sẽ khiến tim thiếu oxy và chất dinh dưỡng, gây ra một loạt các triệu chứng như sau:
– Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh, cũng là triệu chứng dễ nhận biết nhất.
– Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường thấy đau nhói vùng ngực trái, cơn đau lăn tăn, âm ỉ, cảm giác nặng ngực.
– Ở giai đoạn nặng: Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau thắt ngực trái, bóp nghẹt, cảm giác bỏng rát như kim châm. Đau lan ra sau lưng, vai và cánh tay, bàn tay trái. Cơn đau có thể xuất hiện vài phút hoặc vài chục phút.
Bắt đầu bởi biểu hiện hụt hơi khi gắng sức. Người bệnh nhanh mệt dù chỉ vận động nhẹ, thậm chí không vận động. Lâu dần, khi suy vành tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, thở dốc, đi kèm nhịp tim nhanh và loạn nhịp.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như mệt mỏi, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng, khó chịu trong người…
Mối đe dọa nguy hiểm nhất với người bệnh suy vành đó là cơn nhồi máu cơ tim cấp. Tình trạng này xuất hiện khi động mạch vành bị hẹp nhiều đoạn hoặc tắc nghẽn đột ngột do cục máu đông. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim đặc trưng nhất có thể là:
– Đau tức ngực, khó thở
– Chóng mặt, choáng váng
– Bồn chồn, tim đập nhanh và dồn dập
– Da tái xanh, vã mồ hôi lạnh
– Ho khan
– Buồn nôn và nôn, hoặc buồn đi cầu nhưng không đi được
– Chân tay tê ngứa
– Kiệt sức
Phụ nữ thường ít gặp các dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim, họ không bị đau ngực nhưng có thể đau cổ hoặc đau hàm. Đôi khi một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào rõ ràng, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng khó phục hồi.
Nguyên nhân chính gây suy vành là do xơ vữa động mạch, xuất phát từ sự lắng đọng cholesterol và các chất thải bên trong lòng mạch. Những yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh như:
– Huyết áp cao
– Tiểu đường
– Béo phì
– Rối loạn chuyển hóa mỡ máu, cholesterol máu cao
– Gia đình có người mắc bệnh tim mạch
– Tuổi cao
– Lối sống ít vận động, sử dụng rượu bia, thuốc lá, hay stress, căng thẳng…
Khi phát hiện suy vành, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau:
– Thuốc giãn mạch: giúp mở rộng lòng mạch để máu lưu thông dễ dàng hơn.
– Thuốc chẹn kênh canxi, chẹn beta giao cảm, ức chế men chuyển angiotensin II, thuốc lợi tiểu: hạ huyết áp, giảm đau ngực, giảm gánh nặng cho tim.
– Thuốc chống đông máu: giảm hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch vành
– Thuốc hạ mỡ máu: giảm lắng đọng cholesterol, ngăn ngừa mảng xơ vữa.
Người bệnh suy vành cần sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài
Được chỉ định khi suy vành ở mức độ nặng (mức độ hẹp > 80%) hoặc không đáp ứng với phương pháp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Có 3 phẫu thuật phổ biến hiện nay là:
Nong mạch
Đoạn mạch tắc hẹp được nong rộng ra bằng cách bơm một bóng cao su (đã được dẫn vào bằng một dây dẫn, sau đó đưa ra ngoài).
Đặt stent
Giống với nong mạch, nhưng bên ngoài bóng cao su có 1 khung bằng kim loại hoặc phi kim, khi bóng được bơm lên, khung này sẽ giãn và cố định vào đoạn mạch tắc hẹp, đóng vai trò giá đỡ giúp máu lưu thông.
Mổ bắc cầu nối động mạch vành
Dùng một đoạn mạch khác của cơ thể để bắc qua đoạn mạch bị tắc hẹp. Máu sẽ đi qua cầu nối này mà không qua đoạn mạch tắc nữa
Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Các phương pháp điều trị bệnh suy vành ưu việt hiện nay
Dù ở bất cứ giai đoạn nào, lối sống sinh hoạt cũng sẽ đóng góp một vai trò rất quan trọng giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe, ngăn chặn bệnh tiến triển. Ngay cả khi đã sử dụng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh vẫn cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
– Tăng cường rau và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày
– Ăn nhạt, hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật
– Tránh cà phê, rượu, bia, thuốc lá
– Tập thể dục, thể thao vừa sức đều đặn
– Tránh thức khuya, lo lắng, căng thẳng
– Tránh lao động nặng
Theo nhiều chuyên gia tim mạch, việc sử dụng kết hợp với một số thảo dược tự nhiên sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh suy vành. Trong đó, hai thảo dược đáng chú ý nhất là Bồ Hoàng và Đỏ Ngọn. Với khả năng giãn mạch, chống viêm, giảm cholesterol tự nhiên không tác dụng phụ, hai thảo dược này đã trở thành giải pháp ưu việt giúp bao người bệnh suy vành sống khỏe mạnh, không còn những cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ, trì hoãn nguy cơ phải phẫu thuật.
Xem thêm:
Bồ Hoàng – Thảo dược quý giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch vành tiến triển
Vương Tâm Thống – Giải pháp tối ưu giúp hỗ trợ trị bệnh suy vành hiệu quả
Trước đây, suy vành chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở lên, tuy nhiên hiện nay số người trẻ bị mắc căn bệnh nguy hiểm này đã tăng lên chóng mặt do nhiều yếu tố. Vì thế, chúng ta nên có ý thức phòng ngừa từ sớm để tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Ds Trần Huyền
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613
Tin liên quan
Viết bình luận