Nhồi máu cơ tim im lặng là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Có khoảng 45% người mắc bệnh không có triệu chứng và không hề hay biết về căn bệnh cho tới khi bệnh trở nặng, khó cứu vãn. Vậy dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim im lặng là gì? Biện pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng nào hiệu quả, an toàn? Hãy theo dõi ngay bài viết này để hiểu rõ.
Mục lục
Nhồi máu cơ tim im lặng (nhồi máu cơ tim thầm lặng) là tình trạng mạch vành bị tắc đột ngột một hay nhiều nhánh, dẫn đến không cung cấp đủ máu giàu oxy và dưỡng chất để nuôi tim, có thể gây tổn thương vĩnh viễn một vùng cơ tim. Tuy nhiên bệnh thường không có các biểu hiện đặc trưng của nhồi máu cơ tim điển hình như: cơn đau thắt ngực; đau cổ hàm, vai trái, cánh tay trái; khó thở, buồn nôn, vã mồ hôi,…
Nhồi máu cơ tim tim lặng không có các dấu hiệu rõ ràng hoặc chỉ có rất ít và tiến triển trong âm thầm khó phát hiện, dẫn đến người bệnh thường chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời.
Đây chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở người nhồi máu cơ tim im lặng cao gấp 3 lần so với nhồi máu cơ tim thông thường. Trường hợp người bệnh có may mắn sống sót thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống sau này.
Nhồi máu cơ tim im lặng là gì? Căn bệnh khó phát hiện, tiềm ẩn nhiều biến chứng
Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim im lặng cần chú ý là:
– Người cao tuổi: Mạch vành và hoạt động của cơ tim thường bị tổn thương và suy yếu theo tuổi tác.
– Tiền sử gia đình: Nếu người thân (bố mẹ, anh chị em ruột) bị bệnh tim mạch sớm (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi) thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim im lặng.
– Người bệnh tiểu đường: Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ làm tăng tốc độ tổn hại mạch vành, thúc đẩy xơ vữa mạch vành – một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhồi máu cơ tim im lặng.
– Người đang mắc các bệnh mạch vành như: xơ hóa, nứt vỡ hoặc co thắt mạch vành đột ngột.
– Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, mỡ máu cao phải điều trị trong nhiều năm.
– Người có ngưỡng chịu đau cao hơn bình thường.
– Người có các thói quen, lối sống không lành mạnh như: nghiện thuốc lá, không tập luyện thể dục thể thao…
– Người mắc một số bệnh mạn tính khác như bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, béo phì…
Các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim thầm lặng rất mơ hồ, thời gian xuất hiện nhanh chóng và không rõ mức độ nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu tinh ý người bệnh vẫn có thể nhận biết được một số dấu hiệu cảnh báo bệnh như:
– Cảm giác khó chịu, tức tức ở vùng giữa ngực trái trong vài phút rồi biến mất.
– Cơ thể đột nhiên mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức và yếu hơn.
– Có cảm giác đau lâm râm, nhức mỏi ở vùng lưng, cánh tay trái, cổ hoặc hàm.
– Đổ mồ hôi lạnh ở vùng đầu và cổ, nôn mửa và buồn nôn.
– Cảm giác bồn chồn, lo âu, căng thẳng không rõ nguyên nhân.
Dùng thuốc vẫn là chỉ định đầu tay cho các trường hợp bị nhồi máu cơ tim im lặng. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như:
– Thuốc Nitroglycerin để giảm đau ngực và tăng lưu lượng máu đến cơ tim.
– Thuốc chống đông máu Aspirin nhằm ngăn ngừa hình thành cục máu đông, cải thiện dòng chảy của máu đến tim.
– Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp: thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, đối kháng thụ thể angiotensin II…
– Thuốc giảm cholesterol máu đối với những bệnh nhân có chỉ số mỡ máu cao.
Ngoài ra đối với những trường hợp nặng, không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp các phẫu thuật như: đặt stent nong mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Nhồi máu cơ tim im lặng đúng là đáng sợ, tuy nhiên nếu bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nếu cần tư vấn giải pháp phục hồi sức khỏe tim mạch, ngăn tái phát nhồi máu cơ tim, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029.
Sau khi tìm hiểu về nhồi máu cơ tim im lặng là gì? Để căn bệnh này không còn là nỗi lo, hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đồng thời xây dựng lối sống khoa học bằng cách:
– Thực hiện theo chế độ ăn ít muối, ít đường và hạn chế chất béo bão hòa, tránh xa các loại đồ ăn nhanh nhằm kiểm soát huyết áp, đường huyết và cholesterol. Ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt nạc trắng…
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
– Dừng các thói quen có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng các chất kích thích,…
– Duy trì cân nặng ổn định nếu thừa cân, béo phì.
– Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, thiền,…
Tập luyện thể dục giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Bên cạnh đó nhiều chuyên gia Tim mạch thường khuyên người bệnh sử dụng thuốc tây kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên như: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm,…
Đây là những thảo dược đã được nghiên cứu khoa học chứng mình có tác dụng giãn mạch, tăng cường khả năng co bóp của cơ tim, chống cục máu đông, ổn định mỡ máu, huyết áp, nhịp tim…, qua đó giúp tăng khả năng lưu thông máu đến tim, cải thiện các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và hạn chế tối đa rủi ro cho người bệnh khi có cơn nhồi máu cơ tim im lặng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Hiện nay trên thị trường đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống dạng viên nén tiện dụng chứa kết hợp 3 loại thảo dược kể trên cùng 6 hoạt chất bổ tim mạch, người bệnh có thể tham khảo sử dụng theo liệu trình 3 – 6 tháng để cải thiện sức khỏe toàn diện.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết nhồi máu cơ tim im lặng là gì và hiểu rõ cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Hãy đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần để sớm phát hiện căn bệnh tiềm ẩn này nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ, để từ đó có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Xem thêm:
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Chế độ ăn chuẩn để mau hồi phục.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim
Nguồn tham khảo: nih.nov, mayoclinic.org, vinmec.com
Tin liên quan
Viết bình luận