Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và khá phổ biến ở nước ta hiện nay với hàng trăm nghìn ca bệnh mỗi năm. Vậy tại sao bị nhồi máu cơ tim, dấu hiệu nào giúp nhận biết sớm? Biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhồi máu cơ tim như thế nào? Cùng tìm hiểu để hạn chế tối đa rủi ro.
Mục lục
Tim được nuôi dưỡng bởi hệ thống động mạch vành. Khi những động mạch này bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp do tích tụ mảng bám sẽ khiến lưu lượng máu đến tim bị giảm hoặc bị ngưng hoàn toàn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương và chết dần các tế bào cơ tim, gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp tính vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong chỉ sau vài giờ.
Tại sao bị nhồi máu cơ tim? Nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim có thể là do:
– Xơ vữa động mạch vành: Là quá trình hình thành các mảng tích tụ gồm chất béo và chất khoáng, chất thải chuyển hóa khác trong lớp nội mạc của động mạch vành, làm cản trở sự lưu thông máu.
– Huyết khối (cục máu đông): Các khối máu đông có thể tạo thành tại những khu vực bị tổn thương trên động mạch và có thể ngăn chặn dòng máu.
– Co thắt động mạch vành: Đôi khi động mạch vành có thể co thắt lại một cách bất thường, gây giảm mạnh hoặc tắc nghẽn đột ngột dòng máu nuôi cơ tim.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim bao gồm:
– Người thừa cân, béo phì: Có lượng mỡ trong mô và máu cao, thúc đẩu sự hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch vành, trực tiếp dẫn tới nhồi máu cơ tim.
– Người mắc bệnh huyết áp cao: có thể gây tổn thương động mạch và đẩy nhanh quá trình tích tụ mảng bám trong lòng mạch.
– Người mắc tiểu đường có lượng đường trong máu cao dễ làm hỏng mạch máu và dẫn đến bệnh động mạch vành.
– Hút thuốc thường xuyên làm tăng tích tụ độc tố, làm tổn hại đến hệ thống mạch máu và cơ tim, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
– Độ tuổi, giới tính: Nam giới có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn sau 45 tuổi và phụ nữ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn sau 55 tuổi.
– Có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch sớm.
– Căng thẳng, lo âu quá mức cũng có thể là tác nhân gây nhồi máu cơ tim cấp tính.
– Tiền sử tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch sau này.
Béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây nhồi máu cơ tim
Các triệu chứng khá đa dạng, dưới đây là một số triệu chứng giúp nhận biết sớm tình trạng nhồi máu cơ tim để có biện pháp xử lý kịp thời:
– Cảm giác đau tức ở ngực, đau có thể lan sang lưng, bả vai, cánh tay, hàm kéo dài trong vài phút rồi biến mất hoặc có thể quay trở lại. Mức độ đau có thể dữ dội hoặc nóng rát, có cảm giác như đang bị vật nặng đè lên ngực.
– Hụt hơi, khó thở.
– Đổ mồ hôi nhiều.
– Cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng.
– Nhịp tim nhanh, tim đập mạnh.
– Có thể ngất và đột quỵ.
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim nếu càng phát hiện muộn thì tỉ lệ tử vong của người bệnh càng cao. Do đó những người bệnh có nguy cơ cao hoặc có các triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim cần phải đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Việc nhận biết và điều trị sớm nhồi máu cơ tim giúp nâng cao sức khỏe tim mạch và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, đặc biệt là nguy cơ tử vong. Hãy liên hệ ngay tới tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Các cơn đau tim cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các phương pháp điều trị đều được bắt đầu ở phòng cấp cứu. Nếu tình trạng người bệnh trở nặng bác sĩ có thể chỉ định can thiệp thủ thuật xâm lấn tối thiểu gọi là đặt stent mạch vành qua da (PCI) hoặc phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành (CABG).
– Can thiệp mạch vành qua da (PCI) là quá trình bác sĩ đưa một ống dài và mỏng thông qua động mạch vành để tiếp cận chỗ tắc nghẽn sau đó sẽ tiến hành thổi phồng một quả bóng nhỏ gắn vào ống thông để mở rộng động mạch cho phép máu lưu thông. Một khung lưới nhỏ gọi là stent có thể được đặt cố định tại chỗ tắc hẹp để ngăn chặn động mạch đóng lại.
– Đối với phương pháp bắc cầu nối động mạch (CABG), bác sĩ phẫu thuật sẽ khôi phục lại lưu lượng máu bằng cách lấy một đoạn mạch máu từ bộ phận khác của cơ thể làm cầu nối bắc qua chỗ tắc nghẽn.
Để điều trị và phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc như:
– Thuốc làm tan huyết khối, kháng tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, cải thiện lưu lượng máu qua các động mạch bị thu hẹp.
– Thuốc điều trị cơn đau thắt ngực Nitroglycerin giúp giãn mạch, giảm đau thắt ngực.
– Thuốc chẹn beta, ức chế ACE giúp giãn mạch, làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim, giảm gánh nặng cho tim.
– Thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm sự tích tụ chất lỏng để giảm bớt khối lượng công việc cho tim.
– Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm bớt những cơn đau đớn, khó chịu.
Phẫu thuật và dùng thuốc đang là hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay trong điều trị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh thì thuốc tây hay phẫu thuật vẫn là chưa đủ, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tim mạch từ thảo dược, điển hình như: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm…
Sự kết hợp từ các thảo dược này tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh từ đó giúp ngăn chặn mọi con đường dẫn đến nhồi máu cơ tim, cụ thể giúp:
– Đỏ ngọn, Hoàng bá có tác dụng chống oxy hóa, hạ cholesterol máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành mảng xơ vữa mạch vành.
– Bồ hoàng, Đan sâm có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu mạch vành, qua đó giảm cơn đau thắt ngực, giảm gánh nặng cho cơ tim; đồng thời tăng cường khả năng co bóp của tim, ngăn ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim tái phát.
Người bệnh nhồi máu cơ tim nên kết hợp sử dụng thuốc tây và thảo dược hỗ trợ
Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tại sao bị nhồi máu cơ tim. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này như: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm nhồi máu cơ tim để từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Xem thêm:
Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Chế độ ăn chuẩn để mau hồi phục
Cấp cứu nhồi máu cơ tim kịp thời – Cách duy nhất để bảo vệ mạng sống
Nguồn tham khảo: healthline.com, medicinenet.com
Tin liên quan
Viết bình luận