Bệnh mạch vành

Tổng quan về đau thắt ngực

Ngày đăng: 24 Tháng Mười, 2016
5/5 - (6 bình chọn)

Cơn đau thắt ngực xuất hiện không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau thắt ngực, làm thế nào để phát hiện, xử trí và điều trị phòng cơn đau thắt ngực?

Nguyên nhân và những biểu hiện của cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực là cơn đau ở ngực gây ra do lượng máu cung cấp cho cơ tim bị thiếu hụt. Nguyên nhân chính gây đau thắt ngực là tình trạng xơ vữa và tắc hẹp động mạch vành (bệnh mạch vành) – mạch cấp máu giàu oxy cho cơ tim. Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân khác như co thắt mạch vành, bệnh về van tim…

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau thắt ngực bao gồm:

– Đau ở vùng ngực giữa hoặc ngực trái với cảm giác giống như trái tim bị thắt chặt, đè nặng, nhưng đôi khi chỉ là cảm giác đau âm ỉ.

– Đau có thể lan ra sau lưng, cổ hoặc hàm, đôi khi lan rộng sang một hoặc cả hai vai, cánh tay hoặc bàn tay.

– Một số bệnh nhân không bị đau mà chỉ cảm thấy những cơn khó chịu ở ngực hoặc khó thở.

Thời điểm xuất hiện những triệu chứng trên là khác nhau với mỗi người, thường gặp nhất là khi có các hoạt động gắng sức hoặc căng thẳng. Nhưng một số lại hay xuất hiện triệu chứng vào sáng sớm, khi nghỉ ngơi hoặc khi đang ngủ. Đôi khi, cơn đau thắt ngực lại xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống thấp, sau một bữa ăn no. Hãy đi khám bác sỹ nếu bạn thấy có những triệu chứng nêu trên.

Đau thắt ngực có nguyên nhân chính là do bệnh mạch vành

Cơn đau thắt ngực ổn định (Stable Angina)

Với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, mỗi khi hoạt động gắng sức, tim sẽ phải hoạt động nhiều lên để đáp ứng đủ lượng oxy mà cơ thể cần. Nhưng khi mảng xơ vữa bên trong lòng động mạch đang trong quá trình tích tụ dày lên, nó sẽ ngăn cản dòng chảy của máu khi tim co bóp, bởi vậy mà người bệnh sẽ cảm nhận được rõ nét cơn đau thắt vùng ngực và lặp lại nhiều lần với tính chất giống nhau. Dạng đau thắt ngực ổn định này có thể dự đoán được trước, đặc biệt là lúc xúc động mạnh hoặc làm việc quá sức. Cơn đau thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng các thuốc giãn mạch.

Cơn đau thắt ngực không ổn định (Unstable Angina)

Đau thắt ngực không ổn định có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra bởi mảng xơ vữa đang có dấu hiệu của sự nứt vỡ và hình thành cục máu đông, gây bít chặn hoàn toàn lòng động mạch. Khác với đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra bất cứ lúc nào ngày cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc đang ngủ. Những cơn đau thắt ngực dạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn, trầm trọng và kéo dài hơn. Thuốc giãn mạch không làm đau giảm đi và chúng có thể tiến triển nặng hơn để thành nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, đau thắt ngực không ổn định là một tình trạng rất nguy hiểm, người bệnh cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành (Prinzmetal’s Angina).

Đau thắt ngực Prizmetal còn gọi là đau thắt ngực biến thể xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, khi đang ngủ hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Giảm lưu lượng máu đến tim do hiện tượng có thắt động mạch vành là nguyên nhân chính gây nên cơn đau thắt ngực biến thể. Đa số những người bị đau thắt ngực dạng này thường mắc kèm cả bệnh động mạch vành.

Đau thắt ngực có thể xảy ra mà không có bệnh mạch vành

Đau thắt ngực có thể xảy ra do những nguyên nhân không liên quan tới yếu tố mạch vành. Có đến 30% những người bị đau thắt ngực là do các vấn đề về van tim hay hẹp động mạch chủ, thiếu máu nặng. Những nguyên nhân này làm giảm lượng máu tới mạch vành, từ đó khiến cho các tế bào cơ tim bị thiếu oxy và làm xuất hiện các cơn đau thắt ngực.

Làm thế nào để xác định cơn đau thắt ngực?

Cơn đau thắt ngực được chẩn đoán tại bệnh viện thông qua những biểu hiện và cảm nhận của người bệnh kèm theo các kết quả xét nghiệm. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ chỉ định một hoặc một số các xét nghiệm sau để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau thắt ngực:

– Thử nghiệm gắng sức (stress test)

– Điện tâm đồ (ECG)

– Thử nghiệm gắng sức có chụp hình chuyên sâu, chẳng hạn như xét nghiệm tim bằng y học hạt nhân, siêu âm tim gắng sức. Đây là những chẩn đoán hình ảnh đặc biệt giúp khoanh vùng chính xác các phần cơ tim đã bị giảm lưu lượng máu.

– Siêu âm tim

– Chụp động mạch vành

Phải làm gì khi bị đau thắt ngực?

– Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của cơn đau thắt ngực, hãy dừng mọi hoạt động đang diễn ra và nghỉ ngơi.

– Nếu việc nghỉ ngơi không giúp các triệu chứng giảm đi, hãy dùng một liều thuốc trợ tim nếu bạn đã từng được bác sỹ kê trước đó, thường là Nitroglycerin dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi. Sử dụng liều nhỏ nhất mà bạn thường dùng (ví dụ, bằng với liều bình thường, ½ hoặc ¼ viên thuốc). Nên uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc nằm xuống sau khi sử dụng bởi nó có thể gây chóng mặt. Nếu cơn đau thắt ngực không thuyên giảm sau 5 phút, bạn hãy dùng tiếp một liều thuốc nữa và chờ 5 phút.

– Nếu có người nhà ở bên cạnh, hãy nhờ họ đưa đến bệnh viện ngay khi tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 10 phút, cơn đau trở nên trầm trọng hơn và sức khỏe xấu đi một cách nhanh chóng.

Điều trị và phòng ngừa cơn đau thắt ngực

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ là người quyết định giúp bạn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, thuốc nội khoa sẽ được ưu tiên số một, chẳng hạn như thuốc giãn mạch, giảm gánh nặng cho tim (nhóm nitrat, chẹn beta, ức chế men chuyển…); thuốc chống cục máu đông; thuốc điều trị bệnh mắc kèm như: rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiểu đường…

Can thiệp đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu, áp dụng khi động mạch vành bị tắc hẹp trên 80%, kèm cơn đau thắt ngực kéo dài trên 20 phút không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc hội chứng mạch vành cấp,…

Thay đổi lối sống khoa học

Dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì một lối sống lành mạnh vẫn luôn luôn cần thiết. Người bệnh nên tăng cường các loại rau quả tươi, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói sẵn… Nên vận động thể chất đều đặn mỗi ngày, tuy nhiên cần tránh vận động quá sức, hạn chế uống rượu bia, dừng hoàn toàn hút thuốc lá.

Giảm cơn đau thắt ngực nhờ áp dụng lối sống khoa học

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bằng sản phẩm bổ trợ chuyên biệt cho mạch vành

Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng, stress oxy hóa tế bào chính là yếu tố gây kích hoạt của các phản ứng viêm bên trong lớp nội mô mạch máu, đóng vai trò then chốt trong quá trình hình thành mảng xơ vữa ngay từ khi chúng ta còn rất trẻ, đồng thời nó cũng là một trong những căn nguyên gây nên những đợt co thắt động mạch vành.

Mục tiêu chính trong điều trị không chỉ làm giảm những cơn đau thắt ngực, mà cần có những giải pháp kết hợp để giảm stress, chống viêm hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số hoạt chất sinh học từ thảo dược sẵn có ở Việt Nam như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… có thể đáp ứng được những mục tiêu này, không những tăng cường lưu thông mạch vành, cải thiện tình trạng đau thắt ngực, mà còn ngăn lại quá trình stress oxy hóa và yếu tố viêm, giúp ổn định mảng xơ vữa không tiến triển dày lên hay nứt vỡ nhằm chuyển biến cơn đau thắt ngực không ổn định về dạng ổn định, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim xuất hiện.

Đau thắt ngực không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do vậy, việc chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Xem thêm:

Cách xử trí khi bị đau tim, đau thắt ngực

Thông tin về sản phẩm chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá hỗ trợ điều trị đau ngực

Ds Hoàng Nam

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.webmd.boots.com/heart-disease/guide/heart-disease-angina

http://heartfoundation.org.au/your-heart/heart-conditions/angina

Viết bình luận