Với dáng vẻ như những cây nến cắm mình trên khắp các vùng đầm lầy tại Việt Nam, loài hoa của cây cỏ nến (Typha angustata) từ ngàn năm về trước đã được sử dụng như một vị thuốc cầm máu, tiêu viêm mang tên Bồ hoàng. Trong vài thập niên trở lại đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ công dụng của loại thảo dược này trên bệnh mạch vành – nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trên toàn thế giới, hứa hẹn mang lại một giải pháp mới trong điều trị.
Mục lục
Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu chỉ điểm của tình trạng thiếu máu cơ tim do mạch vành bị tắc hẹp. Bồ hoàng đã được nghiên cứu chứng minh có khả năng làm giãn mạch, tăng cường lưu thông mạch vành, nhờ đó có thể làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi khi gắng sức.
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện nghiên cứu Trung y dược Hồ Nam, Trung Quốc tiến hành trên 66 người bệnh động mạch vành. Sau 2 tháng chỉ điều trị bằng Bồ hoàng, kết quả cho thấy có tới 89% đối tượng đã giảm triệu chứng đau thắt ngực, 48% người bệnh cho kết quả điện tim ổn định, 58% có huyết áp hạ, các chỉ số mỡ máu cũng cải thiện đáng kể (60% giảm cholesterol và 94% giảm triglycerid).
Bồ Hoàng – phấn hoa của cây cỏ nến giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Xơ vữa động mạch là một quá trình phức tạp trong đó có sự góp mặt của nhiều yếu tố như sự gia tăng của các loại mỡ xấu (LDL cholesterol, triglyceride) và lắng đọng bên trong lớp nội mạc mạch máu; kết hợp yếu tố viêm do stress oxy hóa và sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu… Chính nhờ có khả năng tác động lên tất cả các yếu tố này, Bồ hoàng có thể ngăn chặn được mọi con đường tiến triển của mảng xơ vữa.
Theo tiến sĩ Murray W. Huff tại Viện nghiên cứu Robart, thuộc đại học Western Ontario, London, hoạt chất sinh học có trong Bồ hoàng mang tên naringenin giúp làm giảm mỡ máu theo nhiều cơ chế:
– Ức chế khả năng hấp thu cholesterol tại niêm mạc ruột
– Ức chế men tham gia tổng hợp LDL cholesterol tại gan
– Kích thích tổng hợp HDL cholesterol – một loại mỡ tốt giúp vận chuyển cholesterol dư thừa về gan để tiêu hủy
Hiệu lực kháng viêm của Bồ hoàng được chứng minh qua nghiên cứu tại Viện công nghệ hóa học Matunga, Ấn Độ. Nhờ khả năng ức chế các chất trung gian gây viêm trong cơ thể như bardykinin, histamin, prostaglandin… Bồ hoàng giúp kháng viêm, giảm stress oxy hóa nhằm bảo vệ thành mạch trước sự tấn công của những yếu tố có hại, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ “nứt vỡ” mảng xơ vữa dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Bột của Bồ Hoàng thường được ứng dụng trong sản phẩm bổ trợ chuyên biệt cho mạch vành
Sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu là nguyên nhân khiến mảng xơ vữa dày lên, đóng vai trò then chốt gây tái hẹp mạch vành sau khi nong mạch hoặc đặt stent. Nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc cho thấy, hoạt chất naringenin có khả năng ức chế yếu tố tăng trưởng tế bào cơ trơn mạch máu, nhờ đó, giúp ngăn ngừa sự dày lên của mảng xơ vữa và nguy cơ tái hẹp sau can thiệp mạch vành.
Đối với người bệnh xơ vữa động mạch thì cục máu đông là một trong những mối nguy tiềm ẩn, có thể gây ra các biến chứng tắc mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa tính mạng.
Mặt khác theo nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Noakhali (Bangladesh), các nhà khoa học đã tìm thấy các hoạt chất có khả năng ly giải các cục máu đông và ổn định màng tế bào hồng cầu. Tác dụng này đã chứng minh Bồ hoàng có khả năng phòng ngừa biến chứng cục máu đông hiệu quả cho người bệnh xơ vữa động mạch.
Với tác dụng đa chiều trên toàn hệ thống mạch vành, các nhà nghiên cứu tại Viện thực phẩm chức năng đã ứng dụng kết hợp Bồ hoàng cùng một số hoạt chất sinh học tự nhiên khác như Đỏ ngọn, Hoàng bá.. để bào chế nên những chế phẩm bổ trợ chuyên biệt dành cho người bệnh mạch vành. Không chỉ giúp làm giảm đáng kể tần suất và mức độ các cơn đau thắt ngực, sự phối hợp này sẽ giúp cải thiện tình trạng hẹp mạch vành, ngăn ngừa sự xuất hiện mới và tiến triển dày lên của các mảng xơ vữa động mạch, mang lại một giải pháp an toàn, hiệu quả giúp người bệnh sớm trở về với cuộc sống, sinh hoạt thường ngày.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874111009160
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3523511/
http://atvb.ahajournals.org/content/30/4/742.short
http://www.hindawi.com/journals/bmri/2014/480258/#B100
https://en.wikipedia.org/wiki/Naringenin
Tin liên quan
Viết bình luận