Dấu hiệu thiếu máu cơ tim có thể không giống nhau ở mỗi người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện 6 triệu chứng dưới đây thì có khả năng 90% bạn đã mắc phải thiếu máu cơ tim.
Mục lục
Mỗi khi lên cơn đau thắt ngực, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến bệnh tim mạch, trong đó phổ biến nhất là bệnh mạch vành. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim này thường được mô tả với cảm giác như có vật nặng hay bàn tay vô hình bóp nghẹt lấy trái tim hoặc đau nhói, bỏng rát như kim châm.
Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt, không thể dự đoán trước và kéo dài, dùng thuốc giãn mạch cũng không thuyên giảm (đau thắt ngực không ổn định); hoặc chỉ xảy ra khi căng thẳng, vận động gắng sức, nhiễm lạnh đột ngột và giảm dần sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc (đau thắt ngực ổn định).
Đau thắt ngực là dấu hiệu thiếu máu cơ tim phổ biến và không thể bỏ qua
Mức độ khó thở có xu hướng tăng dần khi tình trạng thiếu máu cơ tim tiến triển nặng hơn. Ban đầu, cơn khó thở có thể chỉ xuất hiện khi vận động gắng sức hoặc căng thẳng quá độ. Về sau, người bệnh có thể cảm nhận cơn khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc trong giấc ngủ.
Mệt mỏi là dấu hiệu thiếu máu cơ tim khá phổ biến. Nguyên nhân gây mệt mỏi là do tim không nhận được đầy đủ máu nuôi dưỡng nên giảm khả năng co bóp để bơm máu đến các cơ quan khác. Điều ngày sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt, chân tay vô lực.
Trong giai đoạn đầu, tim phải nỗ lực tăng nhịp đập để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt đến các cơ quan. Người bệnh thiếu máu cơ tim sẽ cảm nhận thấy trống ngực dồn dập, hồi hộp; mức độ tăng lên khi lo lắng, căng thẳng hoặc vận động gắng sức.
Các biểu hiện choáng váng, chóng mặt, mất thăng bằng là dấu hiệu cho thấy lưu lượng máu lên não suy giảm ở người bệnh thiếu máu cơ tim. Thiếu máu não đột ngột và nghiêm trọng có thể dẫn tới ngất xỉu.
Buồn nôn, nôn mửa là dấu hiệu thiếu máu cơ tim dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hệ tiêu hóa không nhận được đủ máu nuôi dưỡng, làm giảm khả năng hấp thu và trao đổi chất dẫn đến khó tiêu, buồn nôn, đầy chướng…
Khi xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu cơ tim, bạn cần đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa trên mức độ tắc hẹp mạch vành, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Để giảm nhẹ triệu chứng thiếu máu cơ tim, người bệnh cần áp dụng một số phương pháp sau:
– Cắt giảm rượu bia; tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
– Duy trì luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức để tăng cường lưu lượng máu qua động mạch vành.
– Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cắt giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, mỡ, nội tạng…
– Khám sức khỏe định kì, đảm bảo kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp, mỡ máu…
– Hạn chế lo âu, căng thẳng kéo dài vì điều này có thể kích hoạt cơn đau thắt ngực, khó thở. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách tập thiền, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân…
Đối với người bệnh thiếu máu cơ tim, việc dùng thuốc là điều cần thiết để kiểm soát triệu chứng và dự phòng các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng làm giảm mỡ máu, chống xơ vữa và làm tan huyết khối như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… Giải pháp này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và ngăn ngừa các dấu hiệu thiếu máu cơ tim tái phát trở lại.
Kết hợp thuốc cùng thảo dược là cách làm giảm các dấu hiệu thiếu máu cơ tim hiệu quả
Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết về giải pháp thảo dược chữa thiếu máu cơ tim, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.
Can thiệp phẫu thuật là lựa chọn sau cùng khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tắc hẹp mạch vành, bác sĩ sẽ tiến hành nong mạch, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để tái lưu thông máu đến nuôi dưỡng cơ tim, từ đó giúp giải quyết các dấu hiệu thiếu máu cơ tim và dự phòng biến chứng cục máu đông hiệu quả.
Mỗi người bệnh thiếu máu cơ tim có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu thiếu máu cơ tim kể trên, hãy đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để phòng tránh biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Dược sĩ Mạnh Hùng
Xem thêm:
Thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Cách điều trị thiếu máu cơ tim – Cập nhật các giải pháp tối ưu nhất
Nguồn tham khảo: healthline.com
Tin liên quan
Viết bình luận