Bệnh mạch vành

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên là gì? Nhận biết ngay để phòng tránh

Ngày đăng: 27 Tháng Mười Một, 2023
Rate this post

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên được biết đến là một biến cố tim mạch nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vậy nhồi máu cơ tim ST chênh lên là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Cùng theo dõi bài viết này để tìm được giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên là gì?

Sóng ST là một phần của đường điện tâm đồ (ECG) mô tả hoạt động điện của tim. Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) là một dạng nhồi máu cơ tim không ổn định, đặc trưng là có sóng ST chênh lên trên điện tâm đồ và các triệu chứng không thuyên giảm khi dùng thuốc giãn mạch Nitroglycerin.

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên thường xảy ra khi có sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành khiến cơ tim không được cung cấp đủ máu, bị tổn thương và chết đi. Nếu cơ tim bị tổn thương quá nhiều dễ dẫn đến trạng thái sốc tim, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên là gì?

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên là gì?

Các dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Mỗi người bệnh có thể gặp các triệu chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên không giống nhau. Tuy nhiên cần chú ý đến một số dấu hiệu điển hình của bệnh như:

– Đau tức, cảm giác nặng nề ở vùng lồng ngực bên trái và lan dần ra lưng, hàm, vai, cánh tay trái,…

– Cơn đau tăng dần và thường kéo dài hơn 30 phút (dài và nghiêm trọng hơn các cơn nhồi máu cơ tim thông thường) kèm theo vã mồ hôi, khó thở. Cơn đau không đáp ứng với Nitroglycerin.

– Khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng

– Chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức

– Nhịp tim bất thường (nhanh, chậm hoặc không đều)

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim ST chênh lên?

Cơn nhồi máu cơ tim ST chênh lên thường có nguy cơ xảy ra ở các nhóm đối tượng sau:

– Người đã từng mắc bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành hoặc từng trải qua nhồi máu cơ tim trước đây

– Những người mắc các bệnh lý nền như: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu,…

– Những người béo phì, hút thuốc lá, lười vận động, hay căng thẳng stress…

– Tuổi cao, đặc biệt là nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.

Di truyền: Có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch

Người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Giải pháp phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Dùng thảo dược tăng cường chức năng tim mạch vành

Để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm từ cơn nhồi máu cơ tim ST chênh lên, đồng thời ngăn cơn tái phát, phục hồi chức năng tim mạch, bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh nên kết hợp sử dụng các thảo dược có tác dụng giãn mạch, tăng cường tưới máu nuôi tim, giảm mỡ máu, chống đông máu như: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm,…

Hiện nay các loại thảo dược này đã được chiết xuất và bào chế kết hợp cùng một số thành phần có lợi cho tim mạch khác trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống dạng viên nén vô cùng tiện dụng. Người bệnh có thể tham khảo dùng sớm để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tối ưu.

Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Lối sống tốt có ảnh hưởng tích cực đến người bệnh từng có cơn nhồi máu cơ tim ST chênh lên. Cụ thể, người bệnh cần chú ý:

– Kiểm soát cân nặng, nhất là với những đối tượng thừa cân – béo phì vì dễ dẫn đến nguy cơ mỡ máu cao, gây xơ vữa động mạch và làm tắc hẹp mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao,… bằng cách tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như: cá, thịt gia cầm bỏ da, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…; hạn chế các loại đồ ăn nhanh chiên rán nhiều dầu mỡ; giảm muối và đường trong khẩu phần ăn; không lạm dụng bia rượu,…

– Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc.

– Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn phù hợp với thể trạng và sức khỏe bản thân, mỗi ngày khoảng 30 – 40 phút. Có thể lựa chọn một trong các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, yoga,…

– Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, đặc biệt là ở những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao của cơn nhồi máu cơ tim.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nhồi máu cơ tim ST chênh lên là gì? Để ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim và bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và đừng quên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Chế độ ăn chuẩn để mau hồi phục

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Nguồn tham khảo: pubmed.gov

Viết bình luận