Bệnh mạch vành có nguy hiểm không là mối quan tâm hàng đầu của những người đã được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Vậy đáp án là gì? Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe, tính mạng trước bệnh mạch vành? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Mục lục
Bệnh mạch vành (còn được gọi là hẹp mạch vành, xơ vữa mạch vành, thiếu máu cơ tim) phát triển từ sự tích tụ dần các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Những mảng xơ vữa này bao gồm cholesterol, canxi và một số chất khác. Khi mảng xơ vữa dày và lớn hơn, chúng có thể làm hẹp động mạch, gây tắc nghẽn làm hạn chế lưu lượng máu và oxy đến cơ tim.
Điều này sẽ khiến người bệnh mạch vành thấy xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở thường xuyên, đồng thời còn có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất và rất phổ biến của bệnh mạch vành. Lúc này, các mảng xơ vữa bị nứt vỡ, gây hình thành cục máu đông, bịt kín hoàn toàn dòng máu đến nuôi tim, khiến cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn.
Cơn nhồi máu cơ tim thường mở đầu bằng các biểu hiện như đau thắt ngực lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái; buồn nôn, khó thở, mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, vã mồ hôi lạnh… và hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong chỉ sau vài giờ nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
Bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Có thể gây nhồi máu cơ tim nguy hiểm
Khi mạch vành bị hẹp lâu ngày sẽ khiến cơ tim thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng, dần suy yếu, giảm chức năng co bóp, dẫn đến suy tim. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành, thường tiến triển âm thầm theo thời gian, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, phổi, gan…, khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng khó thở, ho, phù, mệt mỏi,…
Khi tim thiếu oxy do bệnh mạch vành có thể dẫn tới rối loạn hoạt động điện tim, khiến tim phải đập quá nhanh, quá chậm hay hỗn loạn (rung nhĩ, rung thất). Trong đó, rung nhĩ là tình trạng loạn nhịp tim nguy hiểm, làm giảm khả năng bơm máu, dễ gây hình thành cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…, thậm chí gây ngừng tim đột ngột.
Khi cục máu đông, mảng xơ vữa bị nứt vỡ có thể theo dòng máu lên não; gây tắc động mạch não, dẫn đến đột quỵ. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy yếu, tê, mất sức lực đột ngột một bên cơ thể, khó nói, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ… và có thể gây liệt hoặc tử vong nhanh chóng sau vài giờ.
Đây chính là các biến chứng đe dọa tính mạng và cũng là câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh mạch vành có nguy hiểm không” của mọi người bệnh.
Lựa chọn đúng phương pháp trị phù hợp và kịp thời sẽ giúp nâng cao sức khỏe tim mạch và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh mạch vành gây ra. Để được tư vấn chi tiết, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029.
Dùng thuốc và phẫu thuật là 2 phương pháp đang được áp dụng hiện nay trong điều trị bệnh mạch vành, tùy thuộc theo mức độ xơ vữa mạch và tình trạng sức khỏe toàn thân của từng người.
Tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thuốc tây hay phẫu thuật vẫn là chưa đủ, người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ hoạt động tim mạch từ thảo dược, điển hình như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm…
Theo các nghiên cứu khoa học, Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm có tác dụng:
– Giãn mạch giúp tăng lưu thông máu, tăng tưới máu nuôi tim
– Ổn định mảng xơ vữa, ngăn ngừa mảng xơ vữa phát triển dày hay to lên
– Chống hình thành cục máu đông, làm sạch lòng mạch
Nhờ đó, sự kết hợp các thảo dược này sẽ giúp người bệnh không chỉ giảm nhanh được các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở…, mà còn ngăn chặn được tiến triển và các biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ… của bệnh mạch vành hiệu quả.
Sử dụng thảo dược đúng giúp người bệnh mạch vành giảm thiểu rủi ro về sức khỏe
Hiện nay để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chứa đồng thời cả Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, tiêu biểu như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.
Đây là sản phẩm đã được Khảo sát thực tế bởi Báo Khoa học & Đời sống phối hợp với Tạp chí Sức khỏe & Môi trường với kết quả: 97.76% người bệnh hài lòng về sức khỏe khi chỉ sau 1 – 3 tháng sử dụng, tình trạng đau ngực, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh… đã thuyên giảm; huyết áp, nhịp tim cũng về mức ổn định.
Đối với người bệnh mạch vành, một lối sống và thói quen phù hợp có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn nên áp dụng sớm và thường xuyên:
– Bỏ thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc và tránh xa môi trường nhiều khói thuốc. Hút thuốc lá sẽ khiến các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể và làm tăng tiến triển bệnh mạch vành.
– Ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn chứa cholesterol cao và chất béo bão hòa, như thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, bơ, đồ ngọt. Thay vào đó, tăng cường ăn rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm không da và các nguồn protein từ thực vật như các loại đậu.
– Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu cần thiết và giữ cân nặng lành mạnh. Quá trình giảm cân thông qua chế độ ăn và vận động có thể giúp giảm nguy cơ mạch vành bị xơ vữa và tắc nghẽn.
– Tập thể dục đều đặn: Hãy thực hiện ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc các hoạt động aerobic khác. Tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mạch vành bị tắc nghẽn.
– Quản lý stress: Học cách giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Có thể áp dụng các phương pháp như thiền, yoga, tập thể dục nhẹ.
– Hạn chế uống rượu bia: Nếu bạn uống rượu bia, hãy uống một cách có kiểm soát hoặc tốt nhất là không uống.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết bệnh mạch vành có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện sức khỏe, ngăn chặn các biến chứng xấu. Hãy lựa chọn cho mình lối sống khoa học và và bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược phù hợp để trái tim hoạt động tốt, từ đó có cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh lâu dài.
Xem thêm:
97% người bệnh mạch vành rất hài lòng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống
Dược sĩ Huyền Trâm
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận