Bệnh mạch vành

Thay van tim – Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Ngày đăng: 20 Tháng Chín, 2021
4.6/5 - (23 bình chọn)

Khi van tim đã bị tổn thương nghiêm trọng và sử dụng thuốc không còn hiệu quả, phẫu thuật thay van tim là chỉ định cần thiết để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh van tim. Để đảm bảo quá trình phẫu thuật được thuận lợi và kéo dài tuổi thọ sau thay van, bạn hãy tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết này.

Thay van tim là gì?

Thay van tim là phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh van tim. Trong đó, bác sĩ sẽ loại bỏ van tim bị lỗi và thay thế bằng một van tim nhân tạo. Tất cả các van thay thế đều phải đảm bảo “tương thích sinh học”, nghĩa là van tim mới sẽ không bị hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải.

Trong các loại van tim thì van động mạch chủ và van 2 lá là loại van thường được thay thế nhất; thay van 3 lá và van động mạch phổi rất hiếm khi được thực hiện.

Phẫu thuật thay van tim được áp dụng với người bị bệnh van tim nặng

Phẫu thuật thay van tim được áp dụng với người bị bệnh van tim nặng

Các kỹ thuật thay van tim đang được áp dụng hiện nay

Phương pháp thay van tim truyền thống

Trong phương pháp phẫu thuật thay van tim truyền thống, bác sĩ sẽ mở lồng ngực bằng cách rạch một đường dài 15 – 20cm qua xương ức để bộc lộ tim và các động mạch; sau đó tiến hành thay van tim.

Thay van tim bằng mổ nội soi

Bác sĩ sẽ thực hiện mổ nội soi thông qua vết rạch với kích thước dưới 10cm. Phương pháp này có sự hỗ trợ của robot và các thiết bị cho phép bác sĩ thao tác thay van thông qua việc quan sát hình ảnh thu được từ camera được đưa vào bên trong tim.

Thay van tim qua da

Thay van tim qua da thường được áp dụng để điều trị hẹp van động mạch chủ nặng, người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật tim mở lồng ngực. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông có gắn van nhân tạo ở đầu và luồn theo đường mạch máu qua da đến vị trí van bị tổn thương và thay thế.

So với phương pháp phẫu thuật truyền thống, vết rạch khi mổ nội soi và thay van tim qua da có kích thước nhỏ hơn nên có ưu điểm là nguy cơ nhiễm trùng thấp, ít chảy máu và chấn thương; nhờ đó mà thời gian nằm viện và phục hồi sau thay van tim cũng ngắn hơn.

Thay van tim bằng ống thông qua da

Thay van tim bằng ống thông qua da

Các loại van tim nhân tạo

Van sinh học

Van sinh học được làm từ mô van tim bò, lợn hoặc từ người hiến tặng. Van sinh học có thể có một số bộ phận nhân tạo để hỗ trợ van hoạt động và giúp việc thay thế van được dễ dàng hơn.

  • Ưu điểm: Đa số người bệnh thay van tim sinh học không cần phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời, trừ khi họ có các bệnh lý khác dễ sinh huyết khối (chẳng hạn như rung tâm nhĩ).
  • Nhược điểm: do làm từ vật liệu sinh học nên van tim có xu hướng bị thoái hóa theo thời gian, người bệnh thường phải tiến hành thay thế lại van sau khoảng 15 – 20 năm.

Van cơ học

Van cơ học được làm bằng kim loại hoặc carbon, được thiết kế để hoạt động giống như van tự nhiên của người bệnh.

  • Ưu điểm: Vật liệu cấu tạo nên van cơ học rất bền, có thể tồn tại suốt đời mà không bị thoái hóa.
  • Nhược điểm: Do được cấu tạo từ vật liệu nhân tạo nên van cơ học có nguy cơ cao làm xuất hiện cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, người bệnh được thay thế loại van này cần phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời.

Nên thay van tim bằng van cơ học hay van tim học?

Quyết định lựa chọn van cơ học hay van sinh học sẽ dựa trên một số tiêu chí bao gồm độ tuổi, khả năng dùng thuốc chống đông máu lâu dài, các bệnh lý nền và mong muốn của người bệnh.

Ở người bệnh trẻ tuổi, van cơ học thường được ưu tiên chỉ định nếu người bệnh không gặp phải các vấn đề khi sử dụng thuốc chống đông máu lâu dài; bởi ưu điểm là van có độ bền cao, không cần phải tiến hành thay van nhiều lần.

Ở người bệnh trên 60 tuổi thì van sinh học lại thích hợp hơn bởi loại van này gần như có thể sẽ tồn tại trong suốt thời gian sống của người bệnh (15 – 20 năm) và cũng không cần phải dùng thuốc chống đông máu lâu dài.

Sau phẫu thuật, van tim sẽ tồn tại được bao lâu?

Van tim tồn tại được bao lâu sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm phẫu thuật, loại van tim và cách chăm sóc bản thân sau phẫu thuật.

Các van cơ học hiếm khi bị mòn đi, nhưng cần phải thay thế nếu xuất hiện cục máu đông làm kẹt van, nhiễm trùng hoặc sự phát triển của mô khiến van không thể hoạt động bình thường. Van sinh học có thể bị thoái hóa sau 15 – 20 năm, khi đó người bệnh cũng cần phải tiến hành thay lại van tim mới.

Có cần thiết phải dùng thuốc chống đông máu sau khi thay van tim không?

Thuốc chống đông được sử dụng để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông gây ra các vấn đề với van tim và biến chứng tắc mạch. Nhu cầu dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) sau phẫu thuật tùy thuộc vào loại van tim thay thế.

Nếu thay van tim cơ học, bạn sẽ phải dùng thuốc chống đông máu trong suốt quãng đời còn lại. Trong trường hợp thay van sinh học, bạn có thể không cần dùng hoặc chỉ dùng thuốc đông máu trong vài tuần sau phẫu thuật.

Sau thay van người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ

Sau thay van người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ của phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật thay van tim có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nhưng chủ yếu chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp là:

  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Khó tập trung
  • Táo bón
  • Khó ngủ
  • Sưng, tê, ngứa, chảy dịch từ vết mổ.
  • Thay đổi cảm xúc thất thường, hay xúc động và buồn bã.
  • Cảm thấy khó chịu ở ngực và các cơ ở vai, lưng và cổ.

Nếu các triệu chứng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy thông báo sớm với bác sĩ điều trị.

Các biến chứng của phẫu thuật van tim

Các biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thay van tim là:

  • Chảy máu quá nhiều
  • Nhiễm trùng
  • Cục máu đông
  • Rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn chức năng thận
  • Đột quỵ não
  • Nhồi máu cơ tim

Hướng dẫn chăm sóc phục hồi sau thay van tim

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau thay van, bạn cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chăm sóc vết mổ: Giữ vết mổ khô ráo, tránh để nước dây vào, chú ý vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn và thay băng hằng ngày theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Tập ho và hít thở: Mục đích của tập ho và hít thở sâu là để thúc đẩy tăng cường lưu thông tuần hoàn máu tại phổi, phòng tránh viêm phổi sau phẫu thuật thay van tim.
  • Sử dụng thuốc: Bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc kháng sinh, kháng đông và các thuốc điều trị khác theo đơn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, chống đông máu như Bồ hoàng, Đan sâm, Natto… nhằm cải thiện lưu thông máu qua van, phòng ngừa huyết khối để đảm bảo cho van luôn hoạt động ổn định.

  • Về vận động: Bạn có thể đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật khoảng 2 ngày và từ từ nâng dần cường độ vận động tùy theo khả năng của mình; tránh nằm lâu 1 chỗ và kiêng khuân vác vật nặng trong ít nhất 2 tháng đầu tiên.
  • Về ăn uống: Bạn nên ăn nhạt, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, cá biển trong khẩu phần ăn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K; hãy hạn chế ăn những thực phẩm giàu vitamin K như súp lơ, cải bó xôi, cải bắp…
  • Giảm căng thẳng: Tâm lý thoải mái sẽ giúp sức khỏe chóng bình phục. Vì vậy, bạn hãy hạn chế lo lắng, căng bằng cách tham gia các câu lạc bộ, nghe nhạc, xem phim hoặc trò chuyện cùng người thân…
  • Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn: tiêm phòng cúm vào mùa thu, giữ vệ sinh răng miệng và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn.

Thực hiện phẫu thuật thay van tim không có nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy sau phẫu thuật người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì lối sống khoa học, tái khám sức khỏe định kì để đảm bảo van nhân tạo luôn vận hành tốt, duy trì tuổi thọ được lâu dài.

Xem thêm:

Thay van tim được bao nhiêu năm? – Cách để sống lâu hơn sau phẫu thuật

Khảo sát tác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống trên người bệnh van tim

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/17089-heart-valve-surgery

https://www.heartandstroke.ca/heart-disease/treatments/surgery-and-other-procedures/heart-valve-surgery

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/heart-valve-repair-or-replacement-surgery

Viết bình luận

  1. bùi đức minh :

    sau thay van tim có phải uống thuốc chống đông máu không bác sĩ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đức Minh,
      Sau thay van thì việc dùng thuốc chống đông máu là chỉ định cần thiết để ngăn ngừa cục máu đông xuất hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động của van; phòng ngừa biến chứng tắc mạch do cục máu đông gây ra như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não… Vì vậy, bạn cần tuân thủ dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ.
      Bên cạnh đó, để ngăn ngừa cục máu đông sau thay van được hiệu quả, bạn nên tham khảo kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-vuong-tam-thong.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!