Khi đứng trước nguy cơ phải phẫu thuật thay van tim, chắc hẳn nhiều người sẽ còn băn khoăn không biết thay van rồi còn sống được bao lâu. Hãy cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi thay van tim được bao nhiêu năm ngay tại đây.
Mục lục
Rất khó để có thể đưa ra một kết luận chính xác về tuổi thọ của một người bệnh sau phẫu thuật thay van, bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời điểm phẫu thuật, các bệnh mắc kèm khác, khả năng tuân thủ điều trị của từng cá nhân người bệnh và loại van tim được lựa chọn để thay thế. Ở trẻ em, phẫu thuật thay van cần được tiến hành ít nhất 2 lần vì van tim thay thế không phát triển cùng với tim của trẻ. Khi đã trưởng thành, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn về loại van cũng như phương pháp phẫu thuật thay van.
– Đối với van tim sinh học: Với nguồn gốc từ van tim lợn, bò hoặc người hiến tặng, loại van này có thể tồn tại tối đa từ 10 – 20 năm và bị thoái hóa dần theo thời gian. Khi đó người bệnh cần phải phẫu thuật để thay thế van mới. Van sinh học thường được chỉ định cho người trưởng thành và có tổn thương tim.
– Đối với van cơ học: Loại van tim này được cấu tạo bằng kim loại. Theo lý thuyết thì van cơ học có thể tồn tại vĩnh viễn với điều kiện, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông máu đầy đủ và đáp ứng tốt với các loại thuốc này, đồng thời kiểm tra các chỉ số đông máu định kỳ. Trên thực tế thì điều kiện lý tưởng này rất khó được đảm bảo.
Người bệnh lo lắng về tuổi thọ sau khi thay van
Theo bác sỹ phẫu thuật Tim mạch Kishor Joshi (Ấn Độ): “Một người bệnh đã trải qua phẫu thuật tim có thể sống và sinh hoạt bình thường với điều kiện chức năng tim vẫn tốt, sử dụng thuốc chống đông máu và khám sức khỏe định kỳ thường xuyên”. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề thay van tim sống thêm được bao nhiêu năm, nhất là khi hiện nay đã có nhiều giải pháp để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh sau thay van. Các phương pháp đó là:
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng mà hầu hết các bác sỹ luôn phải nhắc nhở bệnh nhân của họ. Người bệnh cần chú ý uống đủ liều, đúng thời gian, nếu có lỡ quên một liều thì cần uống ngay khi nhớ ra (nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua và uống như lịch bình thường, không uống liều gấp đôi). Trong quá trình dùng thuốc cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra các chỉ số đông máu; nếu thấy xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc đi ngoài phân đen, tiểu ra máu cần báo ngay cho bác sỹ.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K như sintrom (Acenocoumarol) hay coumadin (warfarin) thì cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau họ cải, rau diếp, măng tây, rau muống, gan động vật, thịt bò, trái bơ… vì có thể làm giảm tác dụng của những thuốc này.
Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh van tim cả trước và sau can thiệp với chế độ ăn giảm muối, đường và chất béo có hại cho tim; không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia.
Sau khi xuất viện, người bệnh không cần phải kiêng vận động tuyệt đối; hãy tập đi lại nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập thể dục vừa sức, nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu mệt.
Luyện tập thể dục vừa sức sau phẫu thuật thay van
Hãy giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng vì những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch; tham gia các câu lạc bộ, tập yoga, nghe nhạc nhẹ… cũng là những giải pháp để bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Ngoài việc dùng các thuốc chống đông máu theo chỉ định, người bệnh van tim nên kết hợp sử dụng thêm một số vị thảo dược Đông y có hoạt tính chống đông, thư giãn mạch máu và chống oxy hóa tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Cao Natto. Sự kết hợp này vừa làm tăng khả năng ngăn ngừa cục máu đông, chống thoái hóa van, vừa giúp nâng cao sức khỏe tim mạch để phòng ngừa nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thay van tim.
Như vậy, thay vì luôn băn khoăn thay van tim sống được bao nhiêu năm, bạn hãy lựa chọn cho mình giải pháp hỗ trợ phù hợp để bảo tồn van tim, đồng thời duy trì lối sống khoa học để sống lâu, sống khỏe với một van tim nhân tạo.
Nhận diện 3 loại bệnh van tim và hướng điều trị hiệu quả
Thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh van tim
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận