Bệnh động kinh

Co giật trong khi ngủ – Dấu hiệu của cơn Động kinh thùy trán

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (7 bình chọn)

Động kinh thùy trán là loại động kinh phổ biến thứ hai sau động kinh thùy thái dương và có liên quan đến hình thức rối loạn thần kinh tạm thời, đặc trưng bởi những cơn co giật thoáng qua nảy sinh trong thùy trán (phần phía trước của não bộ), thường xuyên xuất hiện trong khi bệnh nhân đang ngủ.

Cơn động kinh cục bộ ở thùy trán có thể gặp ở một trong hai hình thức khác nhau: hoặc co giật cục bộ đơn giản không ảnh hưởng đến nhận thức, bộ nhớ hoặc co giật cục bộ phức tạp có ảnh hưởng đến nhận thức, bộ nhớ xảy ra tại thời điểm trước, trong hoặc sau cơn động kinh.

Động kinh thùy trán – Dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tâm thần, giấc ngủ

Các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh thùy trán có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và vùng não bộ bị ảnh hưởng. Đôi khi các triệu chứng bất thường này dễ bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tâm thần hoặc rối loạn giấc ngủ.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đều có cảm giác ngứa ran, tê ở chân tay hoặc căng thẳng trước khi một cơn động kinh xảy ra. Một số dấu hiệu của cơn động kinh thùy trán bao gồm:

– Cơn động kinh thường kéo dài dưới 30 giây, ít khi đến 1 phút, cơn tái diễn trong khi ngủ và nhiều trường hợp không nhận thức được điều gì đang xảy ra.

– Nét mặt không bình thường, đầu và mắt chuyển động thường nghiêng sang một bên

– Khó nói hoặc phát ra những tiếng la hét, khóc hoặc cười lớn, đôi khi lại nói những lời tục tĩu, nhảm nhí, xúc phạm đến người khác,

– Bất thường về cử động chân tay,  lặp đi lặp lại thiếu kiểm soát, kết hợp với hành vi hung hăng và bạo lực, chẳng hạn như đấm, đá, đạp chân như đang đạp xe đạp, có trường hợp đã có suy nghĩ và hành động đe dọa người khác, luôn dùng tay của mình như là một khẩu súng cách điệu để “bắn” người xung quanh,…

Nguyên nhân gây bệnh động kinh thùy trán

Có khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh động kinh thùy trán không rõ nguyên nhân, hay còn gọi là động kinh vô căn. Số còn lại có thể nằm trong các yếu tố như:

– Do bất thường trong thùy trán của não, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh ở não như dị dạng mạch máu gây co giật, có khối u não, đột quỵ, nhiễm trùng hoặc tổn thương sau chấn thương vùng đầu trán. 

– Do di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người mắc bệnh động kinh thùy trán thường có một gen bất thường (đột biến gen ở nhiễm sắc thể 22) gây ra sự rối loạn thần kinh di truyền hiếm gặp, đây còn được gọi là tính trạng trội trán thùy động kinh hoặc ADFLE. Nếu cha mẹ có tiền sử cơn động kinh thùy trán, thì con cái họ sẽ 50 phần trăm nguy cơ kế thừa gen đó và phát triển thành bệnh sau này.

Động kinh thùy trán là do tổn thương não bộ vùng trán

Động kinh thùy trán và những hệ lụy khó tránh khỏi

Nếu cơn co giật động kinh thùy trán không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều rủi ro trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Xảy ra trạng thái động kinh, xuất hiện cơn co giật kéo dài lâu hơn so với bình thường. Động kinh kéo dài hơn năm phút phải được coi là một cấp cứu y tế.

– Ảnh hưởng đến các chức năng khác của não: Tùy thuộc vào tần số và thời gian co giật, bệnh có thể làm giảm khả năng nhận thức, trí nhớ, kỹ năng vận động và xử lý tình huống,..

– Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tình cảm: Bệnh nhân động kinh dùng thuốc điều trị dài ngày dễ bị rối loạn chức năng tâm lý và xã hội hơn so với người bình thường. Khoảng 20% số người bệnh đã tìm đến tự tử bởi họ thường xuyên rơi vào tâm trạng lo lắng và căng thẳng do bị cô lập xã hội, phân biệt đối xử, không thể biết trước cơn động kinh xảy ra khi nào và những nguy cơ làm tổn thương đến họ.

– Hormon và vấn đề mang thai: Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, có thai và mãn kinh cũng có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật và phải được theo dõi chặt chẽ.

– Vấn đề việc làm: Theo một kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp giữa những người bị động kinh là 25 – 50%. Bệnh nhân bị bệnh động kinh thùy trán có thể đặc biệt dễ bị bị phân biệt đối xử và dễ phải trả giá bằng việc chấm dứt hợp đồng do triệu chứng hành động bất thường và lời nói xúc phạm người khác

– Chết bất ngờ không rõ nguyên nhân trong động kinh (SUDEP).

Làm sao để chẩn đoán được bệnh động kinh thùy trán?

Động kinh thùy động kinh có thể khó chẩn đoán vì triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn cho các vấn đề về tâm thần hoặc rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như nỗi sợ hãi ban đêm. Do đó, sự ghi nhớ và lưu giữ những cuốn nhật ký ghi tần số và mức độ cơn bệnh sẽ rất hữu ích để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm như điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ cắt lớp (MRI), thiết bị theo dõi video EEG.

Động kinh thùy trán và cách điều trị hiệu quả

– Điều trị dùng thuốc: Hầu như tất cả các thuốc chống động kinh đều có đáp ứng tốt với mọi trường hợp động kinh, do vậy, việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát cơn động kinh thùy trán

– Điều trị bằng phẫu thuật: áp dụng khi không đáp ứng với thuốc điều trị. Trước khi phẫu thuật cần phải xác định rõ được khu vực của não bộ nơi cơn động kinh xảy ra. Sau đó sẽ loại bỏ các điểm đầu mối, phần nhỏ của mô não có thể làm giảm hoặc loại bỏ các cơn động kinh của bạn. Nếu phần não đó là gây co giật là quá quan trọng để loại bỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể làm cho một loạt các vết cắt để giúp cô lập mà phần của não. Điều này ngăn cản cơn co giật từ di chuyển vào các bộ phận khác của não.

– Điều trị không dùng thuốc: thông quá điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học. Các yếu tố có thể làm kích hoạt cơn động kinh như hút thuốc, uống rượu, căng thẳng tâm lý, thiếu ngủ,.. do vậy, hãy tránh những yếu tố trên để giúp kiểm soát cơn động kinh tốt hơn. Có một số bằng chứng cho thấy, chế độ ăn giàu chất béo, carbohydrate thấp (ketogenic) nếu được thực hiện và quản lý nghiêm ngặt thì có thể rất hiệu quả cho người động kinh, đặc biệt là trẻ em.

Cơn co giật động kinh thùy trán thường xuất hiện vào giữa đêm, làm người bệnh luôn bị tỉnh giấc và thật khó để có một giấc ngủ ngon nhằm tái tạo lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt nhọc. Theo nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất sinh học chiết xuất từ  An tức hương và Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương khá hiệu quả, không những giúp người bệnh giảm được số cơn co giật mà chúng còn có thể đẩy nhanh được quá trình hồi phục cho người bệnh, giảm bớt sự mệt mỏi sau những cơn động kinh.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp điều trị động kinh an toàn và hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0243.775.9051, dược sỹ chuyên môn của Trung Mỹ sẽ hỗ trợ giúp bạn.

Xem thêm: 

Thông tin sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hướng hỗ trợ điều trị co giật, động kinh thùy trán

Động kinh nên và không nên ăn gì?

Điểm danh các biện pháp điều trị động kinh không dùng thuốc

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.mayoclinic.org/

 

Viết bình luận

  1. Đạt, :

    Tôi mới bị co giật khi ngủ , nhất là khi co giật tôi hay tron mat . Xin bác sĩ cho lời khuyen

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đạt,
      Biểu hiện co giật mà bạn đang gặp phải có khả năng là dấu hiệu của cơn động kinh trong giấc ngủ, tuy nhiên cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như rối loạn thần kinh tạm thời, co giật tâm lý, hạ đường huyết, hạ canxi máu,… Do đó, bạn nên sớm đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác căn nguyên, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám co giật, động kinh uy tín trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Trước và sau khi thăm khám, bạn nên tham khảo sử dụng sớm những sản phẩm chứa An tức hương, Câu đằng vì những thảo dược này có tác dụng an thần, giảm các kích thích trong não bộ, giúp giảm tần suất, giãn thưa khoảng cách cơn, giảm thời gian diễn ra cơn và tăng cường hồi phục sức khỏe sau co giật do mọi nguyên nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết sau đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. đỗ văn ngọc :

    cho em hỏi anh em bị co giật khi trong giấc ngủ
    nhưng bệnh này bị xảy ra SAU khi anh em đi phẫu thuật mắt năm kia về , hiện tượng chiệu chứng là khi đang ngủ thì bj co giật , sủi bọt mép tê chân tay và đau đầu . MỚI ĐẦU CHỈ BỊ nhẹ nhưng càng về sau lại càng nặng đến bây giờ thì anh em có triệu chứng như trên thêm vào đó cảm thấy cơ thể không điều khiển được . HIỆN TAIJ EM ĐANG Ở HÀ NỘI bác sĩ có thể cho em biết khám và điều chị ở đâu . EM XIN CẢM ƠN

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn đỗ văn ngọc,
      Qua chia sẻ của bạn, biểu hiện co giật trong lúc ngủ mà anh bạn đang gặp phải có khả năng cao là triệu chứng của bệnh động kinh. Đây là chứng bệnh mạn tính, cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Do vậy, với tình trạng hiện tại, anh bạn nên sớm đến chuyên khoa Thần kinh tại một số bệnh viện uy tín như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân y 108, bệnh viện 103, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia… thăm khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám chữa co giật, động kinh trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, để cải thiện bệnh hiệu quả hơn, anh bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ và thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc anh bạn sớm khỏe!

  3. Linh Nguyen :

    Bác sỹ cho em hỏi e bị co giật trước khi vào giấc ngủ. Khoảng 1 năm trước bắt đầu co giật nhẹ, đến hiện tại thì co giật đến mức khó ngủ. Nhưng đến lúc ngủ sâu được thì co giật kết thúc. Bác sỹ cho em hỏi liệu có phải triệu chứng của bệnh không ạ? Em xin cảm ơn

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Linh Nguyen,
      Biểu hiện co giật xảy ra trước khi ngủ có thể là triệu chứng của bệnh động kinh, tuy nhiên cũng không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như co giật tâm lý, rối loạn thần kinh tạm thời, thiếu canxi, hạ đường huyết… Do vậy, nếu tình trạng này đã tái diễn thường xuyên hơn 1 năm nay, bạn nên sớm đến bệnh viện thăm khám, làm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về một số địa chỉ khám chữa co giật, động kinh uy tín trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh đó, để cải thiện các triệu chứng đang gặp, trước khi đi ngủ bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính…; dành khoảng 15-30 phút để tập thiền, hít thở sâu nhằm thư giãn tinh thần.
      Ngoài ra, sau khi thăm khám nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ tới số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  4. Lê Hà, :

    Tôi bị động kinh trong giấc ngủ(động kinh thùy trán) đến nay hơn 10 năm rồi. Điều trị nhiều nhưng ko bớt. Xin tư vấn giúp Tôi.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lê Hà,
      Động kinh trong giấc ngủ cũng như các thể động kinh nói chung là bệnh mạn tính rất khó để điều trị khỏi và quá trình điều trị cần mất thời gian dài có thể vài năm có thể cả đời. Bạn có thể hiểu thêm bài viết dưới đây: https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      Với căn bệnh này, sử dụng thuốc chống động kinh là điều bắt buộc, tuy nhiên nếu bạn đã điều trị 10 năm không bớt thì bạn nên đi khám lại tại chuyên khoa Thần kinh ở những bệnh viện uy tín. Dựa vào thể bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể đổi sang loại thuốc khác hoặc tăng liều sử dụng để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Bạn có thể tham khảo danh sách một số bệnh viện khám chữa bệnh động kinh uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, bạn cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để cải thiện bệnh động kinh tốt hơn như: giảm lượng tinh bột, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin và chất béo trong khẩu phần ăn, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng quá mức,…. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn dành cho người bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nguoi-bi-benh-dong-kinh-khong-nen-gi.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  5. Đức Thắng. :

    Cho e hoi o tp ho chi minh.thi mua com ay o nha thuoc nao a

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đức Thắng,
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta được bán tại các tiệm thuốc Tây và tiệm thuốc Đông dược lớn trên toàn quốc. Ở TP Hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo mua sản phẩm này ở một số nhà thuốc sau:
      1, Nhà thuốc Huyện Sĩ, Số 149 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1
      2, Hiệu thuốc số 7, Số 90 Hàm Nghi, Phường Bến Nghé, Quận 1
      3, Nhà thuốc Tây Kim Châu, Số 23 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Quận Phú Nhuận
      Trong trường hợp nhà thuốc trên không có sẵn sản phẩm hoặc việc đi mua của bạn không được thuận tiện, bạn có thể gọi đến số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sức khỏe!

  6. Tiên . :

    Con tôi được 10 tháng tuổi hay bị co giật đi khám bác sĩ nói bị động Kinh. Tôi muốn được tư vấn cho cháu. Cảm ơn bác sĩ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Tiên,
      Với tình trạng hiện tại, con bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh động kinh, do vậy cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám thường xuyên để việc điều trị đạt kết quả tốt. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về động kinh và cách chăm sóc, điều trị căn bệnh này cho con trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tong-quan-ve-benh-dong-kinh-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-tri.html
      Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn nên cho con kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc con bạn sớm khỏe!