Việc chứng kiến một người đột nhiên lên cơn co giật có thể khiến bạn hoảng sợ, nhất là khi họ là người thân của bạn. Đôi khi bạn sẽ tự hỏi rằng, liệu đó có phải là bệnh động kinh hay không, nên điều trị như thế nào cho đúng? Và để giúp bạn trả lời được câu hỏi ấy, hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết phân biệt giữa co giật động kinh với co giật do nguyên nhân khác trong bài viết này, nhằm giúp ích trong việc chẩn đoán đúng và có hướng điều trị phù hợp.
Mục lục
Ngoài bệnh động kinh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cơn co giật như sốt cao, hạ canxi, tụt đường huyết, chấn thương vùng đầu hoặc sang chấn tâm lý,… Tuy nhiên, ở mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có thêm những đặc điểm nhận biết khác nhau:
|
Co giật động kinh, tổn thương não |
Co giật do sốt cao |
Co giật sinh lý |
Co giật do tâm lý (co giật phân ly) |
Thời điểm xuất hiện |
Xuất hiện bất cứ lúc nào, tái phát nhiều lần gây tổn thương não
|
Xuất hiện khi sốt cao (thường trên 38 độ), hay gặp ở trẻ em. |
Xuất hiện khi cơ thể có rối loạn điện giải hoặc rối loạn chuyển hóa như: hạ canxi, tụt đường huyết, hạ huyết áp, tăng đường huyết, nhiễm độc giáp, ngộ độc thực phẩm… |
Xuất hiện khi căng thẳng, mệt mỏi, có chấn động về tâm lý Thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh đang ngủ
|
Biểu hiện cơn |
Cơn co giật ngắn, có thể giật một bộ phận hoặc toàn cơ thể vài giây đến vài phút Đa phần trường hợp mất ý thức |
Phần lớn là co giật toàn thân trong vài phút đến hàng giờ, trẻ bị mất ý thức trong cơn. |
Giật một phần hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây, thậm chí hàng giờ Có thể mất ý thức hoặc không Đi kèm các triệu chứng khác như: hoa mắt, hay nhầm lẫn, tê chân tay, mệt mỏi, ngất xỉu… |
Cơn kéo dài 15 – 20 phút, thậm chí kéo dài hàng giờ Thường không mất ý thức Đi kèm triệu chứng tim đập nhanh, vã mồ hôi |
Điện não đồ |
Điện não đồ thường có sóng bất thường |
– Chưa để lại di chứng động kinh: Điện não đồ bình thường – Đã để lại di chứng: Điện não đồ có sóng |
Điện não đồ bình thường |
Chẩn đoán cần thời gian dài Điện não đồ bình thường |
Đáp ứng với thuốc chống động kinh |
70% kiểm soát được cơn khi sử dụng thuốc kháng động kinh |
Trường hợp co giật nhiều sẽ giảm và cắt cơn khi dùng thuốc chống động kinh |
Không đáp ứng với thuốc chống động kinh |
– Ghi chép nhật ký cơn co giật:
+ Đã xảy ra bao nhiêu lần?
+ Bạn cảm thấy như thế nào trước khi cơn xảy ra?
+ Trong cơn co giật có bị mất ý thức không?
+ Cơn co giật kéo dài bao lâu?
+ Kết thúc cơn bạn thấy như thế nào?
– Mô tả chi tiết những gì bạn đã làm trước khi cơn co giật xuất hiện: Có sang chấn tâm lý không? Có sốt cao không? Có các biểu hiện gì khác đi kèm không?…
– Đi thăm khám càng sớm càng tốt. Căn cứ vào những gì bạn mô tả, bác sĩ có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, điện não đồ, chụp MRI, chọc dò tủy sống,… để kết luận nguyên nhân nào gây ra cơn co giật và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Mô tả chi tiết cơn co giật giúp bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân
Với mỗi nguyên nhân gây co giật khác nhau sẽ có hướng điều trị khác nhau. Cụ thể là:
– Co giật do bệnh động kinh hoặc có chấn thương vùng đầu: Người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Đến khi cắt cơn hoàn toàn trong 2 – 5 năm, bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều từ từ và ngừng thuốc.
– Co giật do sốt cao: Trường hợp co giật diễn ra nhiều lần, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian ngắn để phòng ngừa co giật tái diễn mỗi lần sốt cao, giảm nguy cơ để lại di chứng động kinh. Bên cạnh đó, mỗi lần sốt cần tìm cách hạ sốt từ sớm bằng cách uống các loại thuốc hạ sốt có tác dụng nhanh như viên sủi, thuốc dạng lỏng, viên đặt trực tràng…, chườm khăn ấm khắp cơ thể, mặc đồ mỏng, vải thấm hút mồ hôi tốt…
– Co giật tâm lý: Phương pháp điều trị chính là thuốc an thần kết hợp với liệu pháp tâm lý bằng cách thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng mệt mỏi, học cách nhìn nhận sự việc theo chiều tích cực, tập thiền, yoga… Thực tế cho thấy tác động về mặt tâm lý giúp giảm đáng kể cơn co giật.
– Co giật sinh lý: Tùy vào kết quả xét nghiệm máu sẽ có hướng điều chỉnh phù hợp, ví dụ như thiếu canxi cần bổ sung canxi, điều chỉnh chế độ ăn…, hạ đường huyết cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường thực phẩm nhiều đường, tinh bột, truyền nước hoa quả…
Dù là co giật do nguyên nhân không phải động kinh, nhưng nếu không được điều trị đúng hướng, để tái diễn nhiều lần có thể dẫn tới bệnh động kinh. Đây là kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện trong não bộ. Bởi vậy, nếu xuất hiện cơn co giật, bạn nên đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời, đồng thời nên sử dụng một số thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương, giúp giảm tần suất cơn, bảo vệ não bộ và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ds. Quỳnh Trâm
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/nonepileptic-seizures-or-events
https://emedicine.medscape.com/article/1176205-overview
https://www.youtube.com/watch?v=BMYsxd-0654
Tin liên quan
Viết bình luận