Bệnh động kinh

Cách để cha mẹ phòng di chứng động kinh cho con sau sốt cao co giật

Ngày đăng: 24 Tháng Mười, 2016
5/5 - (2 bình chọn)

Một cơn co giật hoàn toàn có thể xảy ra khi trẻ bị sốt cao, điều này đã khiến cho rất nhiều ông bố, bà mẹ phát hoảng vì nghĩ con mình mắc bệnh động kinh. Thực ra, đây chỉ là một triệu chứng khá phổ biến và trong hầu hết các trường hợp co giật do sốt cao không phải là một vấn đề nghiêm trọng.

 Theo các thống kê y tế mới nhất, cứ 20 trẻ thì có 1 trẻ từng bị co giật do sốt cao ít nhất một lần trong đời. Độ tuổi thường gặp của triệu chứng này là từ 6 tháng tuổi cho đến hết năm 3 tuổi. Khi bị co giật do sốt cao, cơ thể của trẻ thường trở lên cứng đờ và bị mất ý thức, tay và chân bị co giật. Trẻ có thể bị toát mồ hôi lạnh, tương tự như các dấu hiệu của bệnh động kinh cơn lớn.

Nguyên nhân gây sốt cao, co giật ở trẻ nhỏ

 Nguyên nhân khiến sốt cao có thể gây ra cơn co giật ở trẻ em là không rõ ràng. Khi trẻ sốt cao, trên 38 độ C, cơn co giật có thể sẽ xuất hiện.

 Sốt cao ở trẻ có khả năng gây co giật thường là do các nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nhiễm virus, chẳng hạn như thủy đậu, cảm cúm, viêm tai giữa, sưng hạch bạch huyết, viêm màng não…

 Sốt cao gây co giật có thể khiến nguy cơ mắc bệnh động kinh của trẻ tăng lên nếu gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh động kinh. Nguy cơ này khá cao, chiếm khoảng 25% số trẻ mắc sốt cao, co giật.

Dấu hiệu của một cơn co giật do sốt cao

Sốt cao co giật có thể dẫn đến di chứng động kinh

 Biểu hiện của cơn co giật sốt cao thường rất rõ ràng, cánh tay và chân trở nên cứng, giật liên tục, trẻ có thể nôn hoặc sùi bọt mép, đôi mắt trợn lên. Sau khi hết co giật, trẻ có thể buồn ngủ cả một giờ đồng hồ sau đó bởi lúc này cơ thể đã đuối sức và các cơ bắp đều nhức mỏi.

 Có hai dạng co giật do sốt cao thường gặp ở trẻ là co giật do sốt cao đơn giản và co giật do sốt cao phức tạp.

– Sốt cao đơn giản gây co giật là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% số trẻ mắc triệu chứng này. Đây là dạng co giật diễn ra trong thời gian ngắn tối đa là 15 phút, không tái phát trong khoảng 24 giờ kể từ khi xuất hiện lần đầu.

– Sốt cao phức tạp gây co giật là dạng ít phổ biến hơn, chiếm 20% số trẻ mắc co giật do sốt. Thời gian co giật có thể kéo dài hơn 15 phút, có thể xuất hiện ở một phần cơ thể và lặp lại nhiều lần trong 24 giờ. Lúc này, cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến não bộ của trẻ.

Làm gì khi con mắc sốt cao, co giật?

 Nếu con bạn bị sốt cao, có biểu hiện co giật, bạn cần đưa con đến ngay bệnh viện gần nhất để được điều trị. Trong trường hợp sốt đã giảm, không còn cơn co giật, bạn nên đặt con nằm tư thế phục hồi sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và cũng đảm bảo rằng, các chất nôn sẽ không trôi ngược lại làm tắc nghẽn đường thở, giảm thiểu chấn thương do co giật gây ra.

 Cha mẹ hãy đặt con ở tư thế nằm nghiêng người sang một bên, đầu hơi ngửa lên một chút, vắt tay sang và đặt bàn tay ngang với tầm mặt, một chân duỗi thẳng và chân còn lại thu đầu gối lên.

Tư thế giúp con nhanh chóng phục hồi sau co giật

 Hãy nhớ rằng, không nên cho con ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngay cả khi vừa hết co giật. Để con nằm yên, quan sát và ghi lại tất cả các biểu hiện, triệu chứng, thời gian diễn ra của các cơn co giật. Nếu con bị co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có biểu hiện của sự mất nước như mắt trũng, khô miệng, thóp lõm,… bạn nên gọi xe cứu thương ngay hoặc đưa con đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu.

 Khi trẻ bị sốt, đa số phụ huynh sẽ cho con sử dụng một số loại thuốc hạ sốt như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen để giúp trẻ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều này không làm giảm nguy cơ trẻ bị co giật mà chỉ có tác dụng hạ nhiệt khi sốt cao.

Biến chứng của co giật do sốt cao

 Co giật do sốt có liên quan đến việc tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh động kinh và một số bệnh tật/ vấn đề sức khỏe khác. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, có sự liên quan giữa các cơn co giật do sốt với tử vong đột ngột, không rõ nguyên nhân ở trẻ. Mặc dù, nguy cơ đột tử này cực thấp, tỷ lệ là 1/ 100.000 trẻ (tương đương 0,001%).

Chỉ có 1/50 trẻ bị co giật do sốt cao đơn giản có nguy cơ mắc động kinh.

Sốt cao co giật di chứng bệnh động kinh

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng nếu con mình có một hoặc nhiều cơn co giật do sốt cao thì sẽ mắc bệnh động kinh khi lớn lên. Động kinh là một bệnh của hệ thần kinh trung ương khiến người mắc tái phát các cơn co giật ngay cả khi không bị sốt. Đây cũng là nguyên nhân tại sao các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe của con mình hơn để phòng bệnh động kinh mặc dù nguy cơ này không cao.

Các nhà khoa học ước tính, chỉ có 1/50 trẻ bị co giật do sốt cao đơn giản có nguy cơ mắc động kinh. Tỷ lệ này ở nhóm trẻ bị sốt cao phức tạp là 1/20. Do vậy, cha mẹ hãy để ý kỹ những biểu hiện của con em mình, cơn co giật có khả năng cao tái phát và tiến triển thành động kinh nếu nếu:

– Cơn sốt đầu tiên xảy ra trước khi trẻ được 18 tháng tuổi

– Gia đình có tiền sử người mắc bệnh động kinh

– Trước khi cơn co giật xảy ra, con bạn bị sốt kéo dài gần 1 giờ hoặc thân nhiệt dưới 40 độ.

– Con bạn trước đó đã từng có một cơn co giật do sốt dạng phức tạp

– Mắc các bệnh nhiễm trùng não như viêm não, viêm màng não…

Cách để phòng động kinh sau sốt cao co giật

Không có cách phòng chống động kinh nào đơn giản bằng việc ngăn chặn cơn co giật xảy ra ngay từ khi trẻ có dấu hiệu ốm sốt. Hãy hạ sốt ngay cho con khi đã biết ngưỡng nhiệt độ đã gây ra cơn co giật lần đầu trước đó. Chẳng hạn như 39 độ là con bị co giật, vậy thì ngay khi 38 độ đã cần hạ nhiệt bằng biện pháp chườm khăn ấm khắp các vị trí cổ, nách, bẹn, để không khí thông thoáng và không đắp chăn quá kín. Khi nhiệt độ 38, 5, cần cho con dùng thuốc hạ sốt, có thể dạng uống hoặc đặt hậu môn của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt nồng độ GABA, một chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính là nguyên nhân gây ra những cơn co giật. Vì vậy, việc bổ sung trực tiếp GABA cũng là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật, trong đó có cả nguyên nhân do sốt cao. Tuy nhiên một giải pháp được cho là dài hạn để ngăn ngừa động kinh, chính là làm sao để tăng nồng độ GABA nội sinh trong não. Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế chứng minh rằng, hoạt chất Rhynchophylline từ cây Câu đằng có tác dụng tương tự như thuốc chống co giật, với tác động an thần, trấn tĩnh giúp bảo vệ tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có vai trò thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Sự phối hợp của hai chất này được coi là giải pháp hoàn hảo để hỗ trợ dự phòng cơn co giật, động kinh xuất hiện và cũng là một lựa chọn an toàn cho đứa con thân yêu của bạn khi bị sốt cao co giật nhiều lần.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: www.nhs.uk/conditions/Febrile-convulsions/Pages/Introduction.aspx

Viết bình luận