Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

4 nguyên nhân gây đục thủy tinh thể – Nắm rõ để phòng bệnh

Ngày đăng: 10 Tháng Hai, 2022
5/5 - (5 bình chọn)

Tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể (cườm khô) có xu hướng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Vậy nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả.

Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến

Di truyền

Đây là nguyên nhân phổ biến gây đục thủy tinh thể bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Một đột biến gen đã ảnh hưởng đến sự hình thành và cấu tạo của thủy tinh thể trong mắt, khiến thủy tinh thể đục mờ thay vì trong suốt.

Ngoài đột biến gen, nếu trong quá trình mang bầu, thai phụ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rối loạn chuyển hóa… thì trẻ cũng có thể bị đục thủy tinh thể ngay từ khi mới ra đời. Dạng đục thủy tinh thể này sẽ khiến trẻ không nhìn rõ, để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống thị giác, gây nhược thị.

Đục thuỷ tinh thể do di truyền còn có thể xuất hiện cùng với một số tình trạng khác ở trẻ như rung giật nhãn cầu, dị dạng của hộp sọ và xương khớp, rối loạn phát triển về trí tuệ.

Lão hóa khi tuổi cao

Lão hóa là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là lý do khiến nhóm người từ 40 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể cao.

Thầy thuốc ưu tú BSCKII Bùi Minh Ngọc (Nguyên Trưởng khoa đáy mắt – Bệnh viện mắt Trung Ương) cho biết: “Đục thủy tinh thể chiếm tới gần 70% các bệnh về mắt hiện nay. Nguyên nhân chính là khi tuổi cao, quá trình stress oxy hóa tăng mạnh, tạo nhiều gốc tự do, chúng tấn công làm thay đổi cấu trúc thủy tinh thể, khiến thấu kính này chuyển từ trong suốt sang đục mờ, làm giảm thị lực.”

 Lão hóa là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến nhất

Lão hóa là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến nhất

Đục thủy tinh thể do lão hóa thường bắt đầu bằng tình trạng mỏi mắt, lóa mắt, khó nhìn khi trời nắng. Sau đó khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện khác: nhìn mờ như có lớp sương che, nhìn đôi, thấy đốm xám chấm đen như ruồi bay, chảy nước mắt sống, thấy màu sắc của sự vật bị tối và kém sặc sỡ…

Hậu quả nghiêm trọng của đục thủy tinh thể chính là mù lòa. Để ngăn chặn hậu quả đáng tiếc này xảy ra và bảo vệ được tầm nhìn sáng rõ, người bệnh cần chú ý phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp. Bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc đến tổng đài: 0972032029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.

Biến chứng từ bệnh toàn thân

Một số bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hạ canxi huyết, rối loạn lipid máu, bệnh tự miễn… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà còn có thể gây biến chứng làm tổn hại thủy tinh thể và nhiều bộ phận trong mắt, gián tiếp là nguyên ngân gây đục thủy tinh thể cho người bệnh.

Mặt khác, quá trình dùng thuốc điều trị dài ngày như thuốc chống viêm corticoid, thuốc hạ áp, thuốc chống loạn nhịp tim… có thể gây tác dụng phụ, thúc đẩy đục thủy tinh thể hình thành và tiến triển nhanh hơn.

Chấn thương hoặc phẫu thuật mắt

Khi bị chấn thương, màng bao của thủy tinh thể bị rách, thủy dịch ngấm vào bên trong, các sợi thể thủy tinh gây biến đổi cấu trúc và làm đục thể thủy tinh rất nhanh. Không chỉ vậy, chấn thương do va đập mạnh còn có thể làm giãn, đứt các dây chằng, dẫn đến lệch thủy tinh thể.

Khi nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do chấn thương, người bệnh thường thấy các vết đục có hình sao ở vùng bao sau của thủy tinh thể. Lúc này, tùy theo từng mức độ bệnh, các biểu hiện sẽ xuất hiện như chói mắt, nhìn đôi, hình ảnh méo mó, có mảng đen che mất một phần hoặc toàn bộ thị lực…

Hướng dẫn cách ngăn chặn quá trình đục thủy tinh thể tiến triển

Dù nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì, chúng ta đều có cách để ngăn bệnh tiến triển và bảo vệ thị lực, cụ thể:

– Đục thủy tinh thể do lão hóa: Bạn nên hạn chế làm việc ở nơi nhiều gió bụi, vi khuẩn và tránh tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh từ nắng mặt trời, ánh sáng xanh của máy tính, điện thoại…; Cố gắng uống ít bia rượu, không hút thuốc lá; Ngủ đủ 6-8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya; Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mắt thông qua sản phẩm bổ trợ có chứa nhóm chất chống oxy hóa, chống lão hóa, chất dinh dưỡng để loại bỏ gốc tự do, bảo vệ cấu trúc thủy tinh thể và cải thiện thị lực. Một số dưỡng chất đã được nghiên cứu khoa học chứng minh có tác động bảo vệ mắt, ngăn mù lòa tốt cho người bệnh đục thủy tinh thể là Alpha lipoic acid, Quercetin, Palmatin, Lutein, Kẽm, Zeaxanthin…

Một số vi chất được chứng minh giúp bảo vệ mắt cho người đục thủy tinh thể

– Đục thủy tinh thể do bệnh toàn thân: sử dụng thuốc đúng chỉ định để kiểm soát bệnh toàn thân, đồng thời bổ sung vi chất cho mắt để tăng sức đề kháng, giảm biến chứng làm tổn hại thị lực.

– Đục thủy tinh thể do chấn thương: Dùng thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật để ngăn thủy tinh thể bị tổn hại thêm, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin B2, Kẽm, Alpha lipoic acid, Palmatin để giúp mắt nhanh lành vết thường, ngăn cản biến chứng nhiễm trùng mắt.

– Đục thủy tinh thể do di truyền: Cần phẫu thuật thay thủy tinh thể sớm cho trẻ và cho trẻ đeo kính; sinh hoạt và học tập ở môi trường đủ ánh sáng; hạn chế cho trẻ xem ti vi, máy tính, điện thoại; thiết lập chế độ ăn cân bằng đủ dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về 4 nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến hiện nay. Đây chính là tiền đề giúp bạn định hướng cách điều trị và chăm sóc mắt cho bản thân, từ đó gìn giữ được thị lực ở mức tốt nhất.

Xem thêm

Đục thủy tinh thể có chữa được không? Giải pháp tối ưu nhất

Thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh đục thủy tinh thể

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang tốt cho người bị đục thủy tinh thể

Dược sĩ Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận

  1. Quỳnh Như :

    BS ơi, mẹ em bị cả đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, tiểu đường đang dùng thuốc thì mổ có sợ gây hại gì không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Quỳnh Như,
      Với những người bị tiểu đường thì việc phẫu thuật thủy tinh thể có thể gặp nhiều biến chứng. Do đó, nếu muốn thực hiện phẫu thuật, mẹ bạn cần đi khám để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra liệu pháp phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dung-chu-quan-voi-cac-bien-chung-sau-mo-duc-thuy-tinh-the.html
      Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, mẹ bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang liều 4 viên/ngày chia 2 lần để cải thiện thị lực tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy gọi đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn nhanh cải thiện thị lực!

  2. Phạm Ánh Tuyết :

    Mẹ e đục tinh thể đã mổ 3 tháng giờ mắt lại mờ và nhức, thấy 1 chấm đen cỡ đầu đũa là vì sao và phải làm gì mới hết ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Phạm Ánh Tuyết,
      Sau mổ đục thủy tinh thể mà mắt vẫn nhìn mờ, xuất hiện chấm đen như mẹ bạn đang gặp phải thì nhiều khả năng là do một số bệnh lý khác về mắt như đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng, bong võng mạc,… Bạn nên đưa mẹ đi tái khám Mắt sớm để được chẩn đoán chính xác căn nguyên và có hướng can thiệp thích hợp.
      Bên cạnh đó, mẹ bạn nên sớm dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang với liều 2 viên/ngày chia 2 lần trong khoảng 3 – 6 tháng để tăng cường thị lực, cải thiện tầm nhìn, ngăn chặn bệnh cận thị tiến triển nặng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Ngoài ra, mẹ bạn nên chăm sóc mắt thật tốt bằng cách:
      – Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài.
      – Tăng cường một số thực phẩm bổ mắt, giàu vitamin A, C, E có trong các loại rau xanh hay củ quả sặc sỡ như cam, cà rốt, gấc…
      – Ngủ sớm, không thức khuya quá 11 giờ đêm.
      Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy gọi đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!