Tụt huyết áp là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay với các triệu chứng khá rõ rệt nhưng lại ít được quan tâm, chú ý. Nguyên nhân chính thường xuất phát từ một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn uống không đủ chất, nhiều người còn hay bỏ bữa hoặc kiêng khem quá mức… Bởi vậy, muốn nhanh chóng hồi phục sức khỏe, không có biện pháp nào đơn giản bằng việc điều chỉnh ngay từ những bữa ăn, sinh hoạt hàng ngày.
Mục lục
Tăng cường thực phẩm bổ máu: Đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất là thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 tốt cho quá trình tạo máu: ngũ cố nguyên hạt, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó), thịt gà nạc, cá, gan động vật, đậu nành, trứng, sữa, rau, quả có màu xanh đậm, bí đỏ, rau rền,…
Ăn mặn hơn: người hay bị tụt huyết áp nên ăn mặn hơn bình thường bởi lượng natri trong muối có thể giúp huyết áp tăng dần lên, tuy nhiên cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu mắc kèm các bệnh tim mạch khác. Lượng muối tối đa được các chuyên gia khuyến cáo là 10 – 15g/ngày.
Thêm gia vị trong các món ăn: Hành, tỏi, gừng, tiêu, giấm, rượu vang,… có thể kích thích vị giác, giúp dạ dày tăng tiết dịch vị, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, đồng thời làm tăng cường lưu thông máu, tốt cho người huyết áp thấp.
Chia nhỏ bữa ăn: Không bỏ bữa, nhất là bữa sáng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no bởi dễ gây tụt huyết áp sau ăn, nhưng cũng không nên để mình quá đói.
Người bệnh tụt huyết áp nên ăn nhiều thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ…
Cà rốt: trong cà rốt có chứa muối sucinic, nếu lượng muối này có nhiều trong máu sẽ gây tăng đào thải kali trong nước tiểu gây tụt huyết áp.
Cà chua: Cà chua là một loại quả tốt cho người bệnh huyết áp cao do có thể làm giảm huyết áp, điều này không hề tốt cho người bệnh tụt huyết áp.
Các loại thực phẩm mang tính hàn: Cần tây, rau bina, dưa hấu, đậu xanh, hạt hướng dương,… đều có tác dụng hạ huyết áp do vậy người bệnh nên hạn chế ăn.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, chiên, rán: Người bệnh tụt huyết áp sẽ mất nhiều năng lượng để tiêu hóa các loại thực phẩm này, do vậy nên hạn chế ăn quá nhiều.
– Uống đủ 2 lít nước/ngày: Nước chiếm tới 80% trong thành phần của máu. Nếu cơ thể thiếu nước hoặc mất nước sẽ làm giảm thể tích máu và rất dễ gây hiện tượng tụt huyết áp. Vì vậy, uống nước đầy đủ sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó cải thiện các triệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu… do huyết áp thấp gây ra.
– Cà phê, trà đặc: có thể tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên bởi chúng có thể kích thích tim co bóp. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng bởi bạn có thể bị mất ngủ hoặc vã mồ hôi…
– Gừng: Nhờ khả năng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu nên gừng thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng tụt huyết áp. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ợ nóng, mụn nhọt, tiêu chảy,…
– Nước đường: Với trường hợp tụt huyết áp kết hợp hạ đường huyết, người bệnh có thể uống một cốc nước đường để tạm thời ổn định lượng đường trong máu, nâng chỉ số huyết áp về mức bình thường.
Trà gừng giúp nâng huyết áp tạm thời, cải thiện các cơn hoa mắt, chóng mặt
– Uống rượu, bia: Đây là những loại đồ uống có thể gây mất nước, hạ huyết áp nếu sử dụng quá nhiều. Do vậy nên hạn chế sử dụng
– Sữa ong chúa: Trong sữa ong chúa chứa rất nhiều insulin có thể gây giãn động mạch, hạ huyết áp nhanh chóng, do vậy người bệnh tụt huyết áp tuyệt đối không nên sử dụng.
– Dùng vớ nén y tế: Người bệnh tụt huyết áp nên sử dụng vớ nén y tế bởi chúng gây tăng áp lực tới các mạch máu ở chân, đẩy máu tới các nơi khác tránh ứ máu tại chi.
– Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn nên thở sâu trong vài phút để cơ thể kịp thời thích nghi, sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng lên. Khi có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt,… bạn nên uống 1,2 cốc nước tiếp đó ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.
– Gối đầu cao hơn: Bạn có thể gối đầu hơn một chút hoặc kê đầu giường cao lên để giảm ảnh hưởng của lực hấp dẫn gây tụt huyết áp.
– Tập thể dục đều đặn, vừa sức: Một số bài tập chẳng hạn yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng,… giúp người bệnh tụt huyết áp nâng cao thể trạng, lưu thông máu tốt, nhờ đó nhanh chóng cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,…
– Sử dụng một số thảo dược tự nhiên: Để điều trị huyết áp thấp cần có những giải pháp đa chiều tác động tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Đương quy là một thảo dược rất tốt cho người bệnh huyết áp thấp. Bởi ngoài tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường lưu thông máu thì Đương quy còn có tác dụng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, thúc đẩy các thụ thể cảm áp hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn, nhờ vậy, huyết áp được nâng cao và ổn định một cách hiệu quả, bền vững.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi “tụt huyết áp nên ăn gì” và từ đó có những lựa chọn thích hợp nhất cho bản thân để cải thiện tình trạng tụt huyết áp một cách hiệu quả, bền vững, lâu dài.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ điều trị tụt huyết áp từ thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu
Đương quy – Thảo dược quý giúp đẩy lùi chứng huyết áp thấp
7 bài tập thể dục tốt cho người bệnh tụt huyết áp
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Ds. Mai Hoa
Nguồn tài liệu:
http://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/salt-sugar-or-electrolyte-solution-for-low-blood-pressure-d0816/
Tin liên quan
Viết bình luận