Huyết áp thấp và thiếu máu não

Mệt mỏi kéo dài là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Ngày đăng: 5 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Mệt mỏi là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Khoảng 20% người dân ở Mỹ cho rằng họ bị mệt mỏi can thiệp vào cuộc sống. Mệt mỏi ở người khỏe mạnh chỉ là trạng thái tạm thời và sẽ giảm bớt khi được nghỉ ngơi. Nhưng nếu mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề.

Nguyên nhân của mệt mỏi kéo dài là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng mệt mỏi kéo dài, chẳng hạn như:

– Gắng sức về thể chất hoặc tinh thần quá lâu, đặc biệt là nguyên nhân do yếu tố tinh thần sẽ khiến con người mệt lâu hơn là do thể chất.

– Suy nhược cơ thể: Đây là hội chứng mệt mỏi kéo dài rất phổ biến, nhất là ở người Việt Nam. Chưa xác định được căn nguyên chính xác của tình trạng này nhưng cần được điều trị sớm, vì để lâu dài gây hao mòn lớn cho sức khỏe.

– Các vấn đề về chuyển hóa/ nội tiết: thiếu máu, suy giáp, tiểu đường, rối loạn điện giải, bệnh gan thận, hội chứng Cushing.

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng, viêm gan, bệnh lao, HIV, cúm, sốt rét…

– Bệnh tim và phổi: Suy tim sung huyết, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, viêm phổi

– Thuốc: tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, an thần, kháng histamin, steroid, điều hòa huyết áp.

– Sức khỏe tâm thần: trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng thuốc, rượu, biếng ăn, bế tắc trong cuộc sống.

– Giấc ngủ: ngưng thở khi ngủ, trào ngược thực quản, mất ngủ, ngủ gà, công việc phải thay đổi ca thường xuyên, mang thai, làm thêm giờ…

– Khác: ung thư, viêm khớp dạng thấp, lupus toàn thân, đau xơ cơ, béo phì, hóa trị hoặc xạ trị…

Mệt mỏi kéo dài có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Các triệu chứng khác đi kèm mệt mỏi kéo dài cần lưu ý

Bạn cần hết sức cảnh giác khi mệt mỏi mãn tính có kết hợp với ít nhất 4 triệu chứng dưới đây:

– Khó chịu sau khi gắng sức.

– Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung.

– Giấc ngủ không ngon.

– Cơ bắp đau.

– Đau nhiều khớp xương mà không đỏ hay sưng.

– Các hạch bạch huyết nổi to ở cổ hoặc nách.

– Viêm họng.

– Đau đầu.

Nếu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu kể trên, bạn hãy dành thời gian tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp. Đồng thời gọi cho chúng tôi theo số 0972.032.029 để được giải đáp tư vấn trực tiếp.

Chẩn đoán mệt mỏi kéo dài

Để đánh giá mệt mỏi kéo dài là do nguyên nhân nào và cách điều trị, bác sĩ cần khai thác tiền sử của bệnh nhân bằng một loạt các câu hỏi như:

– Mức độ mệt mỏi có giữ nguyên trong suốt cả ngày không hay lúc tăng lúc giảm?

– Mệt mỏi có xảy ra theo chu kỳ không?

– Trạng thái cảm xúc của người bệnh như thế nào, có gặp vấn đề gì trong cuộc sống thường ngày không?

– Giấc ngủ ra sao: thời gian kéo dài, bị tỉnh giấc giữa chừng hoặc sau thức dậy có tỉnh táo hay mơ màng?

– Có tập thể dục thường xuyên hay không, bài tập gì?

– Chế độ ăn như thế nào: lượng cà phê, đường hoặc thức ăn có loại nào quá nhiều không?

– Các triệu chứng liên quan: sốt, đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khó thở, máu trong nước tiểu hoặc phân, dễ bầm tím, đau tức ngực…?

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn bộ gồm thể chất, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt, nhịp thở, đường huyết, nước tiểu, X – quang ngực, điện tim, thử thai, kiểm tra tuyến giáp… để đi đến kết luận. Nếu các cơ quan trong cơ thể không có vấn đề bất thường, lối sống lành mạnh thì mệt mỏi kéo dài là do suy nhược cơ thể.

Điều trị mệt mỏi kéo dài bằng cách nào?

Việc điều trị mệt mỏi kéo dài tùy thuộc vào nguyên nhân, các phương pháp gồm:

Dùng thuốc

Với trường hợp mệt mỏi do bệnh lý trong người như gan, thận, tâm thần… cần dùng thuốc tây điều trị. Loại thuốc và liều lượng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp.

Lựa chọn thuốc tây điều trị mệt mỏi kéo dài cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể

Dùng sản phẩm từ thảo mộc

Riêng với chứng suy nhược cơ thể, việc dùng thuốc tây trong những năm qua dường như không mang lại kết quả. Trong khi đó thảo dược tự nhiên lại làm được điều này. Đầu bảng phải kể đến là Ích trí nhân, Xuyên tiêu và Đương quy nhờ khả năng tăng tuần hoàn máu, tăng tạo máu từ tủy xương và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan quan trọng như não, tim, thận, gan… Nhờ đó giúp khôi phục và nâng cao sức khỏe từ bên trọng, đẩy lùi mệt mỏi kéo dài do suy nhược cơ thể một cách hiệu quả. Ngày nay, bệnh nhân có thể tìm thấy tinh chất các loại dược thảo này trong các sản phẩm hỗ trợ tiện dụng.

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược chứa Đương quy giúp cải thiện nhanh tình trạng mệt mỏi

Thay đổi chế độ ăn và rèn luyện thể lực

Điều này cần thiết cho tất cả các trường hợp mệt mỏi kéo dài. Bạn nên có chế độ ăn lành mạnh bằng cách ăn cân bằng dinh dưỡng, giảm đồ ăn nhanh và mỡ động vật, tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá. Đồng thời, hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, ngủ đúng giờ để nâng cao sức khỏe.

Xem thêm:

Suy nhược cơ thể nên ăn gì để mau lại sức?

Suy nhược cơ thể nên uống thuốc gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

Mệt mỏi kéo dài gây rất nhiều phiền phức cho cuộc sống mà chỉ người trong cuộc mới hiểu hết được. Vì vậy, nếu đang trong tình trạng này, bạn nên đi thăm khám sức khỏe tổng quát, xác định nguyên nhân và sớm bắt tay điều trị để khôi phục thể trạng.

Ds. Cao Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.emedicinehealth.com/fatigue/article_em.htm#fatigue_treatment

Viết bình luận