Bệnh tăng động

Mách bạn 10 mẹo hay giúp trẻ tăng động tập trung chú ý tốt hơn

Ngày đăng: 18 Tháng Mười Một, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

Khả năng tập trung chú ý là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập và công việc của mỗi người. Bởi vậy, việc thiếu hụt kỹ năng này khiến trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn và khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa. Vậy có cách nào để giúp trẻ cải thiện sự tập trung, chú ý? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao

Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ học hỏi được nhiều điều thông qua các trò chơi, do vậy cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi khả năng tập trung cao độ như chơi lego, ghép tranh, xoay khối rubic, giải câu đố,… nhằm giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, tăng cường tư duy logic. Đồng thời, hạn chế trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như: tivi, máy tính, điện thoại,… bởi chúng có thể kích thích não bộ khiến trẻ trở nên nghịch ngợm, hiếu động, thiếu tập trung, chú ý hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tăng động chơi các trò chơi yêu cầu sự tập trung cao

Tạo lập không gian học tập yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn

Một không gian học tập thật yên tĩnh, tách biệt, tránh mọi tiếng ồn và không có những vật dụng, đồ chơi trẻ yêu thích sẽ giúp trẻ tập trung chú ý, ít bị phân tâm hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập như sách, vở, bút, thước,… trên bàn học để trẻ không mất nhiều thời gian tìm kiếm và cũng tiện theo dõi lượng bài tập cần làm.

Thiết lập kế hoạch công việc cụ thể, rõ ràng

Một kế hoạch công việc cụ thể, với đầy đủ mốc thời gian cho từng nhiệm vụ từ lúc trẻ thức giấc, ăn sáng, đi học,… cho đến lúc trẻ xem tivi, học bài, đi ngủ, điều này giúp trẻ tạo lập những thói quen tốt và rèn luyện kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc.

Dành thời gian cho trẻ nghỉ trưa và ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc,… có thể khiến trẻ trở nên uể oải, kém tập trung vào ngày hôm sau, nhất là với trẻ tăng động, giấc ngủ còn quan trọng hơn nhiều vì đây chính là khoảng thời gian để não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục năng lượng sau một ngày mệt mỏi. Ngoài ra, việc dành thời gian 20 – 30 phút cho một giấc ngủ trưa là cách giúp trẻ tập trung hơn cho những tiết học buổi chiều.

Đặt các mục tiêu ngắn hạn giúp trẻ tập trung tốt hơn

Thời gian tập trung tối đa của một người trưởng thành dao động từ 45 phút – 1 tiếng và khoảng thời gian này sẽ càng ngắn hơn ở trẻ tăng động. Do đó, cha mẹ nên hạn định thời gian tập trung cho mỗi nhiệm vụ của con chỉ khoảng 15 – 20 phút và xen kẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung, chú ý tốt hơn.

Cha mẹ nên đặt mục tiêu ngắn hạn để giúp trẻ tăng động tập trung chú ý hơn

Sự tập trung rất quan trọng với trẻ tăng động giảm chú ý, do vậy nếu con bạn đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì thiếu kỹ năng này, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 024.3775.90510972.032.029, để được tư vấn giải pháp giúp cải thiện khả năng tập trung, chú ý ở trẻ.

Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn

Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn để tập trung hoàn thành một nhiệm vụ lớn. Vì vậy, cha mẹ nên chia nhỏ các các công việc để trẻ cảm nhận được niềm vui khi hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ và có thêm động lực tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ tiếp theo.

Thiết lập hệ thống phần thưởng

Mỗi khi trẻ làm được một việc tốt, cha mẹ nên khen ngợi, động viên con bằng những phần thưởng như cuốn sách, quyển truyện, đồ chơi,… mà trẻ yêu thích, hoặc những lời khen như “con làm tốt lắm, cha/mẹ tự hào về con”,… Điều này giúp trẻ có thêm nhiều động lực tiếp tục làm những việc tốt hơn.

Dành thời gian để trẻ được giải tỏa năng lượng dư thừa

Trẻ tăng động luôn cảm thấy dư thừa năng lượng nên trẻ sẽ hoạt động thường xuyên để giảm bớt cảm giác bồn chồn, khó chịu. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị phân tâm, kém tập trung và khó có thể kiên nhẫn hoàn thành bất cứ  nhiệm vụ nào. Do đó, cha mẹ nên dành thời gian để trẻ được vận động cơ thể, chạy nhảy, vui chơi trước mỗi giờ học, điều này giúp con giải phóng năng lượng dư thừa và tập trung tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Cha mẹ nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi và đặc biệt là những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cà mòi, hạnh nhân, hạt điều, trứng,… nhằm tăng cường chức năng não bộ, cải thiện sự tập trung chú ý ở trẻ. Đồng thời, loại bỏ những loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực, bởi chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sự tập trung của trẻ.

Phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Kết hợp sử dụng thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên để cải thiện khả năng tập trung chú ý ở trẻ tăng động đang được xem là hướng đi mới mang lại nhiều triển vọng. Trong đó, được nhiều chuyên gia đánh giá cao hơn cả là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, bởi lẽ không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não nhằm giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi, những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hoạt động chức năng của não bộ, nhờ đó cải thiện khả năng tập trung, chú ý, tư duy, ghi nhớ ở trẻ. Vậy nên, các sản phẩm từ những thảo dược này đang trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Phương pháp dạy trẻ tăng động bằng cách chơi cùng con mỗi ngày!

Giống như bất kỳ kỹ năng nào trong cuộc sống, sự tập trung cũng có thể được cải thiện nhờ vào việc kiên trì rèn luyện cũng như giáo dục đúng cách. Hy vọng, với 10 gợi ý trong bài viết trên có thể giúp trẻ tập trung, chú ý tốt hơn, từ đó vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

DS.Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://flintobox.com/blog/child-development/13-tips-increase-concentration-kids

https://www.pbs.org/parents/thrive/tips-for-helping-your-child-focus-and-concentrate

 

Viết bình luận