Bệnh tăng động

Phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý bằng việc chơi cùng con mỗi ngày

Ngày đăng: 23 Tháng Mười, 2018
5/5 - (14 bình chọn)

“Chơi cùng con” là một trong những phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả đang được nhiều cha mẹ quan tâm. Thông qua các trò chơi, trẻ không chỉ thể hiện được bản thân mà còn có thể phát huy những năng lực tiềm ẩn và rèn luyện các mọi kỹ năng trong cuộc sống. Cha mẹ cũng từ đó có thể kết nối được với trẻ và hiểu trẻ tốt hơn. Cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết sau.

Nguyên tắc “chơi cùng con” trong phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Khi tham gia các trò chơi cùng trẻ, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

– Hạn chế nói các từ mang ý nghĩa cấm đoán trẻ như: “Con không được làm như vậy, đừng có làm điều đó, cẩn thận, tránh xa nó ra,…” bởi điều này có thể khiến trẻ bị căng thẳng.

– Cho con chơi một cách tự nhiên, không đưa ra quá nhiều quy tắc bởi trẻ tăng động thường không thể tuân thủ được hết và dễ bỏ cuộc giữa chừng.

– Dành nhiều thời gian ở bên con, chơi những trò chơi mà con yêu thích.

– Khuyến khích con tham gia các trò chơi ngoài trời, mang tính đồng đội.

“Chơi cùng con” là phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý rất hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện các trò chơi trong phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Cha mẹ cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi, sở thích của trẻ, dưới đây là một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo:

Trẻ tăng động 4 – 6 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ thường dễ cảm thấy bị cô lập, lo lắng, bối rối với những tình huống bất ngờ xảy ra, dẫn đến những hành vi không đúng đắn. Với trò chơi “giả tưởng” hay còn gọi là “đóng vai các nhân vật”, trẻ sẽ được thỏa thích diễn xuất, thể hiện cảm xúc qua nhiều tình huống khác nhau, nhưng lại ở một một bối cảnh an toàn. Điều này giúp trẻ học được cách quản lý cảm xúc và xử trí mọi việc một cách dễ dàng hơn. Khi tham gia trò chơi này cùng con, cha mẹ lưu ý:

– Lập kế hoạch thật cụ thể, chi tiết cho trò chơi: Mỗi lần nên cho trẻ chơi khoảng 10 phút và nên thường xuyên đổi chủ đề câu chuyên “giả tưởng” nhằm tránh gây nhàm chán.

– Bạn có thể giúp trẻ mở đầu câu chuyện bằng cách giới thiệu các nhân vật, giới thiệu bối cảnh của câu chuyện

– Trong quá trình trẻ đang kể chuyện, bạn có thể tương tác với con bằng các câu hỏi nhằm tạo sự logic cho câu chuyện chẳng hạn như: “Nếu con là chú khỉ kia, con sẽ làm gì nếu bạn con bị đói?”

– Theo dõi toàn bộ câu chuyện của con và nếu thấy trẻ bắt đầu chán nản thì hãy khuyến khích, động viên để trẻ tiếp tục kể hết câu chuyện.

– Trong trường hợp đã hết thời gian nhưng con vẫn kể lan man và không đúng chủ đề, bạn có thể chủ động kết thúc câu chuyện của trẻ.

Sau một vài tháng thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ dần dần cải thiện và khi đó bạn có thể thay đổi địa điểm chơi hoặc rủ thêm nhiều anh chị em, bạn bè để chơi cùng trẻ.

Trẻ tăng động 6 – 12 tuổi

Đây là độ tuổi bắt đầu đi học, trẻ cần rèn luyện nhiều kỹ năng hơn nữa để có thể theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Các trò trơi dành cho trẻ cần chú trọng dạy trẻ cách kiên nhẫn chờ tới lượt của mình, tuân thủ theo đúng quy tắc của trò chơi và kiểm soát cảm xúc khi là người thua cuộc. Bạn có thể tham khảo một số trò chơi sau:

Trò chơi giúp trẻ học cách kiên nhẫn, tư duy logic

Chơi rubik, lego, xếp hình, sodoku… là những trò chơi yêu cầu trẻ phải tập trung, chú ý và cũng phải thực sự sáng tạo. Hãy cùng con chơi các trò chơi này, khuyến khích con bằng các yêu cầu, thách đấu như “Thi xem ai xếp được hình này nhanh nhất”, “Thi xem ai giải được trò chơi này trong 10 phút”…

Cùng con chơi lego, rubik, xếp hình sẽ giúp con học cách kiên nhẫn, tư duy logic

Trò chơi giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ

Cha mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi như: Tìm hình giống nhau, đoán tên bài hát, thi nhớ tên thủ đô các đất nước… Những trò chơi này sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức xã hội, đồng thời tăng khả năng ghi nhớ của con.

Trò chơi giúp trẻ học cách xử lý tình huống

Truy tìm kho báu, cờ cá ngựa… giúp trẻ phản ứng nhanh với mọi hoàn cảnh bởi mỗi nước đi trong trò chơi đều không thể dự đoán.

Trò chơi giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp

Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các trò chơi mang tính đồng đội như đá bóng, cầu lông, đá cầu,… để giúp con có cơi hội giao tiếp, từ đó cải thiện các mối quan hệ bạn bè, xã hội.

Trong giai đoạn đầu, chắc chắn con sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tuần thủ những quy tắc của trò chơi và phối hợp với mọi người, tuy nhiên bạn cần phải là người bên cạnh, động viên hướng dẫn và giúp con kiểm soát cảm xúc tốt nhất, ngay cả khi không phải là người chiến thắng trong các trò chơi.

Ngoài các trò chơi có thể giúp trẻ tăng động giảm chú ý phát triển kỹ năng, cải thiện triệu chứng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ đơn giản, dễ áp dụng tại video sau:

Hướng dẫn cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn độc giả đã có thể hiểu hơn về các trò chơi nhằm giúp con cải thiện kỹ năng xã hội, từ đó áp dụng vào trong cuộc sống. Nếu các bạn muốn được tư vấn và cập nhật về các phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý mới nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại (024).3775.90510972.032.029.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/fun-games-help-adhd-children-learn-from-play/

https://www.additudemag.com/play-therapy/

Viết bình luận