Ích trí nhân đã được sử dụng từ lâu đời trong rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh thận hư, tiểu đêm, đái dầm… Ngày nay, dưới góc nhìn của y học hiện đại, các công dụng hữu ích khác của vị thảo dược này cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là trong điều trị bệnh lý huyết áp thấp. Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết sau đây.
Mục lục
Ích trí nhân tên khoa học là Alpinia oxyphylla Miq là loại cây thân thảo cao từ 1 – 1.5m, sống lâu năm tại các vùng rừng núi trung du và thượng du. Lá hình mác dài, hoa màu trắng có đốm tím, mọc thành chùm ở đầu cành, toàn cây có vị cay.
Bộ phận dùng làm thuốc của Ích trí nhân là quả và hạt phơi sấy khô, có tên gọi là Ích chí tử. Quả có hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, vỏ màu nâu, có nhiều đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm, vỏ mỏng dính sát vào hạt. Hạt bó chặt với nhau thành một khối tròn dẹt không nhất định, đập vỡ thì bên trong chứa thịt màu trắng. Theo đông y, Ích trí nhân có vị cay, tính ôn, quy vào kinh thận (thận), tỳ (lách), vị (dạ dày) và phế (phổi).
Quả và hạt là bộ phận dùng làm thuốc của cây Ích trí nhân
Từ lâu, Ích trí nhân đã nổi tiếng là vị thuốc bổ thận, chuyên trị chứng thận hư, suy thận, đái dầm, tiểu đêm nhiều… nhờ tác dụng làm ấm thận, cải thiện chức năng thận. Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis của Mỹ cũng cho thấy, Ích trí nhân giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận, giảm thiểu biến chứng trên thận khi bị chấn thương, tiểu đường, thiếu máu…
Thận giữ vai trò quan trọng giúp điều hòa huyết áp thông qua điều chỉnh thể tích máu, cân bằng nước, điện giải và sản xuất hormone co giãn mạch máu. Bởi vậy, khi thận hoạt động tốt thì huyết áp sẽ ổn định, tình trạng huyết áp thấp cũng cải thiện.
Theo Trung Dược học, Ích trí nhân có tác dụng cường tim, cải thiện khả năng co bóp, bơm máu của tim, từ đó tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, làm giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi…, ổn định chỉ số huyết áp và phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp liên quan đến suy yếu chức năng tim.
Ích trí nhân có tác dụng cường tim, cải thiện tuần hoàn máu
Khi huyết áp giảm xuống thấp, lưu lượng máu lên não sụt giảm, tế bào thần kinh thiếu hụt oxy và dinh dưỡng gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, hay quên. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, tổn thương não, đột quỵ…
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Koo BS tại Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, Ích trí nhân có tác dụng chống thoái hóa thần kinh, bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương khi bị thiếu máu não. Ngoài ra, cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ hiệu quả.
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, vị thuốc Ích trí nhân có công dụng kiện tỳ điều vị, giúp dạ dày, lách, tuyến tụy hoạt động tốt hơn, cải thiện các vấn tiêu hóa hay gặp ở người bệnh huyết áp thấp như chán ăn, buồn nôn, lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi…, đồng thời tăng nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể tạo máu, tổng hợp năng lượng và cải thiện sức khỏe.
Nhận thấy những lợi ích thiết thực của Ích trí nhân đối với bệnh huyết áp thấp và để nâng cao hiệu lực điều trị, hiện nay thảo dược này đã được phối kết hợp cùng một số thành phần dược liệu có tác dụng bổ máu, hoạt huyết như Đương quy, Xuyên tiêu và bào chế thành sản phẩm hỗ trợ dạng viên uống tiện lợi.
Hiệu quả của giải pháp này đã được kiểm chứng bởi nghiên cứu lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, trên 96.7% người bệnh huyết áp thấp có cải thiện đáng kể triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung… và nâng huyết áp trở về bình thường sau khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa các thảo dược kể trên. Chính vì vậy, đây được coi là lựa chọn hàng đầu được các chuyên gia, bác sỹ khuyên dùng cho người bệnh huyết áp thấp hiện nay.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh huyết áp thấp từ thảo dược Ích trí nhân
Điều trị huyết áp thấp bằng đông y và cách thực hiện hiệu quả
Trên đây là những bằng chứng khoa học về lợi ích của Ích trí nhân và cách ứng dụng thảo dược này trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm một giải pháp hữu hiệu mới để sớm cải thiện bệnh và đưa huyết áp trở về ổn định. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
DS:Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26966897
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5396449/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25446210
Tin liên quan
Viết bình luận