Huyết áp thấp và thiếu máu não

Huyết áp thấp sau sinh – Lời khuyên dành cho chị em phụ nữ

Ngày đăng: 26 Tháng Hai, 2019
4/5 - (8 bình chọn)

Đằng sau những niềm vui, hạnh phúc khi đứa con thân yêu chào đời là vô vàn khó khăn, vất vả mà người mẹ phải chịu đựng, đặc biệt là về mặt sức khỏe. Bởi họ chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý hậu sản, điển hình như chứng huyết áp thấp sau sinh – nguyên nhân gây ra những cơn hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu đột ngột. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn và người thân chủ động phòng ngừa cũng như khắc phục được tình trạng nguy hiểm này.    

Triệu chứng của huyết áp thấp sau sinh

Huyết áp của một người khỏe mạnh thường dao dộng ở mức 120/80 mmHg, ở phụ nữ mắc chứng huyết áp thấp sau sinh, chỉ số này có thể giảm xuống thấp hơn 90/60 mmHg hoặc vẫn giữ nguyên giá trị bình thường nhưng có kèm theo một hay nhiều triệu chứng dưới đây:

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, cảm giác mất thăng bằng, mọi vật xung quanh đều quay cuồng, thậm chí bạn có thể ngất xỉu do lưu lượng máu lên não bị giảm đột ngột.

– Mệt mỏi, cơ thể thường xuyên trong trạng thái yếu đuối, khó chịu, chân tay run rẩy không có đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày khiến việc chăm sóc con cái cũng trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của suy nhược cơ thể sau sinh.

– Đau đầu, khó ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt vô cớ.

– Buồn nôn, nôn mửa, chân tay lạnh, da xanh xao, tái nhợt, khô nhăn.

– Giảm khả năng tập trung, dễ nhẫm lần và mau quên ngay cả những sự việc vừa mới xảy ra.

– Tim đập nhanh, cảm giác trống ngực bởi lượng máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể không đủ.

Tùy thuộc vào từng thể trạng khác nhau mà những biểu hiện trên có thể xuất hiện ở mức độ nặng hay nhẹ, sớm một vài tuần hoặc muộn vài tháng sau khi sinh. Ở một số người, tình trạng huyết áp thấp kéo dài trong suốt quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.  

Huyết áp thấp sau sinh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ

Nguyên nhân gây huyết áp thấp sau sinh

Phụ nữ sau sinh với nhiều thay đổi trong tâm sinh lý, khiến họ trở thành đối tượng dễ mắc chứng huyết áp thấp, trong đó phổ biến là do những yếu tố dưới đây:  

Thiếu máu sau sinh:

Hầu hết phụ nữ thường mất một lượng máu lớn, trung bình khoảng 500ml khi sinh nở, đó là chưa kể đến những trường hợp gặp phải các tai biến sản khoa nghiêm trọng gây mất máu cấp tính. Thêm vào đó, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng cả trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ khiến cơ thể thiếu hụt đi lượng máu cần thiết để duy trì huyết áp ổn định và hồi phục sức khỏe.     

Thay đổi nội tiết:

Nồng độ các hormon trong máu có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp. Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ có sự biến động lớn về nội tiết, đặc biệt là sự sụt giảm một số hormon quan trọng như estrogen, progesterone, thyroxin… khiến huyết áp tụt thấp, tăng cảm giác mệt mỏi và gây ra những thay đổi về ngoại hình, tâm trạng, ham muốn tình dục…

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ:

Việc có thêm một thành viên mới không chỉ mang lại niềm vui mà kèm theo đó là những đảo lộn trong cuộc sống hằng ngày của người mẹ. Bạn phải thức khuya, dậy sớm thường xuyên hơn, lo lắng khi trở thành mẹ, áp lực từ gia đình… khiến giờ giấc sinh hoạt không còn được điều độ như trước, và đây cũng chính là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng huyết áp thấp sau sinh. 

Giải pháp phòng và khắc phục huyết áp thấp sau sinh hiệu quả

Tình trạng huyết áp thấp sau sinh hoàn toàn có thể được ngăn chặn và đẩy lùi nếu bạn kiên trì áp dụng theo những lời khuyên dưới đây:

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng:

Sau sinh là giai đoạn cơ thể cần nhiều dưỡng chất để hồi phục sức khỏe và cung cấp đủ sữa cho con bú, do vậy bạn nên tăng cường những thực phẩm bổ dưỡng, giàu các tiền tố tạo máu như thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa, hải sản có vỏ, cá biển, các loại rau lá màu xanh đậm, trái cây, đậu đỗ, bí đỏ…

Đồng thời, thay vì 3 bữa lớn bạn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ, chế biến thức ăn dưới dạng lỏng để hấp thu dễ hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số loại vitamin, khoáng chất nhưng nhớ cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Người bệnh huyết áp thấp sau sinh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt:

Tuy rằng việc chăm sóc con nhỏ không hề đơn giản, nhưng hãy cố gắng để duy trì nhịp sống khoa học mỗi ngày, bạn nên:

– Học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con từ chính cha mẹ mình, chia sẻ công việc nhà với chồng và người thân để nhận được sự giúp đỡ.

– Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng.

– Hạn chế căng thẳng, lo âu quá độ, mỗi ngày hãy tự dành cho bản thân 30 phút để nghe nhạc, thư giãn hay làm những việc yêu thích.

– Thực hiện thói quen tập thể dục hằng ngày vừa giúp cải thiện tuần hoàn máu vừa thư giãn tinh thần tốt, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền… sẽ là lựa chọn thích hợp với bạn.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược:

Với phụ nữ cho con bú, việc sử dụng thuốc tây điều trị huyết áp thấp ít khi được chỉ định. Thay vào đó, những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên sẽ là lựa chọn an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé, đặc biệt là bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân.

Nhờ tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, điều hòa nội tiết tố nữ estrogen, cải thiện chức năng tiêu hóa và tuần hoàn lưu thông máu, việc kết hợp 3 thảo dược này sẽ giúp đẩy lùi tình trạng huyết áp thấp sau sinh, giảm nhanh triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và hồi phục sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Đừng để huyết áp thấp sau sinh khiến niềm vui làm mẹ của bạn không còn trọn vẹn, hãy chủ động xây dựng cho bản thân một kế hoạch mang thai, sinh nở khoa học, hợp lý để bảo vệ sức khỏe của chính mình và đứa con thân yêu.

Ds. Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-new-mother—taking-care-of-yourself-after-birth-90-P02693

Viết bình luận