Bệnh mạch vành

Hở van động mạch phổi: nên trị sớm để tránh suy tim

Ngày đăng: 6 Tháng Mười, 2017
3.8/5 - (5 bình chọn)

Trong số các bệnh van tim, hở van động mạch phổi là một trong những bệnh phổ biến có thể gây ra những cơn khó thở, đau ngực, tím tái chân tay… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về bệnh, đôi khi việc phát hiện muộn có thể khiến nhiều người gặp phải những hậu quả khó lường.

Hở van động mạch phổi là gì?

Hở van động mạch phổi là khi van tim không khép kín khi tim hoạt động. Van động mạch phổi là van tim cho phép máu chảy một chiều từ tâm thất phải sang động mạch phổi để thực hiện trao đổi khí. Khi hở van động mạch phổi, một lượng lớn máu có thể phụt ngược trở lại tim gây ứ trệ tuần hoàn. Nguy hiểm nhất là những biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra, đe dọa tính mạng người bệnh.

Hở van động mạch phổi nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây hở van động mạch phổi thường gặp nhất là do:

– Tăng áp lực động mạch phổi.

– Nhiễm trùng van tim, viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn.

– Một số bất thường bẩm sinh trong van động mạch phổi, u carcinoid, thấp tim…

– Sau phẫu thuật sửa chữa trị hẹp van động mạch phổi

 

Bất thường trong cấu trúc van có thể gây hở van động mạch phổi

Dấu hiệu nhận biết bệnh hở van động mạch phổi

Đa số trường hợp hở van động mạch phổi nhẹ thường không có triệu chứng gì, chỉ khi hở van mức độ nặng hơn hoặc có sự suy giảm chức năng thất trái, người bệnh có một số các biểu hiện sau:

– Khó thở, nhất là khi vận động

– Mệt mỏi

– Tức ngực hoặc cảm thấy đau thắt vùng ngực.

– Phù nề chân, bụng, gan phì đại

– Tím môi, các đầu ngón tay ngón chân.

– Nhịp tim nhanh hoặc bất thường.

Chẩn đoán hở van động mạch phổi như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh hở van động mạch phổi, các bác sỹ thường dựa vào triệu chứng của người bệnh, đồng thời thực hiện xét nghiệm X-quang ngực hoặc siêu âm tim Doppler tim. Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẳng hạn như: Điện tim đồ, nghe tim phổi, chụp cộng hưởng từ… để việc chẩn đoán chính xác hơn.

Phương pháp nào để điều trị bệnh hở van động mạch phổi hiệu quả?

Mục tiêu trong điều trị hở van động mạch phổi đó là giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và phòng biến chứng. Một số biện pháp được áp dụng như:

Thực hiện lối sống lành mạnh

Một số gợi ý sau sẽ giúp người bệnh sớm kiểm soát bệnh, giảm các triệu chứng đang gặp phải:

– Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu choleserol.

– Ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác.

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhằm thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe toàn trạng với các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm…

– Cố gắng ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.

– Giữ trọng lượng lý tưởng, thực hiện giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.

Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hẹp van động mạch phổi

Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược tự nhiên

Nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, các hoạt chất sinh học trong hai thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn có tác dụng tăng cường lưu thông máu qua van động mạch phổi, góp phần cải thiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên, đồng thời chống nguy cơ hình thành huyết khối, nhờ đó giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, phù chân, bụng,… do hở van động mạch phổi gây ra, tránh nguy cơ tiến triển thành suy tim.

Thuốc điều trị hở van động mạch phổi

Không có thuốc nào có thể làm kín van đã bị hở, thuốc được chỉ định với mục đích là cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh có một cuộc sống bình thường như những người khác. Các nhóm thuốc thông dụng đó là: thuốc lợi tiểu; thuốc chẹn beta giao cảm làm chậm nhịp tim, tăng tuần hoàn máu; thuốc chẹn kênh calci giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu và một số thuốc khác như: chống đông máu và digoxin…

Can thiệp phẫu thuật trong điều trị hở van động mạch phổi

Trong trường hợp thay đổi lối sống, hay sử dụng thuốc mà vẫn không cải thiện được các triệu chứng, tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật sửa van hoặc thay van. Khi được thay van, người bệnh có thể phải đối mặt với việc sử dụng thuốc chống đông trong một thời gian dài, có thể lên tới 10 – 15 năm.

Lời khuyên của các chuyên gia trong phòng ngừa hở van động phổi

Ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do vậy đừng để đến lúc bệnh tình trở nên nặng hơn mới tìm thầy, tìm thuốc, ngay từ bây giờ hãy thực hiện những việc sau để phòng ngừa hở van động mạch phổi thứ phát có thể xảy ra:

– Điều trị bệnh viêm họng ngay khi mới khởi phát với các triệu chứng như: cổ họng đau, đỏ, sốt, đờm hoặc có các đốm trắng trong amidan của bạn.

– Vệ sinh răng miệng thật tốt bởi những vi khuẩn tích tụ trên răng, nướu của bạn có thể là nguyên nhân thứ phát gây bệnh hở van động mạch phổi.

– Dùng thuốc kháng sinh nếu có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc hoặc đã từng mắc chứng bệnh hở van động mạch phổi này.

Xem thêm:

Hiểu để điều trị đúng bệnh hở van động mạch chủ

Hở van 2 lá và những điều bạn cần biết

Hở van 3 lá – Điều trị sớm để tránh suy tim!

Ds. Cao Thủy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://yorkcardiology.co.uk/pulmonary-regurgitation/

Viết bình luận