Nhiều người bệnh tình cờ đến khám tại bệnh viện mới phát hiện mình bị hở van 2 lá và có thể đã ở mức độ nặng kèm theo dấu hiệu của suy tim. Vậy bệnh hở van 2 lá nguy hiểm như thế nào, những dấu hiệu nhận biết sớm và biện pháp điều trị cho người bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh van tim phổ biến nhất hiện nay.
Mục lục
Van 2 lá nằm giữa hai buồng trái của tim, cho phép máu lưu chuyển từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái khi van mở. Khi van 2 lá đóng, máu sẽ được tim bơm từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể. Hở van 2 lá xảy ra khi van 2 lá không đóng chặt, khiến một lượng máu bị chảy ngược về tâm nhĩ trái.
Hở van 2 lá là bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, đôi khi có nhiều nguyên nhân kết hợp nhau gây ra bệnh. Những nguyên nhân thường được biết đến bao gồm: dị tật bẩm sinh van, sa van 2 lá, tổn thương dây chằng van 2 lá, thấp tim, viêm nội tâm mạc, tăng huyết áp kéo dài…
Hình ảnh khi hở van 2 lá trong tim
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hở van 2 lá biểu hiện tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh. Các triệu chứng đó bao gồm:
– Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức.
– Đau đầu, hoa mắt chóng mặt do thiếu máu nuôi dưỡng cơ thể.
– Ho do ứ máu tâm nhĩ trái gây ứ máu ở phổi.
– Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực
– Sưng phù hai chi dưới, vùng bụng
Nếu hở van 2 lá ¼ là mức độ nhẹ, ít khi gây triệu chứng bệnh nhưng nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng dần lên và để lại hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Suy tim: hở van 2 lá làm thất trái tăng cường co bóp để tống máu, lâu dần dẫn đến suy tim trái, rồi suy tim toàn bộ.
Tăng áp động mạch phổi: do hở van 2 lá gây ứ máu thất trái, cản trở máu từ phổi trở về tim, dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi.
Biến chứng tắc mạch: do bệnh van tim làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, cục máu đông di chuyển đến những mạch máu nhỏ hẹp, gây tắc mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp…
Khi có bất kỳ biểu hiện hay dấu hiệu bất thường về sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng, bạn cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Sau khi hỏi về tình hình sức khỏe, tiền sử bản thân và gia đình, bác sỹ thăm khám tim mạch và các cơ quan khác của cơ thể. Tiếng thổi bất thường khi hở van 2 lá, do dòng máu phụt ngược có thể được phát hiện sớm khi nghe tim phổi. Ngoài ra, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như: siêu âm tim, X – quang tim phổi, điện tâm đồ, theo dõi Holter, nghiệm pháp gắng sức, đặt ống thông tim…
Dựa trên các xét nghiệm này, các bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác được bạn có mắc phải bệnh hở van tim 2 lá hay không.
Tùy từng trường hợp người bệnh, bác sỹ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc: thuốc dùng trong hở van 2 lá là nhằm điều trị triệu chứng và không cải thiện được cấu trúc van. Các nhóm thuốc thường được chỉ định là thuốc lợi niệu, thuốc huyết áp…
Điều trị bằng thảo dược: khi hiệu quả dùng thuốc còn hạn chế, thì nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những hoạt chất sinh học từ tự nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… lại mang đến những tác dụng vượt hơn kỳ vọng. Ngoài khả năng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu qua van để giảm tình trạng đau ngực, mệt mỏi do hở van 2 lá gây ra; các thảo dược này còn giúp tăng cường chức năng tim và phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả cho người bệnh hở van 2 lá.
Phẫu thuật điều trị hở van 2 lá: Phẫu thuật là phương pháp can thiệp chỉnh sửa hoặc thay thế hoàn toàn van 2 lá bị hở bằng van cơ học hoặc sinh học. Những trường hợp hở van nặng sẽ có chỉ định phẫu thuật, song người bệnh vẫn phải dùng thuốc cả đời để dự phòng huyết khối.
Song song với thuốc điều trị, việc thay đổi phong cách sống, thói quen sinh hoạt sẽ mang lại hiệu quả quan trọng trong điều trị bệnh lý van tim này. Bởi vậy, người bệnh hở van 2 lá cần thực hiện theo những hướng dẫn sau:
– Kiểm tra huyết áp thường xuyên, theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, bởi sự nguy hiểm và tính nghiêm trọng của bệnh nên tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
– Kiểm soát tốt, điều trị tích cực khi mắc các bệnh có nguy cơ gây biến chứng lên van 2 lá như: viêm nội tâm mạc, tăng huyết áp, thấp khớp,…
– Thực hiện chế độ ăn uống tốt tim mạch: kiêng rượu bia, chất kích thích, giảm muối, giảm chất béo từ động mạch, hạn chế các sản phẩm đóng hộp sẵn, ăn tăng cường các loại hạt nguyên vỏ (đậu nành, hạnh nhân,…)
– Duy trì một trọng lượng phù hợp, tránh làm tăng gánh nặng cho tim.
– Tập thể dục nhẹ nhàng theo lời khuyên của bác sỹ.
– Nếu là người phụ nữ bị hở van hai lá, bạn cần thảo luận về kế hoạch hóa gia đình với bác sĩ trước khi có thai.
Quả thật không dễ dàng với những gia đình có người bệnh hở van 2 lá. Nhưng sự đồng hành, chia sẻ của người thân sẽ mang lại cuộc sống tinh thần thoải mái, yên tâm điều trị cho bệnh nhân nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bs. Bùi Hường
Tham khảo link: http://www.webmd.com/heart-disease/tc/mitral-valve-regurgitation-overview#2
Tin liên quan
Viết bình luận