Bệnh mạch vành

Suy tim – “trạm dừng chân” cuối cùng của các bệnh tim mạch

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2017
5/5 - (6 bình chọn)

Mọi bệnh lý tim mạch nếu không được kiểm soát tốt, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim. Hay nói cách khác, suy tim là giai đoạn cuối của tất cả các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, hẹp/hở van tim…

Triệu chứng suy tim điển hình

Người bệnh suy tim thường gặp không ít trở ngại trong cuộc sống, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức, thậm chí là sinh hoạt hằng ngày cũng trở nên khó khăn do gặp phải những triệu chứng sau:

– Hồi hộp, đánh trống ngực: do tim đập nhanh, không đều

– Ho, khó thở: do ứ máu ở phổi, giảm khả năng trao đổi khí tại phổi.

– Phù chi: do khả năng hút máu về tim yếu nên ứ máu ở tay, chân.

– Gan to: ứ máu ở gan.

– Buồn nôn, đầy bụng: do ứ trệ tuần hoàn ở hệ thống tiêu hóa.

– Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đau đầu, giảm trí nhớ, giảm tư duy…

Hình ảnh trái tim trong bệnh suy tim

Chẩn đoán và phân loại suy tim

Sau khi khám lâm sàng, nghe tiếng tim và làm các xét nghiệm như: chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim, điện tâm đồ… bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh suy tim và xác định mức độ nặng nhẹ theo bảng phân loại của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (NYHA) như sau:

Độ

Biểu hiện

I

Người bệnh không có triệu chứng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực bình thường.

II

Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Người bệnh bị hạn chế nhẹ các hoạt động thể lực.

III

Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức nhẹ, gây hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. 

IV

Các triệu chứng cơ năng xảy ra th­ường xuyên, kể cả lúc người bệnh nghỉ ngơi.

Biến chứng của suy tim

Nếu không được điều trị tốt, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng suy tim phức tạp và khó lường như:

– Rối loạn nhịp tim nguy hiểm: như rung tâm thất, nhịp nhanh thất gây ngất xỉu, đột tử,…

– Suy thận: do thiếu máu tới thận

– Bệnh phổi

– Đột quỵ: thường do cục máu đông hình thành trong tim.

– Tắc mạch chi

Điều trị suy tim bằng cách nào?

Dựa vào mức độ suy tim ở từng người bệnh, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất:

Điều trị suy tim bằng thuốc

Các bác sĩ thường điều trị suy tim bằng một hoặc nhiều loại thuốc sau tùy thuộc vào triệu chứng mà người bệnh gặp phải, chẳng hạn như:

– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II. 

– Thuốc chẹn beta

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc kháng Aldosterone.

– Thuốc trợ tim

Thuốc điều trị suy tim giúp giảm triệu chứng bệnh

Điều trị suy tim bằng phẫu thuật

Trong một số trường hợp dùng thuốc không đáp ứng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị nguyên nhân. Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay bao gồm:

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: nếu bệnh mạch vành là nguyên nhân dẫn đến suy tim. 

– Sửa chữa hoặc thay thế van tim: khi vấn đề mấu chốt gây ra suy tim là do bệnh van tim.

– Cấy ghép thiết bị khử rung tim (Implantable cardioverter-defibrillators – ICDs): khi người bệnh có rối loạn nhịp tim nghiêm trọng cần điều trị.

– Cấy ghép tim: để thay thế trái tim bị bệnh bằng một trái tim hiến tặng khỏe mạnh.

Nhìn chung, điều trị nội khoa cũng như can thiệp phẫu thuật suy tim đều tốn kém và phức tạp, hiệu quả mang lại đôi khi không được như mong muốn. Khi đó, kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có chứa các thảo dược giúp giãn mạch hoạt huyết như Bồ Hoàng, Đan sâm sẽ tăng hiệu quả cải thiện chức năng tim, đồng thời dự phòng các biến chứng suy tim tốt hơn.   

Lối sống lành mạnh cho người bệnh suy tim

Thay đổi lối sống có thể ngăn suy tim trở nên tồi tệ hơn, đây cũng là một trong những mục tiêu điều trị ưu tiên hàng đầu cho người bệnh suy tim ở mọi giai đoạn.

– Ăn nhiều trái cây và rau xanh.

– Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô lứt, lúa mì… thay vì những loại hạt tinh chế như gạo trắng, đậu tách vỏ…

– Hạn chế muối, đường xuống mức thấp nhất.

– Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

– Duy trì cân nặng lý tưởng

– Bệnh suy tim có thể trầm trọng lên nếu mắc thêm các bệnh truyền nhiễm khác, vì vậy, hãy tiêm chủng ngừa để phòng tránh tối đa nguy cơ bội nhiễm.

Người bệnh suy tim cũng thường khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, tự ti khi đời sống sinh hoạt ngày càng phải lệ thuộc vào người khác. Chính vì vậy, nếu bạn có người thân mắc phải căn bệnh này, hãy thường xuyên thăm hỏi, khích lệ, động viên để họ có thêm niềm tin vượt qua căn bệnh hiểm nghèo này.

Bùi Hường

Nguồn tham khảo:

http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartFailure/WarningSignsforHeartFailure/Warning-Signs-of-Heart-Failure_UCM_002045_Article.jsp#.WTtb5kWg_cc

http://www.nhs.uk/Conditions/Heart-failure/Pages/living-with.aspx

http://www.webmd.com/a-to-z-guides/tc/heart-failure-complications-topic-overview

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029801

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/basics/treatment/con-20029801

Viết bình luận