Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Hiểu rõ về các loại thủy tinh thể nhân tạo để tránh hối tiếc sau phẫu thuật

Ngày đăng: 3 Tháng Năm, 2021
4.4/5 - (7 bình chọn)

Sự phát minh ra thủy tinh thể nhân tạo (IOL) được coi là một trong những bước tiến quan trọng nhất của lịch sử ngành Nhãn khoa trên thế giới. Mỗi loại thủy tinh thể nhân tạo sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng người dùng. Hãy cùng tìm hiểu về các loại thủy tinh thể nhân tạo để tìm ra cho mình loại phù hợp nhất để tránh phải hối tiếc sau phẫu thuật.

Thủy tinh thể nhân tạo là gì?

Thủy tinh thể nhân tạo (IOL) là một thấu kính trong suốt được sử dụng để thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị mờ đục, mang lại tầm nhìn rõ hơn cho người bệnh đục thủy tinh thể. Để làm được điều này, các thủy tinh thể nhân tạo phải đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí sau:

– Thủy tinh thể nhân tạo phải hoàn toàn trong suốt để ánh sáng bên ngoài có thể truyền qua dễ dàng.

– Thủy tinh thể nhân tạo phải hoạt động như một vách ngăn cấu trúc giữa gel dịch kính phía sau và khoang chứa chất lỏng trong suốt phía trước.

– Thủy tinh thể nhân tạo cho phép tập trung ánh sáng để hội tụ hình ảnh rõ nét tại võng mạc ở phía sau, bên trong nhãn cầu.

Thủy tinh thể nhân tạo dùng trong phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể

Hiện nay trên thị trường đang lưu hành 4 loại thủy tinh thể nhân tạo chính đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này.

4 loại thủy tinh thể nhân tạo bạn cần biết

Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự (Monofocal Lens)

Thấu kính đơn tiêu cự là loại thủy tinh thể nhân tạo tồn tại lâu đời và phổ biến nhất. Mặc dù hiện nay đã có nhiều cải tiến về chất lượng và thiết kế nhưng chức năng của loại thủy tinh thể nhân tạo này vẫn không thay đổi.

Nhược điểm của thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự là chỉ cho phép mắt nhìn rõ tại một khoảng cách nhất định. Hầu hết người bệnh đều lựa chọn thấu kính hội tụ ở điểm xa, điều này sẽ mang lại tầm nhìn xa lý tưởng, nhưng để nhìn gần bạn sẽ phải sử dụng thêm kính đeo ngoài. Nếu lựa chọn thấu kính hội tụ ở điểm gần, bạn có thể nhìn rõ mọi vật ở cự li gần, nhưng khi nhìn xa cũng phải dùng đến kính hỗ trợ.

Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự

Thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự (Multifocal Lens)

Khắc phục được nhược điểm của thấu kính đơn tiêu cự, các thấu kính đa tiêu cực cho phép bạn nhìn rõ mọi vật từ khoảng cách xa, trung bình đến gần. Kết quả đạt được sẽ tùy thuộc vào mắt của mỗi người và loại thấu kính đa tiêu cự mà bạn lựa chọn. Đại đa số người bệnh được cấy ghép thấu kính đa tiêu cự đều đạt được mức cải thiện thị lực khá tốt. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể đọc chữ được dễ dàng và nhìn rõ vật thể ở khoảng cách xa mà không cần phải đeo thêm kính mắt hoặc kính áp tròng.

Thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự

Thủy tinh thể nhân tạo tự điều chỉnh (Accommodating Lens)

Những thấu kính mang tính “cách mạng” này có thể tự điều chỉnh hình dạng linh hoạt để người bệnh có thể nhìn rõ các vật thể ở xa và gần, tương tự như thủy tinh thể tự nhiên của con người. Sau khi cấy ghép, người bệnh không cần đeo thêm kính hỗ trợ mà vẫn nhìn rõ vật ở mọi cự li.

Thủy tinh thể nhân tạo tự điều chỉnh

Thủy tinh thể nhân tạo Toric (Toric Lens)

Toric là thủy tinh thể nhân tạo duy nhất có thể điều chỉnh được tật loạn thị. Các thấu kính toric có các công suất khác nhau tại những vị trí khác nhau trên thấu kính, đảm bảo phù hợp với nhu cầu điều chỉnh thị lực của người bệnh. Sự căn chỉnh này đòi hỏi thủy tinh thể nhân tạo toric phải được định vị ở một cấu hình chính xác và phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao.

Thủy tinh thể nhân tạo toric

Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm của 3 loại thủy tinh thể nhân tạo thường dùng nhất mà bạn có thể tham khảo thêm trước khi đưa ra quyết định:

Tính năng

Đơn tiêu

Toric

Đa tiêu

Điều chỉnh loạn thị

KHÔNG

KHÔNG

Điều chỉnh lão thị

KHÔNG

KHÔNG

Cho phép nhìn rõ gần & xa

KHÔNG

Có quầng sáng, hào quang khi nhìn ban đêm

KHÔNG

Hiểu rõ về các loại thủy tinh thể nhân tạo sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp để tránh phải hối tiếc sau mổ, bởi phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo thường chỉ tiến hành một lần cho mỗi mắt. Hãy thảo luận cùng bác sĩ của bạn để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Xem thêm:

Mổ thay thủy tinh thể: Lợi ích & Rủi ro

Cập nhật giá mổ mắt đục thủy tinh thể tại các bệnh viện lớn

 

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.allaboutvision.com/conditions/iols.htmlihl

https://www.baycare.net/medical-services/eye-specialists/cataract/intraocular-lens/

Viết bình luận