Hạ huyết áp là tình trạng bệnh khá phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng, chiếm tới 5 – 7% dân số thế giới. Cập nhật những phương pháp điều trị hạ huyết áp dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi mỗi ngày.
Mục lục
Thuốc tây trong điều trị hạ huyết áp được sử dụng nhằm tạm thời kéo huyết áp lên và nhanh chóng cải thiện triệu chứng mà người bệnh thường xuyên gặp phải.
Một số loại thuốc thường được sử dụng chẳng hạn như: Heptamyl, fludrocortisone, midodrine, dihyroergotamine, erythropoetin,… rất hiệu quả trong việc điều trị hạ huyết áp. Nhưng đây không phải giải pháp lâu dài, bởi bên cạnh những lợi ích tạm thời thì thuốc tây cũng có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, dị ứng, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực,…
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học có trong thảo dược Đương quy có khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, kích thích các thụ thể cảm áp hoạt động hiệu quả, nhờ đó, giúp nâng cao và ổn định huyết áp một các tự nhiên, bền vững. Không chỉ vậy, Đương quy còn có tác dụng kích thích tủy xương tăng tạo máu, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… mà người bệnh hạ huyết thường xuyên gặp phải.
Bên cạnh đó, có một số thảo dược khác như Ích trí nhân, Xuyên tiêu cũng được các nhà khoa học đánh giá cao, bởi khả năng hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tim, thận hiệu quả và giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Khi kết hợp 3 thảo dược này trong cùng một sản phẩm, chúng tạo thành một công thức ưu việt, hữu ích trong điều trị huyết áp.
Đương quy là thảo dược thường được sử dụng để điều trị hạ huyết áp
Xem thêm: Viên uống thảo dược tốt nhất dành cho người hạ huyết áp
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị hạ huyết áp giúp cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… hiệu quả. Tùy theo độ tuổi, sức khỏe, tình trạng hạ huyết áp nặng hay nhẹ, người bệnh có thể thay đổi cục diện bằng một số cách sau:
– Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe: Tăng cường bổ sung tất cả các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau xanh, thịt gà nạc, cá…
– Ăn mặn hơn so với bình thường: Natri trong muối có tác dụng giữ nước tại thận, làm tăng thể tích máu và nâng huyết áp. Tuy nhiên giải pháp này sẽ không phù hợp với những ai đang mắc kèm bệnh lý tim mạch khác.
– Uống nhiều nước hơn: Mỗi ngày bạn nên uống đủ 1,5- 2 lít nước, chúng sẽ giúp tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa mất nước, nhờ đó giúp hạn chế tình trạng hạ huyết áp.
– Đi tất (vớ) nén y tế: Tất (vớ) đàn hồi thường được sử dụng nhằm làm giảm đau, sưng tĩnh mạch, giúp giảm tình trạng ứ máu tại chi rất tốt.
– Hạn chế rượu, bia, các loại đồ uống có cồn: Chúng gây mất nước và có thể khiến huyết áp bị giảm thấp, ngay cả khi bạn đã uống một cách có kiểm soát.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Người bệnh hạ huyết áp nên ngủ khoảng 7 – 8 tiếng/ngày, dành 30 phút ngủ trưa và tránh thức quá khuya.
– Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: Rất nhiều người gặp tình trạng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc ngồi vắt chéo chân trong một thời gian dài.
– Kê cao chân khi ngủ nhằm duy trì lưu lượng máu ổn định lên não
– Chú ý hơn khi thức dậy vào mỗi sáng: Khi mới thức dậy, hãy hít thở sâu trong vài phút, sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng lên. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế đứng quá lâu.
– Ăn các bữa ăn nhỏ, ít carb: Tránh ăn quá no hoặc quá đói vì cả hai điều này đều có thể khiến bạn bị hạ huyết áp. Đồng thời hạn chế thức ăn giàu carbohydrate chẳng hạn như: khoai tây, mì ống, bánh mì… bởi cơ thể bạn sẽ mất nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa chúng.
– Tập thể dục thường xuyên, vừa sức: Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần, các bài tập thể dục sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, nhờ đó cải thiện các triệu chứng hạ huyết áp hiệu quả.
Xem thêm: 7 bài tập thể dục cho người bệnh hạ huyết áp
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470
Tin liên quan
Viết bình luận