Điện não đồ (EEG) là một xét nghiệm giúp ghi lại toàn bộ các hoạt động điện bên trong não bộ. Phương pháp này thường được áp dụng để chẩn đoán các bệnh như co giật, động kinh, chấn thương đầu, u não, đau đầu và các vấn đề về giấc ngủ…
Mục lục
Hàng tỷ tế bào thần kinh trong não giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu điện, còn gọi là sóng não. Sự mất cân bằng nồng độ giữa các chất dẫn truyền thần kinh và những chất điện giải giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào, chính là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động điện và làm kích hoạt các sóng điện não bất thường, hay còn gọi là sóng động kinh (epileptiform) có thể thấy rõ trên kết quả ghi của điện não đồ.
Trong một điện não đồ, các điện cực nhỏ và dây điện được gắn xung quanh đầu. Các điện cực sẽ nhận diện các sóng điện não, máy EEG khuếch đại các tín hiệu này và chúng được ghi lại trên giấy biểu đồ hoặc hiện ngay trên màn hình máy tính. Nếu đúng là bệnh động kinh, trên điện não đồ sẽ thể hiện rõ các đợt sóng nhọn kích thích bất thường rõ rệt.
Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên bàn hoặc ngồi dựa trên ghế, khoảng 20 điện cực nhỏ sẽ được gắn vào đầu trong khoảng thời gian từ 20 đến 40 phút. Các kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài động tác thử nghiệm, chẳng hạn như yêu cầu mở và nhắm mắt lại, thở sâu và nhanh để tăng thông khí, hoặc nhìn vào một bóng đèn nhấp nháy…
Điện não đồ giúp xác định các sóng bất thường khi mắc bệnh động kinh
Có nhiều phương thức khác nhau được áp dụng khi tiến hành điện não đồ nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Một số người thường xuyên bị co giật, động kinh khi nhìn thấy ánh sáng chói hoặc khi gặp đèn nhấp nháy, theo y học gọi là động kinh quang chiếm tỷ lệ khoảng 5% số những người mắc động kinh. Với những trường hợp như vậy, trước khi điện não đồ, người bệnh sẽ được “kích hoạt” sóng động kinh bằng những loại đèn nhấp nháy với nhiều tốc độ khác nhau, điều này sẽ phát hiện ra được những thay đổi hoạt động điện trong não khi bị kích thích bởi ánh sáng.
Cơ hội để phát hiện ra hoạt động bất thường của não bộ trong hầu hết các trường hợp chính là những lúc người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ hoặc giai đoạn bắt đầu đi vào giấc ngủ. Vì vậy, đôi khi kiểm tra điện não đồ sẽ thực hiện sau khi người bệnh được yêu cầu thức khuya hoặc thức trắng đêm hôm trước. Nó được thực hiện trong cùng một cách như đo điện não đồ bình thường, nhưng thời điểm sẽ là lúc người bệnh buồn ngủ – sau thời gian bị “mất ngủ”.
Ngoài ra, với dạng động kinh chỉ xuất hiện cơn trong giấc ngủ, người bệnh sẽ cần ở lại bệnh viện để thực hiện ghi điện não đồ liên tục trong suốt đêm đó thì mới có thể chẩn đoán ra bệnh.
Việc đo điện não đồ di động cho phép ghi lại điện não trong thời gian dài, có thể là vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần trong khi người bệnh sinh hoạt và làm việc bình thường. Các điện cực có thể gắn ẩn dưới tóc và các dây được kết nối với một máy ghi nhỏ ở quanh hông (giống như mang một máy nghe nhạc mp3). Đồng thời, người bệnh có thể được yêu cầu viết nhật ký, thời điểm ăn, ngủ và những dấu hiệu bất thường nghi ngờ là cơn động kinh. Các sóng điện não có thể được phân tích khi các triệu chứng xảy ra, điều này sẽ giúp phát hiện cơn động kinh tốt hơn so với điện não đồ bình thường chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút.
Video từ xa sẽ được thực hiện tại bệnh viện, thường là theo dõi trong một vài ngày. Khi có nghi ngờ về bệnh động kinh, video từ xa có thể hữu ích để chẩn đoán chính xác. Phương pháp này sử dụng một máy quay video gắn lên tường, liên kết với máy đo điện não đồ. Chiếc máy quay video này sẽ ghi lại những gì người bệnh làm, đồng thời, máy điện não đồ sẽ ghi lại sóng điện não ngay tại thời điểm đó. Cả hai video và điện não đồ đều được lưu trữ trên một máy tính để xem lại khi thử nghiệm kết thúc. Bác sĩ sẽ có thể thấy sự thay đổi điện não độ và cơn động kinh thực sự.
Xem thêm: Điện não đồ video giúp chẩn đoán chính xác bệnh động kinh
– Để giúp các cảm biến dính vào da đầu một cách dễ dàng, bạn nên vệ sinh đầu tóc khô ráo và sạch sẽ, không dùng bất kỳ chất gel hay keo xịt tạo kiểu nào. Nếu bạn có mái tóc dài, nên chải và buộc gọn nhưng không nên dùng kẹp tóc bằng kim loại.
– Bạn có thể ăn uống bình thường nhưng tránh uống nước có chứa cafein hoặc chất kích thích khác trong ít nhất 4 giờ trước khi làm điện não đồ.
– Đừng ngủ trưa trước khi thử nghiệm.
– Tiếp tục dùng thuốc trừ khi bác sĩ khuyên dừng lại.
Điện não đồ an toàn và không hề gây đau khi thực hiện
Điện não đồ là phương pháp xét nghiệm không hề gây đau và an toàn với mọi đối tượng, dù là trẻ nhỏ. Các điện cực không hề gây truyền điện vào cơ thể khi tiến hành đo. Ngoài việc để lại mái tóc hơi bù xù thì có thể bạn thấy có chút mệt mỏi, hoặc đầu óc hơi quay cuồng, phát ban nhẹ nơi gắn điện cực, ngứa ran ở môi và các ngón tay trong một thời gian ngắn, chúng sẽ tự hết sau khi về nhà nghỉ ngơi.
Khi thử nghiệm kết thúc, các điện cực sẽ được gỡ bỏ, và bạn sẽ cần gội đầu để làm sạch các keo dính khi gắn điện cực. Bạn có thể trở về nhà ngay sau khi thực hiện điện não đồ và trở lại với hoạt động bình thường. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là nếu trước đó phải thức đêm. Bác sĩ có thể đọc luôn kết quả ngay sau khi khám, nhưng đôi khi bạn cũng sẽ phải chờ một vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
Kết quả điện não đồ có thể hiển thị rõ những sóng điện bất thường khi bệnh nhân đang trong cơn động kinh, tuy nhiên cũng có những lúc bản ghi điện não đồ không thể hiện rõ sự thay đổi khác biệt. Do vậy, dù kết quả điện não đồ của bạn là bình thường không có nghĩa là bạn đã được loại trừ ra khỏi danh sách những bệnh nhân đã mắc bệnh động kinh, nhất là khi có biểu hiện cơn co giật điển hình.
Đôi khi có một số dạng bệnh động kinh rất khó để có thể xác định bằng một chẩn đoán bằng điện não đồ mà phải thực hiện kết hợp với nhiều phương pháp chẩn đoán khác nữa.
Nếu bạn đã bị mắc một cơn động kinh (co giật), bạn nên được đo điện não đồ để xác định xem mình có mắc bệnh động kinh hay không. Đây là một trong những kỹ thuật dễ thực hiện và có thể làm được ở hầu hết các bệnh viện. Cho dù bạn có bị mắc động kinh thì cũng đừng quá lo lắng. Động kinh không chữa được nhưng nếu bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, bệnh động kinh sẽ không còn là nỗi ám ảnh đáng sợ.
Xem thêm:
Điểm danh các phương pháp chữa động kinh không dùng thuốc
Giải pháp từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả, đã được kiểm chứng lâm sàng
Nếu bạn đã đi khám và kết quả điện não đồ có sóng bất thường, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn giải pháp trị bệnh động kinh hiệu quả.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
www.epilepsysociety.org.uk/eeg-electroencephalogram#.VmP6K2QrK8U
www.mayfieldclinic.com/PE-EEG.HTM
www.nhs.uk/Conditions/EEG/Pages/Introduction.aspx
Tin liên quan
LinhPhạm 08:36:48 : 25/10/2021
6 Tuổi bị co giật nhẹ thi thoảng bị 1 lần thì có cần phải đi đo điện não không ah
trungmyjsc.com.vn 10:42:53 : 25/10/2021
Chào bạn,
Co giật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh tạm thời, co giật tâm lý, hạ đường huyết, hạ canxi máu… hoặc bệnh động kinh. Để kết luận chính xác nguyên nhân gây co giật, bé cần tiến hành các xét nghiệm như: điện não đồ, điện não đồ video, chụp cộng hưởng từ… Chúng tôi không thể đưa ra kết luận chỉ dựa trên những triệu chứng mà bạn mô tả, vì vậy bạn nên đưa bé đi khám sớm. Sau thăm khám và biết rõ về tình trạng bệnh của bé, nếu cần được hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Hoang Đuc 09:23:11 : 23/09/2019
Con tôi năm nay 16t . Vào tháng 1 dương lịch con tôi đang ngủ bi cơn co dật người tím tái va cho đến ngay 27/6 vừa rồi con tôi bị lại và cũng biểu hiên như lần trước . Khi bi co giật toàn thân cháu cứng lại khó thở , nếu để Yên cháu càng lịm sâu , còn hô hấp thì cháu nhanh tỉnh hơn . Cho toi hỏi bác sỹ đó có phải là bệnh động kinh ko . Tôi đã đưa cháu đi bệnh viên đa khoa tỉnh khám và chụp cộng hưởng từ và điện não đồ nhưng mọi chỉ số bs bảo rất tốt . Ko phát hiện ra bệnh gì
trungmyjsc.com.vn 13:11:51 : 23/09/2019
Chào bạn Hoang Đuc,
Biểu hiện co giật, co cứng toàn thân của bé có khả năng cao là dấu hiệu của bệnh động kinh, trên thực tế có rất nhiều trường hợp dù mắc bệnh nhưng kết quả điện não đồ tại thời điểm đo lại không phát hiện thấy bất thường gì, lúc này thường phải kết hợp thêm đo điện não đồ video nhằm theo dõi hoạt động điện não trong một khoảng thời gian dài để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Không biết con bạn có đang điều trị bằng thuốc gì hay không? Hiện tại, nếu cơn co giật của bé vẫn xảy ra thường xuyên gia đình bạn có thể cân nhắc đưa con đến các bệnh viện tuyến trung ương khám để đánh giá lại tình trạng bệnh và từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, để giúp bé kiểm soát cơn co giật tốt hơn, bạn có thể kết hợp cho con sử dụng thêm những sản phẩm chứa thảo dược An tức hương, Câu đằng để giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co cứng, co giật, động kinh cho bé. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm lợi ích của các thảo dược này trong 2 bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
https://trungmyjsc.com.vn/vi/cau-dang-thao-duoc-quy-giup-ngan-ngua-con-co-giat-dong-kinh-cai-thien-chung-tang-dong-giam-chu-y.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé sớm khỏe!
Lê quang vinh 22:07:32 : 08/08/2019
Con nhà e 2 tháng tuổi lúc ngủ hoặc thức cháu thỉnh thoảng bị run tay hoặc chân chủ yếu bị run ở chân. Cho e hỏi các triệu chứng trên có liên quan đến bệnh động kinh ko ạ em rất lo lắng vì đứa đầu nhà e cũng bị động kinh không rõ nguyên nhân . Đây là đứa thứ 2 mong bác sĩ tư ván ạ
trungmyjsc.com.vn 13:14:49 : 09/08/2019
Chào bạn Lê quang vinh,
Biểu hiện run tay chân ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân gây ra như run cơ lành tính, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hóa (cường giáp),… hoặc bệnh động kinh nếu kèm theo cơn co giật. Hiện tại, nếu nhận thấy tình trạng này thường xuyên xảy ra, bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện Nhi thăm khám, làm thêm điện não đồ và các xét nghiệm cần thiết khác để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mặc dù bệnh động kinh cũng có nguy cơ di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp, do đó bạn và gia đình không nên quá lo lắng.
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Phúc, 08:58:22 : 04/06/2019
Con tôi được 2tuoi 5 tháng đã uống thuốc điều trị động kinh được 6thang đến nay không còn co giật nữa. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi khi nào cháu mới đo điện não lại được. Xem bệnh động kinh của cháu có giảm k
trungmyjsc.com.vn 10:40:01 : 04/06/2019
Chào bạn Phúc,
Vì độ tuổi của bé còn nhỏ nên gia đình cần chú ý theo dõi bệnh cho bé thường xuyên. Do vậy nếu bé đã dùng thuốc kháng động kinh được 6 tháng và đến nay không còn xuất hiện cơn co giật nữa thì hiện tại bạn nên sớm đưa bé đến bệnh viện kiểm tra lại, tiến hành đo điện não đồ để đánh giá chính xác mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp hơn với tình trạng của bé. Bạn cũng có thể tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng để kết hợp giúp bé kiểm soát bệnh động kinh, ngăn cơn co giật tái phát hiệu quả hơn trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Phương 19:27:09 : 21/04/2019
Dạ con chào bác sĩ
Con năm nay 18 tuổi con có tiền sử bệnh động kinh (lúc nhỏ 1 tuổi) và tái phát lại hai ngày trươc s18 tuổi gia đình con lo lắng nên vẹ con đi khám nên đi khám và khi đi khám về con cảm thấy đầu con cứ đau ở phần trên tai nó kèo dài từ khi khám đến bây giờ chưa khỏi .ù tai , chóng mặt, hay quên, và học cái gì cũng ko vào
Vậy bác cho con hỏi nó có gì đáng ngại đến sức khoẻ ko ạ
Con xin c. Ơn ạ
trungmyjsc.com.vn 13:28:46 : 22/04/2019
Chào bạn Phương,
Điện não đồ là phương pháp an toàn, không xâm lấn giúp ghi lại hoạt động điện não để phát hiện các sóng bất thường mà không hề truyền bất kỳ dòng điện nào vào cơ thể. Thông thường, người bệnh có thể cảm thấy hơi mệt mỏi, khó chịu trong quá trình đo, tình trạng này sẽ chấm dứt một thời gian rất ngắn sau đó. Do vậy, triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, hay quên, mất tập trung kéo dài đã 4 ngày như bạn đang gặp phải có khả năng không liên quan đến điện não đồ nên bạn có thể yên tâm, không cần quá lo lắng. Trước mắt, bạn nên theo dõi thêm các dấu hiệu này, đồng thời chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống điều độ, hợp lý, nếu vẫn không thấy cải thiện khi đó hãy tới bệnh viện khám lại để tìm ra nguyên nhân từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Với tình trạng hiện tại, bên cạnh dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói/ngày, chia 2 lần trong một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sớm khỏe!
Phương, 13:12:36 : 04/03/2019
Chị ơi cho e hỏi.con e tháng này là được 22 tháng nhưng lúc đầu cháu sốt cao rồi co giật và hôn mê được mấy ngày nhưng khi hôn mê cháu hay lên cơn xoắn vạn bs chẩn đoán là viên não đi chụp cộng hưởng từ thì chẩn đoán là tổn thương não giờ cháu tỉnh cháu chỉ biết ăn,ngủ còn hay lên cơn bs đưa đi chụp điện não đồ và bảo cháu bị sống động dây thần kinh(động kinh) hiện taị cháu không biết gì cả cũng k nhận thức được cũng khóc k ra nước mắt,cổ mềm ,hình như cháu k nhìn thấy cũng chẳng biết bốmẹ luôn.cho em hỏi mình co phương thuốc nào chữa được như bệnh của con e k a?xin chân thành cam ơn
trungmyjsc.com.vn 16:48:58 : 04/03/2019
Chào bạn PHƯỢNG,
Chúng tôi xin được chia sẻ với nỗi lo lắng cũng như mong muốn điều trị khỏi cho bé. Tuy nhiên, do bé nhà bạn bị tổn thương não nên việc điều trị cần tuân thủ theo các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định. Việc điều trị sẽ có thể sẽ cần thời gian nhiều năm mới có thể khắc phục phần nào di chứng để lại ở bé, do vậy gia đình nên cố gắng kiên trì. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
Bên cạnh đó thì việc giữ cho tâm lý thoải mái, vui vẻ, ăn uống hoa học (tăng cường các thực phẩm có nhiều chất béo và protein) cũng sẽ góp phần hạn chế các cơn động kinh hiện tại của bé, vì vậy bạn nên chú ý tới chế độ ăn của bé, quan tâm tới bé nhiều hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với con bạn trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc con bạn sớm khỏe!
Mai Nhi, 08:57:31 : 29/09/2018
Chào bác sĩ, Con gái em hơn 1 tuổi tuổi, em phát hiện cháu thi thoảng có biểu hiện nhún 2 bên vai và giật từng bên vai, biểu hiện giật rất nhanh rồi hết(nhanh như khi chạm vào vật nóng và rụt lại ạ).Em đã cho cháu đi khám tại viện Nhi trung ương, kết quả điện não đồ cháu bình thường và bác sĩ cũng không cho bất kì thuốc gì, nhưng cháu vẫn có biểu hiện như trên nên em rất lo(có ngày ko sao, có ngày lặp lại 10-20 lần). cháu chưa hề bị sốt cao, cháu phát triển bình thường theo các mốc, vòng đầu của cháu cũng phát triển bình thường. Em rất mong bác sĩ giải đáp giúp em
trungmyjsc.com.vn 10:42:54 : 29/09/2018
Chào bạn Mai Nhi,
Những biểu hiện nhún 2 bên vai, giật từng bên vai rất nhanh rồi hết là những triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc chứng rối loạn tic – một rối loạn vận động cơ ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ chứ không phải mắc bệnh động kinh như gia đình bạn đang lo sợ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về căn bệnh này trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/roi-loan-tic-roi-loan-van-dong-pho-bien-o-tre-it-cha-me-biet-den.html
Việc chẩn đoán căn bệnh này chủ yếu dựa trên lời kể của cha mẹ trẻ để chẩn đoán. Với tình trạng hiện tại bạn nên cho con đi khám lại tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp cho bé.
Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Chúc con bạn và gia đình mạnh khỏe!
Tiến 08:51:03 : 21/06/2018
Xin chào các chuyên gia thần kinh ngày bé em bị viêm tai và chuyển sanh áp xe não, hiện em đã mổ năm 1996 đến cuối 2011 cho đến bây giờ cứ một tháng là em bị mất ý thức khoảng vài giây lại khỏi em có chụp cộng hưởng từ và đo điện não đồ đều ko có kết quả bị động kinh các chuyên gia cho em hỏi bây giờ em phải xử lý ra sao em cám ơn.
trungmyjsc.com.vn 14:09:32 : 21/06/2018
Chào bạn Tiến,
Ngoài cơn co cứng, co giật thì mất ý thức cũng là triệu chứng của chứng bệnh động kinh. Qua chia sẻ của bạn, chúng tôi thấy sau khi mổ áp xe não, bạn có khả năng đang gặp phải căn bệnh động kinh vắng ý thức. Thông thường khi mắc động kinh, đo điện não đồ sẽ thấy sóng bất thường, tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn thưa thì có thể không có sóng. Bạn có thể hiểu rõ hơn về thể bệnh này qua bài viết:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/cac-dang-co-giat-dong-kinh.html
Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám thường xuyên tại các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo dưới đây:
Miền Bắc
– Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Miền Trung
– Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
Miền Nam
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
– Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM
– Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM
Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày để giúp an thần, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn động kinh. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!