Bệnh mạch vành

Đau thắt ngực ổn định – Dấu hiệu rõ rệt của bệnh động mạch vành (CAD)

Ngày đăng: 26 Tháng Mười, 2016
5/5 - (1 bình chọn)

Cơn đau thắt ngực ổn định là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ tim bị thiếu máu cục bộ – tình trạng tim không được nhận đủ oxy để bơm máu đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau thắt ngực ổn định là bệnh động mạch vành (CAD).

 Đau thắt ngực là một triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành. Bệnh xảy ra khi cholesterol lắng đọng trong thành mạch máu, hình thành nên các mảng vữa xơ gây thu hẹp lòng mạch, khiến cho lưu lượng máu giàu oxy và năng lượng chảy qua động mạch vành tim bị giảm sút. Tim không có đủ oxy và năng lượng gây ra các cơn đau thắt ngực cho bệnh nhân.

Đau thắt ngực ổn định là gì?

 Đa số những người mắc bệnh mạch vành thường có các cơn đau thắt ngực ổn định. Đó là do các mảng vữa xơ bám ổn định ở lòng động mạch vành mà chưa vỡ ra, chỉ khiến một phần động mạch vành bị tắc nghẽn. Khi bệnh nhân nghỉ ngơi, tim không cần hoạt động quá nhiều nên lượng máu về tim miễn cưỡng có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Ngược lại, thời điểm bệnh nhân phải hoạt động, gắng sức hoặc căng thẳng khiến tim đập nhanh hơn, cơn đau thắt ngực sẽ kéo đến.

Mảng bám động mạch vành khiến lưu lượng máu giàu oxy về tim bị suy giảm

 Cơn đau thắt ngực ổn định ít nguy hiểm hơn so với cơn đau thắt ngực không ổn định. Bởi cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra do sự nứt vỡ của mảng xơ vữa làm bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi hay đang ngủ, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng của người bệnh. Đặc điểm của chứng đau thắt ngực ổn định

 Bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định thường không có triệu chứng gì trong khi nghỉ ngơi hoặc trong quá trình hoạt động nhẹ vì lưu lượng máu đến cơ tim của họ là đủ trong điều kiện này. Cơn đau thắt ngực ổn định sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, hoàn toàn có thể dự báo trước. Trong khoảng vài phút, lưu lượng máu trở lại bình thường và cơn đau thắt ngực cũng sẽ không còn.

 Để đánh giá mức độ tắc hẹp của đông mạch vành, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân kiểm tra chức năng tim khi vận động. Nếu cơn đau ngực xuất hiện chỉ sau 30s bệnh nhân chạy trên máy chạy bộ, bệnh nhân bị bệnh mạch vành ở mức độ nặng. Nếu sau 10 phút chạy bộ, cơn đau mới xảy ra có nghĩa là tình trạng bệnh mạch vành sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Dựa vào các đánh giá này, các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.

Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định

 Điều trị đau thắt ngực ổn định về cơ bản là điều trị bệnh mạch vành. Trên lý thuyết, khi mạch máu không còn bị tắc nghẽn bởi mảng vữa xơ, bệnh nhân sẽ không còn các cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể trong điều trị bệnh mạch vành là: Giảm các triệu chứng đau thắt ngực, ngăn ngừa các mảng vữa xơ tiến triển và ngăn ngừa các biến chứng bệnh mạch vành (bao gồm nhồi máu cơ tim, suy tim và tử vong).

Thuốc điều trị đau thắt ngực ổn định

Beta blockers: còn gọi là thuốc chẹn beta có tác dụng ức chế hormone adrenalin, giúp giãn mạch, giảm co thắt và giảm bớt gánh nặng cho tim, nhờ đó ngăn ngừa cơn đau thắt ngực.

Canxi blockers: Thuốc chẹn kênh canxi làm giảm nhịp tim và giãn nở mạch máu giúp bệnh nhân hạ huyết áp.

Nitrates: Thuốc làm giãn nở mạch máu, giảm áp lực cho tim.

Ranexa (Ranolazine): Thuốc mới chống đau thắt ngực có công dụng chẹn kênh natri, giúp tim tăng cường trao đổi chất.

Điều trị xâm lấn

Đặt stent mạch vành giúp điều trị đau thắt ngực ổn định

 Khi thuốc điều trị không thể kiểm soát được cơn đau thắt ngực hoặc khi động mạch vành bị tắc hẹp nặng (thường trên 80%), bệnh nhân sẽ được chỉ định nong mạch và đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp giảm đau thắt ngực

 Sử dụng thuốc điều trị hay phẫu thuật đều có thể giúp máu về tim tức thì, giảm ngay cơn đau thắt ngực nhưng không điều trị được tận gốc căn nguyên của vấn đề là bệnh mạch vành. Chính vì vậy, các nhà khoa học có xu hướng tìm kiếm những hoạt chất sinh học từ thiên nhiên mang lại tác động toàn diện hơn, vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa ngăn ngừa được các mảng xơ vữa mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất sinh học có trong Bồ hoàng có tác dụng giãn động mạch vành, giảm lực cản ngoại vi, nhờ đó cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, giúp giảm nhanh các cơn đau thắt ngực ổn định. Không chỉ vậy, Bồ hoàng còn có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ trong cả hai trường hợp viêm cấp tính và mạn tính, ức chế quá trình oxy hóa nhằm bảo vệ, phục hồi chức năng mạch máu, ngăn ngừa sự lắng đọng cholesterol và tiến triển dày lên của mảng xơ vữa. Sự kết hợp của các hoạt chất sinh học tự nhiên cùng với những liệu pháp điều trị chính sẽ giúp tăng cao hiệu quả điều trị các cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành.

 Bên cạnh đó, để ngăn ngừa đau thắt ngực và kiểm soát tốt bệnh động mạch vành, người bệnh cần ăn ít cholesterol trong chế độ ăn, đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp cải thiện chức năng tim mạch và đạt hiệu quả điều trị tốt hơn mong đợi.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: www.verywell.com/stable-angina-1745941

Viết bình luận