Huyết áp thấp và thiếu máu não

Chuyên gia giải đáp: Người bệnh huyết thấp nên ăn mặn hay không?

Ngày đăng: 4 Tháng Chín, 2019
5/5 - (5 bình chọn)

Có rất nhiều người từng truyền tai nhau rằng, huyết áp thấp nên ăn mặn để nâng huyết áp lên cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm này có thể đúng với một số trường hợp bởi nếu dùng quá nhiều muối sẽ dẫn đến dư thừa và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy người bị huyết áp thấp nên ăn mặn như thế nào? Hãy để chuyên gia giải đáp giúp bạn ngay trong bài viết dưới đây.   

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn là đúng hay sai?

Huyết áp thấp là tình trạng áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch giảm xuống thấp hơn so với bình thường, nhỏ hơn hoặc bằng 90/60 mmHg, hậu quả là làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho mọi cơ quan trong cơ thể.

Để điều chỉnh huyết áp về mức an toàn, bên cạnh những biện pháp điều trị khác, trong một số trường hợp bác sĩ có thể khuyên người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn so với bình thường. Bởi vì trong thành phần của muối chứa natri, khi đưa vào cơ thể sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của máu để kéo nước vào trong lòng mạch, từ đó tăng thể tích máu tuần hoàn và nâng chỉ số huyết áp. Mặt khác, ăn nhiều muối cũng gây cảm giác khát, kích thích người bệnh uống nhiều nước hơn, điều này cũng góp phần giúp tăng lượng máu trong cơ thể.

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường

Tuy nhiên, chế độ ăn thừa muối có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh như huyết áp cao, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, sỏi thận,… Chính vì vậy, không nên áp dụng biện pháp này nếu bạn đang có vấn đề về tim mạch, bệnh thận, loãng xương, phù,…

Lượng muối khuyến cáo cho người huyết áp thấp

Thực tế, không có một quy chuẩn chính xác về lượng muối mà người huyết áp thấp nên tiêu thụ mỗi ngày, điều này sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành nên ăn không quá 5g muối/ngày (tương đương 2g natri/ngày), bao gồm tổng muối có sẵn trong thực phẩm và muối bổ sung từ các loại gia vị, nước chấm khi chế biến thức ăn.

Natri và muối có nhiều trong các thực phẩm như hải sản (tôm, cua, cá, ngao, sò…), rau dưa muối, rau bina, phomat, trứng, sữa chua, đồ ăn đóng hộp, thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, giò chả),… Dưới đây là hàm lượng natri trong một số thực phẩm:

Thực phẩm

Natri trong 100g

(mg)

Thực phẩm

Natri trong 100g

(mg)

Cua bể

316

Thịt lợn

76

Cua đồng

453

Thịt bò loại 1

83

Tôm đồng

418

Bột canh

62500

Sữa bò tươi

380

Hạt nêm

45455

Sữa bột toàn phần

371

Nước mắm

7720

Thịt gà ta

70

Xì dầu

5637

Người bệnh huyết áp thấp có thể căn cứ theo khuyến cáo trên để tự điều chỉnh lượng muối phù hợp, tuy nhiên cần lưu ý rằng không nên ăn quá mặn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tạo thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi mua để tránh tiêu thụ dư thừa muối.

Đọc nhãn thực phẩm giúp xác định chính xác lượng muối

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh huyết áp thấp

Trong sinh hoạt, tập luyện và dinh dưỡng hằng ngày, người bệnh huyết áp thấp cũng nên lưu ý:  

– Uống nhiều nước trung bình 1.5 – 2 lít nước/ngày (tương đương 8 – 10 cốc) giúp tăng lượng máu trong cơ thể.

– Tăng cường những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho máu như thịt bò, thịt gà, cá biển, trứng, rau lá xanh đậm, bí đỏ, đậu nành, trái cây tươi giàu vitamin C,…

– Ăn 5 – 6 bữa nhỏ một ngày thay vì 3 bữa lớn, không bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng.

– Không sử dụng đồ uống có cồn vì gây mất nước và giãn mạch dẫn đến tụt huyết áp đột ngột.

– Giữ tinh thần thư giãn, ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya, căng thẳng hoặc làm việc gắng sức.

– Luyện tập thể dục thể thao vừa sức 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… giúp cải thiện lưu thông máu và nâng cao sức khỏe.

– Nằm xuống nghỉ ngơi ở tư thế kê chân cao hơn đầu ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, choáng váng để tránh té ngã, tai nạn ngoài ý muốn.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân giúp bổ máu, tăng tạo máu, thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ quan để cải thiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ,… và nâng cao chỉ số huyết áp.

Xem thêm:

Viên uống hỗ trợ điều trị huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Chế độ ăn uống dành cho người bị huyết áp thấp

Như vậy người bị huyết áp thấp nên ăn mặn là đúng trong trường hợp không mắc kèm bệnh tim mạch hoặc bệnh thận. Nhưng để xác định đúng lượng muối cần bổ sung hằng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn giải đáp.

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/sodium-per-day#should-you-limit

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470

Viết bình luận