Thông tin hội thảo CLB

Chương trình tư vấn của PGS.TS Chu Quốc Trường về bệnh sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu

Ngày đăng: 6 Tháng Tư, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu là “thủ phạm” của nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt, tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ về chứng bệnh này. Và vừa qua, trong chương trình tư vấn chuyên sâu về bệnh tiết niệu, PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách điều trị và phòng ngừa các bệnh lý này để giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Chương trình tư vấn: “Hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi và viêm tiết niệu

Đánh giá chung về bệnh sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu

Theo PGS.TS Chu Quốc Trường, tùy theo vị trí bị sỏi và viêm mà có những tên gọi tương ứng, cụ thể là sỏi tiết niệu (bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) và viêm tiết niệu (bao gồm viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo). Đây là những bệnh lý rất phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Nhìn chung, các bệnh lý này đều có khả năng chữa khỏi bằng nhiều phương pháp nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực, bệnh có thể gây biến chứng xấu đến sức khỏe. Điển hình nhất là những cơn đau quặn thận dữ dội cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… nghiêm trọng hơn có thể gây biến chứng suy thận, nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm.

Ngoài ra, sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu thường có nguy cơ tái phát cao do ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ chế độ ăn uống, vệ sinh hàng ngày, thói quen sử dụng thuốc cũng như các bệnh lý mắc kèm. Do đó, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần biết cách kết hợp nhiều biện pháp từ việc sử dụng thuốc tây, các sản phẩm thảo dược hỗ trợ bài sỏi, giảm viêm cùng một lối sống khoa học.

Sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu là những bệnh rất phổ biến

PGS.TS Chu Quốc Trường nhận định về việc điều trị bệnh sỏi và viêm tiết niệu

Theo PGS.TS Chu Quốc Trường, việc chữa bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu là một vấn đề thời sự hiện nay bởi vẫn còn một số sai lầm trong điều trị khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Với bệnh sỏi tiết niệu, mặc dù đã có nhiều kỹ thuật tán mổ hiện đại tuy nhiên, không phải cứ ai bị sỏi cũng cần phẫu thuật bởi cần căn cứ vào kích thước, số lượng, vị trí sỏi để lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, ít đau đớn nhất, hạn chế tối đa những tổn hại đến chức năng thận – tiết niệu. Thực tế, lo ngại lớn nhất ở những người đã mổ, tán sỏi là nguy cơ còn sót lại cặn hoặc vụn sỏi, khiến bệnh dễ tái phát, đồng thời nguy cơ gặp biến chứng hậu phẫu như chảy máu, nhiễm trùng,… cũng hay xảy ra. Chính vì vậy, PGS cho rằng, với hầu hết các trường hợp bị sỏi nên ưu tiên điều trị bằng các phương pháp nội khoa, dùng thuốc kết hợp với sản phẩm thảo dược tự nhiên, trừ khi sỏi kích thước quá lớn, sỏi có dấu hiệu ứ nước mức độ nặng, sỏi kẹt tại các điểm nối… mới cần phẫu thuật.

Trong bệnh viêm đường tiết niệu, thuốc kháng sinh được sử dụng rất phổ biến giúp giảm viêm nhanh chóng, tuy nhiên nếu không dùng đúng có thể trở thành “con dao hai lưỡi” gây tác dụng phụ đến chức năng gan – thận kèm theo nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc trong tương lai. Do đó, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau: dùng đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều, đúng liệu trình. Trong những đợt viêm tái phát người bệnh không nên quá lạm dụng các thuốc kháng sinh, thay vào đó nên kết hợp với các vị thảo dược có chứa hoạt chất kháng sinh chống viêm tự nhiên để tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, PGS khuyên những người bị sỏi và viêm đường tiết niệu cần thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh trái cây, tránh xa các chất kích thích và tăng cường tập luyện thể thao mỗi ngày để giúp giảm thiểu những khó chịu do các bệnh lý này.

Kết hợp Đông – Tây y giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi và viêm tiết niệu

Lợi ích của thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu

Với hơn 40 năm kinh nghiệm, PGS.TS Chu Quốc Trường đánh giá rất cao vai trò của các vị thảo dược Đông y trong điều trị bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu nhờ độ an toàn và hiệu quả cao. Trong đó Kim tiền thảo, Râu ngô, Mã đề, Hoàng bá, Bán biên liên, Râu mèo, Nhọ nồi… là những thảo dược quen thuộc được nhiều người sử dụng. Nhìn chung, khi kết hợp những vị thuốc này đã đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ cho những người bệnh bị sỏi hay viêm đường tiết niệu.

– Hoàng bá, Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc nên giúp chống viêm tốt, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây viêm.

– Kim tiền thảo, Râu ngô, Xa tiền tử (hạt mã đề) có khả năng lợi tiểu mạnh mẽ để giúp bào mòn, đào thải sỏi.

– Nhọ nồi là vị thuốc có tác dụng lương huyết và chỉ huyết giúp giảm tình trạng tiểu ra máu do sỏi và viêm tiết niệu.

Và theo thực tiễn điều trị, PGS. Chu Quốc Trường cho rằng, nếu sử dụng các vị thuốc này đúng liều lượng và kiên trì đủ thời gian thì sẽ giúp cải thiện tốt cả triệu chứng, giải quyết triệu để căn nguyên gây sỏi và viêm tiết niệu, tránh tái phát lại. Hiện nay, nhờ áp dụng các công nghệ bào chế hiện đại trong lĩnh vực sử dụng thảo dược đã tạo ra những chế phẩm hỗ trợ trị sỏi và viêm rất tiện lợi, đảm bảo dược tính của thảo dược và sự an toàn khi dùng dài ngày.

Chữa bệnh sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu cần tìm đúng giải pháp và kiên trì, không bỏ dở giữa chừng. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

 

Xem thêm:

Bị sỏi thận, sỏi tiết niệu đừng bỏ qua 7 vị thảo dược này

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye dùng cho người bị sỏi và viêm tiết niệu

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận