Bệnh tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là gì? – Tổng hợp mọi thông tin bạn nên biết!

Ngày đăng: 20 Tháng Ba, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay từ khóa “sỏi đường tiết niệu” đang trở thành một chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Theo số liệu thống kê cho thấy có tới 3% dân số thế giới mắc chứng bệnh này và ở Việt nam, tỷ lệ này đã cán mốc 15%, con số vẫn tiếp tục gia tăng và không có xu hướng ngừng lại.

Vậy sỏi đường tiết niệu là gì? Làm cách nào để phòng và điều trị bệnh hiệu quả? Bài viết sau sẽ là lời giải đáp cho mọi thắc mắc của độc giả xung quanh chủ đề này.

Sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi đường tiết niệu là một khối rắn hình thành trong đường tiết niệu, chúng có thể làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu, gây đau nhức dữ dội, chảy máu, nhiễm trùng. Sỏi thường bắt đầu hình thành ở trong thận và có thể di chuyển tới các cơ quan khác của đường tiết niệu, tại đó chúng phát triển, lớn dần. Tùy vào vị trí của sỏi, có thể phân thành 4 dạng: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Sỏi đường tiết niệu là một khối rắn hình thành trong đường tiết niệu

Dấu hiệu nhận biết sỏi đường tiết niệu

Bệnh sỏi đường tiết niệu thường diễn biến âm thầm, rất khó để phát hiện trong giai đoạn đầu khi sỏi còn nhỏ, bởi lúc này chúng hầu như không gây ra bất cứ biểu hiện nào. Khi sỏi lớn dần và di chuyển trong đường tiết niệu, ở mỗi vị trí chúng sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình sau:

Sỏi thận + Sỏi niệu quản

Sỏi bàng quang

Sỏi niệu đạo

– Đau ở một bên và lưng dưới mạn sườn (chiếm 90%), lan sang vùng bụng, háng, đau khi đi tiểu

– Tiểu ra máu, tiểu ra mủ, có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu rắt,..

– Sốt, ớn lạnh,..

– Nữ giới đau bụng dưới, nam giới đau, khó chịu ở dương vật, tinh hoàn

– Nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều vào ban ngày

– Khó đi tiểu, gián đoạn dòng chảy nước tiểu

– Đái ra máu, nước tiểu có màu đục

– Đái khó, đái rỉ, đái buốt, đái ra máu

– Đái rắt, bí đái cấp tính

– Nữ giới thường bị đau ở tầng sinh môn (mô nằm giữa âm đạo – hậu môn), đau quặn bụng dưới, còn nam giới thường bị đau quy đầu.

Sỏi đường tiết niệu là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm được điều trị. Do đó, ngay khi có các biểu nghi ngờ, hãy sớm thăm khám và liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn cách trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay!

Các loại sỏi trong đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu được phân loại thành 5 typ chính dựa trên bệnh sinh và đặc điểm lâm sàng của sỏi, cụ thể bao gồm:

Sỏi calci: Là dạng sỏi thường gặp nhất chiếm khoảng 60 – 80%, bao gồm 2 loại calci oxalate và calci phosphat.

Sỏi struvit (sỏi magnesium ammonium phosphat): Được hình thành do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thường gặp ở nữ giới.

Sỏi acid uric: Được tạo thành từ acid uric và amonium urat. Dạng này chỉ chiếm khoảng 1 – 2 % và thường gặp ở nam giới cao tuổi.

Sỏi cystin: Chỉ chiếm khoảng 1 – 2 % các loại sỏi, được hình thành do sự rối loạn chuyển hóa, gây tăng tiết cystin niệu.

Một số loại sỏi hiếm gặp khác (Sỏi xanthin, sỏi silica,…): Chiếm khoảng 0.04% các loại sỏi, được hình thành do một số bệnh chuyển hóa hiếm hoặc do dùng thuốc cùng chế độ ăn thiếu khoa học khiến các chất bài tiết trong nước tiếu không hòa tan được, tích tụ dần thành sỏi.

Nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu

Hiện nay các nhà khoa học chưa thực sự hiểu rõ căn nguyên gây sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, nhiều lý thuyết cho rằng, sỏi có thể được hình thành do 2 nguyên nhân chính sau:

– Nước tiểu chứa quá nhiều chất thải khó tan, chẳng hạn như canxi, oxalat, acid uric… hoặc nước tiểu quá ít

– Nước tiểu thiếu các chất ngăn cản sự kết dính của các tinh thể.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, bao gồm:

– Di truyền: Gia đình bạn có người từng mắc sỏi đường tiết niệu.

– Độ tuổi: Từ 30 – 55 tuổi.

– Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu cao hơn nữ giới.

– Mất nước: Uống không uống đủ nước mỗi ngày, sống ở vùng khí hậu ấm áp, hoặc mắc chứng đổ mồ hôi nhiều…

– Ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, natri, canxi, đường…

– Rối loạn chuyển hóa gây tăng bài tiết chất tan: Toan chuyển hóa, tăng calci niệu.

– Mắc một số bệnh lý: Béo phì, tăng huyết áp, gout, cường cận giáp, bệnh đường tiêu hóa (Viêm ruột, tiêu chảy mãn tính…)

– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc lợi tiểu, canxi, vitamin D…

Cách chẩn đoán chính xác sỏi đường tiết niệu

Để chẩn đoán chính xác, ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau nhằm nhận định chính xác nguyên nhân, mức độ, dạng sỏi bạn gặp phải:

– Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm kiểm tra dấu hiệu của các tế bào hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn hoặc các chất khoáng kết tinh.

– Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá chức năng của thận, đồng thời xác định căn nguyên gây sỏi là do sự dư thừa calci hay acid uric…

– Siêu âm, chụp CT kết hợp hình ảnh X – quang: Xác định vị trí, kích thước, khối lượng của các viên sỏi.

Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra sự xuất hiện của tế bào máu, chất kết tinh trong nước tiểu

Các phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu phổ biến hiện nay

Thuốc điều trị sỏi đường tiết niệu

Những viên sỏi kích thước còn nhỏ, chưa gây ra bất cứ sự tắc nghẽn hay triệu chứng gì thì không cần phải điều trị bởi chúng sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể.

Khi những viên sỏi có kích thước lớn (>5mm) hoặc nằm ở gần thận hơn, chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng, hoặc gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, lúc này một số loại thuốc sau sẽ được chỉ định:

– Thuốc chống viêm không steroid – NSAID (diclofenac, paracetamol..) hoặc nhóm opioid (morphine,…) giúp giảm những cơn đau dữ dội.

– Thuốc kháng sinh được sử dụng khi có tình trạng nhiễm khuẩn.

– Thuốc chống nôn, thuốc bù điện giải nếu người bệnh mất nước quá nhiều do tiêu chảy, nôn mửa…

– Thuốc chẹn kênh canxi, ức chế alpha adrenergic có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, giúp tổng sỏi ra ngoài dễ dàng hơn.

– Thuốc làm tan sỏi được sử dụng phổ biến hiện nay là hỗn hợp các chất terpen (pinen, camphen, cineol,..) có tác dụng làm tan sỏi, tăng tống suất sỏi, đồng thời giúp tăng lượng máu tới thận, tăng thể tích nước tiểu và hạn chế viêm đường tiết niệu.

Điều trị sỏi đường tiết niệu bằng can thiệp phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng không mấy cải thiện, hoặc sự di chuyển của sỏi gây chảy máu, tổn thương thận và niêm mạc đường tiết niệu, gây nhiễm trùng, người bệnh sẽ được chỉ định một số biện pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi sau:

Phương pháp phẫu thuật

Đặc điểm

Tán sỏi ngoài cơ thể

– Ưu tiên với sỏi <2cm; hiệu quả tán sỏi 81%.

– Nhược điểm không hiệu quả với sỏi >2cm; sỏi rắn (sỏi calci, sỏi cystin); tỷ lệ tái phát cao chiếm khoảng 27%.

Tán sỏi qua nội soi niệu quản

– Ưu tiên tán sỏi niệu quản, nhưng kết quả hạn chế với sỏi thận.

– Không phù hợp với nam giới lớn tuổi có u tuyến tiền liệt, niệu quản dưới sỏi hẹp, gấp khúc.

Nội soi lấy sỏi

– Nội soi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc để lấy sỏi thận, sỏi niệu quản.

Tán sỏi qua da

– Ứng dụng trong điều trị sỏi thận, ít hiệu quả với sỏi niệu quản.

– Ưu tiên sỏi phức tạp kết hợp dị dạng đường tiết niệu

– Dễ gặp biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Phẫu thuật lấy sỏi

– Ứng dụng với những trường hợp sỏi khó, sỏi san hô.

Thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi tiết niệu tái phá

Từ xa xưa Y học cổ truyền đã đề cao tác dụng trị sỏi đường tiết niệu của một số loại thảo dược như Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Hoàng bá, Bán biên liên, Xa tiền tử, Cỏ nhọ nồi,… Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã làm sáng tỏ thêm vài trò và lợi ích của những thảo dược này trong việc đào thải sỏi, ngăn sỏi tái phát:

– Lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, bào mòn sỏi tiết niệu giúp tống “xuất” sỏi nhanh hơn.

– Giảm nồng độ chất tạo sỏi, base hóa nước tiểu, nhờ đó ngăn chặn quá trình hình thành sỏi mới hoặc tái phát sau phẫu thuật.

– Giãn cơ trơn niệu quản giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau vùng thắt lưng, tiểu rắt, tiểu buốt do sỏi tiết niệu.

Do vậy, người bệnh sỏi đường tiết niệu được khuyến cáo nên tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược này để giảm nhanh triệu chứng và ngăn sỏi tái phát.

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ sỏi đường tiết niệu hiệu quả

Một số lời khuyên của chuyên gia giúp phòng ngừa sỏi đường tiết niệu hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa sỏi đường tiết niệu bằng việc thực hiện những lời khuyên hữu ích dưới đây từ các chuyên gia:

– Uống nhiều nước: ít nhất nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày (tương đương 8 cốc nước).

– Hạn chế thực phẩm giàu oxalate: Củ cải đường, đậu bắp, sô cô la, khoai lang, hạt tiêu đen, cà phê…

– Giảm lượng muối: Natri trong muối có thể gây tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, dẫn đến sự kết tinh tạo sỏi.

– Uống nước ép việt quất thường xuyên: Nhằm hạn chế bài tiết oxalate, phosphate gây tăng nguy cơ hình thành sỏi.

– Giảm lượng protein từ động vật: Nội tạng động vật, thịt chó, hàu, hải sản…

– Không tự ý bổ sung viên uống calci: Calci từ thực phẩm không gây sỏi tiết niệu mà chính sự dư thừa calci tổng hợp mới là căn nguyên hình thành sỏi.

– Thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn.

– Không nén nhịn lâu khi buồn đi tiểu.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn độc giả đã có thể tự tìm cho mình lời giải xác đáng nhất cho câu hỏi “Sỏi tiết niệu là gì?”, đồng thời nắm rõ được các phương pháp phòng và điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tài liệu:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bladder-stones/symptoms-causes/syc-20354339

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755\

Viết bình luận