Nếu bạn nhận thấy mình có những biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới… đừng chủ quan vì bạn có khả năng cao đang bị viêm đường tiết niệu – căn bệnh về đường tiết niệu phổ biến nhất hiện nay, cần trị sớm để tránh nguy hiểm.
Mục lục
Đường tiết niệu gồm 4 cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Khi vi khuẩn (thường gặp nhất là E.coli) xâm nhập và phát triển ở các cơ quan này sẽ gây viêm nhiễm, dẫn đến các biểu hiện khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này gọi là viêm đường tiết niệu.
Tùy thuộc vị trí bị nhiễm khuẩn, bệnh được chia thành 4 dạng là: viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Bạn nên đi khám sớm nếu nhận thấy mình có một trong các triệu chứng của viêm đường tiết niệu dưới đây:
– Đau rát, buốt khi đi tiểu.
– Đau vùng bụng dưới, lưng dưới.
– Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít.
– Nước tiểu sậm màu, đục, có máu, có mùi hôi, hắc khó chịu.
– Sốt, ớn lạnh.
– Buồn nôn, nôn.
Đau vùng bụng dưới là một triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu
Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Tuy nhiên nếu chủ quan, không điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như:
– Hẹp niệu đạo gây tiểu khó.
– Tổn thương thận, suy thận.
– Giảm chức năng sinh dục.
– Vô sinh.
– Suy nhược cơ thể.
– Nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm tính mạng.
Những biến chứng này dễ xảy ra hơn ở phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch…
Phụ nữ có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao gấp 5 lần so với nam giới. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ thì có 1- 2 người mắc căn bệnh này, nguyên nhân được cho là niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới. Ngoài ra một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu:
– Uống không đủ nước.
– Nhịn tiểu thường xuyên, trong thời gian dài.
– Vệ sinh không sạch sẽ gây lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo.
– Quan hệ tình dục không lành mạnh.
– Mắc bệnh sỏi tiết niệu.
– Mắc bệnh tiểu đường.
– Hệ miễn dịch suy yếu.
– Phụ nữ mang thai, mãn kinh.
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, viêm đường tiết niệu cũng không ngoại lệ. Nếu nằm trong những đối tượng dễ mắc bệnh kể trên, bạn hãy chú ý đi khám thường xuyên và thiết lập lối sống phù hợp. Liên hệ ngay đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.
Dùng thuốc là phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến nhất. Quá trình điều trị thường sử dụng 2 nhóm thuốc chính là: kháng sinh và giảm đau chống viêm.
Kháng sinh trị viêm đường tiết niệu
Giống như các bệnh nhiễm khuẩn khác, sử dụng kháng sinh là điều cần thiết khi bị viêm đường tiết niệu. Một số kháng sinh thông dụng nhất hiện nay là: Trimethoprim, Fosfomycin, Nitrofurantoin, Ceftriaxone, Cephalexin,…
Trong một số trường hợp nặng, các kháng sinh nhóm fluoroquinolon như: Ciprofloxacin, Levofloxacin,… có thể được cân nhắc chỉ định.
Kháng sinh là phương pháp điều trị đầu tiên đối với viêm đường tiết niệu
Thuốc giảm đau, chống viêm
Được dùng với mục đích giảm bớt cảm giác đau buốt, biểu hiện sốt do viêm đường tiết niệu gây ra. Tùy mức độ bệnh, một số loại thuốc có thể được kê là: Paracetamol, Aspirin, Diclophenac, Ibuprofen…
Đối với tất cả các loại thuốc trên, người bệnh đều không được tự ý mua về sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc làm tăng tỷ lệ kháng thuốc. Ngoài ra, một số thuốc giúp đi tiểu nhanh chóng hơn như Phenazopyridine cũng có thể được chỉ định để giảm đau đớn cho những trường hợp bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần.
Thảo dược tự nhiên
Các Flavonoid trong một số thảo dược như Kim tiền thảo, Hoàng bá, Nhọ nồi đã được chứng minh là có khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm phù nề, nhờ vậy có thể giúp giảm nhanh và hiệu quả các triệu chứng sưng đau, nóng rát, tiểu khó,… do viêm đường tiết niệu gây ra, mặt khác lại không có tác dụng phụ. Bởi thế mà từ xa xưa, các thảo dược này là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc y học cổ truyền trị viêm đường tiết niệu.
Hiện nay bạn có thể sử dụng các bài thuốc hoặc tiện lợi hơn có thể lựa chọn các sản phẩm được bảo chế từ Kim tiền thảo, Hoàng bá, Nhọ nồi để loại bỏ và ngăn viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả.
Lối sống khoa học có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu. Chỉ cần chú ý một số chi tiết nhỏ dưới đây, bạn đã có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và gia đình.
– Uống đủ nước, trung bình 2 lít/ ngày nhưng hạn chế uống nước buổi tối.
– Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê…
– Ăn nhạt.
– Đi tiểu đúng lúc, kịp thời.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
– Hạn chế tắm bồn.
– Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
– Mặc quần áo thoáng mát, tránh bó chặt gây bí.
Viêm đường tiết niệu đã trở thành một căn bệnh mang tính thời sự cần phát hiện sớm, điều trị sớm để tránh những rủi ro và nguy hiểm về sau. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ về viêm đường tiết niệu, từ đó có giải pháp phòng và trị căn bệnh này hiệu quả.
Ds. Trần Huyền
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/kidney-stones/news/20070502/7-most-costly-urologic-diseases
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/diagnosis-treatment/drc-20353453
Tin liên quan
Viết bình luận