Thông tin hội thảo CLB

“Cùng con yêu học tốt mỗi ngày”- Chương trình giao lưu trực tuyến cùng Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa

Ngày đăng: 18 Tháng Mười Một, 2023
5/5 - (1 bình chọn)

Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình thông minh, ngoan ngoãn, học tốt. Tuy nhiên, không ít các bậc phụ huynh có cảm giác “bất lực” khi yêu cầu con học bài nhưng con lại thờ ơ hoặc chống đối. Đặc biệt, với những bố mẹ có con nghịch ngợm, hiếu động quá mức đến tuổi đến trường thì nỗi lo lắng đó càng tăng lên gấp bội khi tình trạng kém tập trung, lơ đễnh, lười học, chậm tiếp thu, học trước quên sau… càng biểu hiện rõ ràng hơn.

Thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ, vừa qua, nhãn hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egaruta Platinum đã tổ chức một buổi giao lưu trực tuyến cùng Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành) nhằm đưa ra các giải pháp giúp cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua các trở ngại để giúp con chủ động trong học tập, tự tin học hành tiến bộ và thành công trên bước đường tương lai.

Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm can thiệp thực tiễn, trong buổi giao lưu, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa đã có những câu trả lời rõ ràng, chi tiết cho các vấn đề:

– Nguyên nào khiến con học kém, học tập sa sút?

– Vì sao con học không tập trung chú ý, hay lơ đễnh?

– Vì sao con chậm hiểu, chậm tiếp thu, học mãi không vào?

– Vì sao các bé lười học, chán học, dễ căng thẳng, thấy áp lực học hành, thậm chí dẫn đến trầm cảm?

– Cha mẹ có thể làm gì để giúp con học hành ngày càng tiến bộ hơn?

Giao lưu trực tuyến giúp con yêu tăng tập trung học hành tiến bộ

Giao lưu trực tuyến giúp con yêu tăng tập trung học hành tiến bộ

Mời bạn cùng theo dõi một số câu hỏi chính trong buổi giao lưu cùng Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa ngay sau đây.

Nguyên nào khiến con học kém, học tập sa sút?

Trả lời từ Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa: Con học kém, học tập sa sút có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: con thiếu dưỡng chất cho não bộ, rối loạn giấc ngủ, dùng nhiều thiết bị điện tử; con không tập trung chú ý; chậm hiểu, chậm tiếp thu; học trước quên sau, ghi nhớ kém; lười học, chán học, căng thẳng, áp lực học hành; nghịch ngợm quá mức, bốc đồng, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi chống đối…

Cụ thể, ba mẹ nếu thấy con có những biểu hiện sau thì cần đặc biệt để tâm uốn nắn sớm cho con để tránh ảnh hưởng xấu đến việc học tập:

Trẻ không tập trung

Con không ngồi học được lâu, chỉ vài phút là quay ngang quay ngửa, nghịch ngợm, bứt rứt không yên.

Chậm hiểu, chậm tiếp thu

Tốc độ học, hiểu và nắm bắt bài giảng của con chậm hơn so với các bạn. Con mải chơi, ham ti vi, điện thoại, hậu quả là học hành ngày càng thụt lùi.

Học trước quên sau

Con ghi nhớ kém, vừa học đã quên, được dạy gì cũng không nhớ, giải một bài tập cũng mất mấy tiếng, ôn thi cả tuần nhưng không nhớ được gì gây mất thời gian mà kết quả lại kém.

Căng thẳng, áp lực học hành

Con chịu nhiều áp lực về thành tích, kết quả kém khiến con chán học, không có động lực học. Con tự ti, thu mình kém giao tiếp, ngủ kém, hay trằn trọc, có thể dẫn đến trầm cảm.

Các rối loạn phát triển: tăng động giảm chú ý, rối loạn thách thức chống đối…

Con leo trèo, chạy nhảy liên tục, không thể ngồi yên dù chỉ vài phút. Con thường xuyên cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc, hung hăng, cãi bướng, phá phách…

Trẻ học kém học sa sút có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ học kém học sa sút có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Không chỉ nêu ra nguyên nhân, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa còn chia sẻ rất cụ thể về các phương pháp giáo dục hành vi cha mẹ có thể áp dụng dạy con tại nhà. Theo chia sẻ của Thạc sĩ Nguyễn Minh Hòa, là người thầy đầu tiên của con, vì vậy cách cha mẹ quan tâm, dạy dỗ con không chỉ giúp con xây dựng tình cảm, tinh thần của con mà còn là động lực, là thông điệp đầy yêu thương gắn kết cha mẹ và con cái.

Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp con học hành ngày càng tiến bộ hơn?

Trả lời từ Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa: Cha mẹ nên áp dụng 10 lưu ý sau:

1.Tạo môi trường học tập thuận lợi:

– Đảm bảo con có một nơi riêng tĩnh lặng để học, tránh những yếu tố gây xao nhãng như ti vi, điện thoại, đồ chơi, tiếng nói chuyện, tiếng xe cộ…

– Bố trí nơi học sáng sủa, thoáng đãng và thoải mái.

2. Lên kế hoạch hợp lý:

– Giúp con lập kế hoạch học tập, xác định mục tiêu cụ thể, và công việc ưu tiên theo thứ tự.

– Hẹn giờ đồng hồ để giúp chủ động theo dõi tiến độ học tập.

3. Tạo thói quen học tập:

– Khuyến khích con học mỗi ngày vào cùng một thời điểm để tạo thói quen học tập.

4. Hỗ trợ con quản lý thời gian:

– Dạy con cách quản lý thời gian, chia nhỏ công việc thành từng phần nhỏ để dễ quản lý.

– Hãy giúp con xác định khoảng thời gian tối ưu để học dựa trên khả năng của con và khuyến khích tăng dần tốc độ học tập.

5. Xác định đúng phong cách học của con:

– Mỗi trẻ sẽ có phong cách học riêng ví dụ có trẻ tiếp thu tốt qua việc xem tranh ảnh, vật thể minh họa, biểu đồ; có trẻ lại tiếp thu tốt nếu học qua âm thanh… Do đó, cha mẹ hãy tìm hiểu phong cách học của con và cung cấp tài liệu học phù hợp.

– Ngoài ra, một số trẻ tập trung tốt trong im lặng, trong khi trẻ khác cần âm nhạc nhẹ thì học tốt hơn.

6. Khích lệ sự sáng tạo và tự lập của con:

– Khích lệ con tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề thay vì chỉ chờ đợi hướng dẫn, bắt đầu từ những vấn đề đơn giản như ghép tranh 3 mảnh, 5 mảnh, rồi tăng số lượng mảnh dần lên, hoặc các nhiệm vụ phức tạp hơn như xoay rubic, lego…

7. Luôn động viên và dành lời khen cho con:

– Khích lệ con bằng lời khen khi con làm đúng mục tiêu và làm những việc tốt.

– Luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ khi con gặp khó khăn.

8. Thực hiện kiểm tra thường xuyên:

Theo dõi sát sao quá trình học của con tại nhà, đảm bảo con hiểu rõ kiến thức và giữ liên lạc với giáo viên để biết về tiến trình học tập của con để hỗ trợ kịp thời.

9. Thúc đẩy việc rèn luyện thể chất:

Thể dục đều đặn giúp con cải thiện sự tập trung, giảm bốc đồng, nghịch ngợm và năng suất học tập nên cha mẹ cũng cần thường xuyên cho con thời gian chơi những môn thể thao mà con thích như cầu lông, bơi lội, bóng đá, bóng bàn…

10. Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử:

Giới hạn thời gian con dành cho điện thoại di động, máy tính và trò chơi điện tử, không quá 2h/ ngày và mỗi lần không quá 15 phút.

Áp dụng đúng phương pháp dạy con sẽ giúp con học hành tiến bộ nhanh chóng

Áp dụng đúng phương pháp dạy con sẽ giúp con học hành tiến bộ nhanh chóng

Chúng ta, những người làm cha mẹ luôn mong muốn mang lại điều tốt đẹp nhất cho con cái mình, nhưng để dạy con đúng thì việc đồng hành cùng con đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần dành nhiều thời gian cho con, quan tâm trò chuyện, học cách chia sẻ cùng con mỗi ngày…

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt như hạn chế thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất phụ gia bảo quản, ngủ đủ giấc, tránh tiếp xúc thiết bị điện tử trong thời gian dài cũng như bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egaruta Platinum chứa Phosphatidylserine – DHA tốt cho não bộ, giúp tăng cường khả năng tập trung, hỗ trợ giảm căng thẳng cho trẻ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên hành trình dạy con, hỗ trợ tích cực cho con trong học hành.

Bổ sung đủ dưỡng chất giúp con tăng tập trung, giảm căng thẳng học hành tiến bộ

Bổ sung đủ dưỡng chất giúp con tăng tập trung, giảm căng thẳng học hành tiến bộ

Buổi giao lưu trực tuyến thực sự là những thông tin cần thiết và bổ ích cho các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi đến trường. Chúng tôi hy vọng rằng, sau buổi giao lưu, với những chia sẻ thiết thực từ Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa sẽ giúp cho các bậc cha mẹ hiểu được hành vi, suy nghĩ của con, để đồng hành và hỗ trợ con ngày càng tiến bộ trong suốt quá trình con khôn lớn và trưởng thành.

Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egaruta Platinum bổ não hỗ trợ tăng tập trung giảm căng thẳng cho trẻ

Viết bình luận