Bệnh tiết niệu

Bị sỏi tiết niệu, đừng quên 7 thảo dược này!

Ngày đăng: 9 Tháng Tư, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Sỏi tiết niệu là bệnh khá phổ biến ở nước ta với tỷ lệ mắc lên tới 12% dân số. Trong điều trị căn bệnh dễ tái phát này, bài thuốc Đông y với 7 vị thảo dược tác động sâu đến căn nguyên đã mang đến những lợi ích thiết thực mà không giải pháp nào có thể thay thế. Điều này đã được minh chứng qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu và những khó khăn trong điều trị

Sỏi tiết niệu là tình trạng xuất hiện những khối rắn kết tinh trên đường tiết niệu. Đa phần chúng được hình thành tại thận, di chuyển đến các vị trí khác trên đường niệu và mang những tên gọi khác nhau như sỏi thận (40%), sỏi niệu quản (28%), sỏi bàng quang (26%), sỏi niệu đạo (4%)… Khi kích thước đủ lớn, sỏi sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng điển hình như đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt… Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như giãn đài bể thận, viêm thận, nhiễm khuẩn huyết, suy thận…

Đa số sỏi tiết niệu được hình thành tại thận

Khó khăn lớn nhất trong điều trị sỏi tiết niệu là khó tác động trực tiếp vào căn nguyên nên bệnh dễ tái phát trở lại. Dùng thuốc tây chỉ mang tính chất tạm thời chưa kể đến những tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh có thể gặp phải. Phương án phẫu thuật có thể loại bỏ sỏi nhưng không phải trường hợp nào cũng được áp dụng nếu kích thước sỏi không đủ lớn hoặc nguy cơ biến chứng sau mổ cao.  

Trước khó khăn này, Đông y với 7 vị thảo dược quý bao gồm Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Râu ngô, Râu mèo, Bán biên liên, Nhọ nồi, Hoàng bá đã khắc phục được các nhược điểm trên với ưu thế an toàn, tác động sâu vào căn nguyên giúp bài sỏi, giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Giải pháp này đã và đang mang đến những thay đổi tích cực cho người bệnh sỏi tiết niệu.

Công dụng của 7 vị thảo dược quý trong điều trị sỏi tiết niệu

Kim tiền thảo

Theo nghiên cứu của Đại học Kumamoto, hoạt chất Desmodium styracifolium triterpenoid trong Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu mạnh, nhờ đó giúp bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”.

Ngoài ra, Kim tiền thảo còn có khả năng kiềm hóa nước tiểu để ngăn ngừa sự tạo sỏi từ những mầm tinh thể đầu tiên. Thảo dược này còn được biết đến với công dụng giảm đau và giảm các triệu chứng do sỏi tiết niệu gây viêm như tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu.

Kim tiền thảo

Xa tiền tử (hạt của cây Mã đề)

Nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển cho thấy, trong Xa tiền tử có hoạt chất aucubin – 1 iridoid glycosides với tác dụng lợi tiểu mạnh, thúc đẩy bài sỏi. Điều này cũng là được khẳng định qua nghiên cứu của Đại học Kebangsaan Malaysia: dịch chiết từ thảo dược này giúp làm giảm cả số lượng và kích thước sỏi, đồng thời ức chế hình thành sỏi mới.

Xa tiền tử – hạt của cây mã đề

Râu mèo

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang và Trường Khoa học dược phẩm Malaysia, dịch chiết Râu mèo có tác dụng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu và ngăn ngừa sự kết tinh tạo sỏi nhờ cân bằng nồng độ các thành phần cấu thành nên sỏi như canxi, oxalat, acid uric…   

Râu mèo

Râu ngô

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nước râu ngô để chữa chứng bí tiểu, tiểu rắt bởi vị dược liệu này có khả năng làm tăng lượng nước tiểu từ 3 – 5 lần. Theo nghiên cứu của Đại học Strathclyde (Anh), chiết xuất râu ngô còn có tác dụng chống viêm. Đây là cơ sở để ứng dụng râu ngô trong phòng ngừa và điều trị viêm đường tiết niệu do sỏi.

Râu ngô

Nhọ nồi

Theo kinh nghiệm dân gian, Nhọ nồi là vị thuốc có công dụng cầm máu rất tốt, nước sắc Nhọ nồi được dùng để làm giảm triệu chứng đái máu cho người bị sỏi tiết niệu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã chứng mình rằng, Nhọ nồi là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

Nhọ nồi

Bán biên liên

Một nghiên cứu của Viện khoa học y học Trung Quốc cho thấy, nhóm hoạt chất lobelanidine, lobeline và lobelanine trong Bán biên liên có tác dụng lợi tiểu tương đương với các thuốc lợi niệu thẩm thấu urê. Ngoài ra, hoạt chất Lobeline còn có khả năng giãn cơ trơn niệu quản, nhờ đó giúp làm giảm bớt cơn đau do co thắt và tạo điều kiện thuận lợi để tống sỏi ra ngoài.

Bán biên liên

Hoàng bá

Thành phần berberin trong Hoàng bá có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Điều này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Cheng Kung – Đài Loan. Vì vậy, Hoàng bá được ứng dụng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn do sỏi cọ xát gây viêm đường tiết niệu.

Hoàng bá

Sự kết hợp 7 vị thảo dược trên mang lại tác dụng đa chiều để giải quyết mọi vấn đề mà người bệnh sỏi tiết niệu gặp phải:

– Giúp lợi tiểu kết hợp với giãn cơ trơn niệu quản để hỗ trợ bài sỏi và tăng đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu, giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu.

– Giúp kiềm hóa nước tiểu để giảm nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

– Kháng khuẩn, kháng viêm để phòng ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu.

Ngày nay, phương pháp điều trị sỏi tiết niệu với 7 vị thảo dược Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, Râu ngô, Râu mèo đã được đưa vào công thức viên uống hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu rất tiện dụng, người bệnh có thể tham khảo.

Ds. Lê Linh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8461944

https://www.mdpi.com/1420-3049/17/8/9697/htm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4897414/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28279930  

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Lobelia+Chinensis+Diuretic

Viết bình luận