Bệnh mạch vành

Chỉ định can thiệp mạch vành và những lưu ý sau can thiệp

Ngày đăng: 23 Tháng Ba, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Từ ca nong mạch vành qua da đầu tiên do Andreas Gruntzig thực hiện năm 1977 cho đến khi các loại stent tiên tiến ra đời, can thiệp mạch vành đã có sự phát triển vượt bậc về công nghệ và kỹ thuật. Vậy chỉ định can thiệp mạch vành thường được áp dụng khi nào? Liệu phương pháp này có an toàn không? Chuyên gia Tim mạch sẽ giải đáp giúp bạn ngay sau đây.

Can thiệp mạch vành là gì?

Can thiệp mạch vành qua da (PCI) là một thủ thuật không xâm lấn sử dụng một ống thông rất mảnh luồn qua da ở bẹn hoặc cánh tay vào động mạch vành để mở thông lòng mạch bị tắc hẹp do mảng xơ vữa.

Chỉ định can thiệp mạch vành được chỉ định khá phổ biến tại các bệnh viện Tim mạch

Chỉ định can thiệp mạch vành được chỉ định khá phổ biến tại các bệnh viện Tim mạch

Chỉ định can thiệp mạch vành được thực hiện khi nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp mạch vành qua da trong những trường hợp sau:

– Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI).

– Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên (NSTE-ACS).

– Đau thắt ngực không ổn định.

– Đau thắt ngực ổn định.

– Bóc tách động mạch vành tự phát.

Chống chỉ định can thiệp mạch vành trong trường hợp nào?

Can thiệp mạch vành không phải lựa chọn tốt nhất cho mọi người bệnh. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định can thiệp mạch vành:

– Người bị rối loạn đông máu.

– Mạch vành bị xơ vữa là động mạch duy nhất tưới máu cho cơ tim.

– Hẹp động mạch vành chính bên trái nghiêm trọng mà không có dòng chảy phụ từ mạch gốc hoặc mảnh ghép bắc cầu trước đó đến động mạch đi xuống trước bên trái.

– Mạch vành xơ vữa lan rộng mà không có lỗ rò khu trú.

– Rối loạn đông máu.

– Hẹp mạch vành dưới 50%.

– Mạch vành tắc hẹp có đường kính nhỏ hơn 1.5mm.

– Xơ vữa rải rác tại nhiều vị trí trên cùng một đoạn mạch vành.

Mặc dù việc thiếu trang thiết bị hỗ trợ phẫu thuật tim đôi khi được coi là một chống chỉ định can thiệp mạch vành tuyệt đối. Tuy nhiên nhiều trường hợp khi cần tái thông mạch khẩn cấp như xử trí nhồi máu cơ tim, những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng có thể tiến hành can thiệp ngay cả khi không có dự phòng phẫu thuật.

Các loại chỉ định can thiệp mạch vành

Các loại hình can thiệp mạch vành đang được tiến hành hiện nay là:

– Nong mạch bằng bong bóng: Một số ống thông có gắn bóng nhỏ ở đầu khi luồn đến vị trí động mạch bị tắc hẹp, quả bóng sẽ được bơm căng để ép mảng xơ vữa lại, giúp động mạch được mở thông. Sau đó, bóng nong sẽ được xì hơi và lấy ra ngoài.

– Đặt stent mạch vành: Sau khi nong mạch bằng bóng, bác sĩ thường kết hợp tiến hành đặt stent (ống lưới nhỏ bằng kim loại) ngay tại vị trí vừa nong để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.

– Nong mạch bằng laser: Một số ống thông được trang bị tia laser để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch.

– Cắt bỏ mảng xơ vữa: Bác sĩ có thể sử dụng một công cụ đặc biệt gắn trên ống thông để khoan các mảng vôi hóa trong động mạch.

Các biến chứng của can thiệp mạch vành qua da là gì?

Mặc dù hầu hết các thủ thuật can thiệp mạch vành qua da đều thành công nhưng biến chứng vẫn có thể xảy ra. Chẳng hạn như ống thông có thể làm rách động mạch, tại đó cục máu đông hình thành để sửa chữa tổn thương sẽ gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Tỷ lệ tử vong do can thiệp mạch vành qua da hiện nay khá thấp. Một nghiên cứu lớn trên 905 người bệnh cho thấy có khoảng 6,7% người bệnh bị tụ máu tại vị trí đặt ống thông (bẹn hoặc cánh tay). Một số người bệnh có thể phát triển chứng phình động mạch và đa số trường hợp sẽ xuất hiện vết bầm tím hoặc bị đau ở ngay vị trí đặt ống thông.

Sau can thiệp mạch vành, khi nào cần liên hệ bác sĩ?

Sau khi thực hiện chỉ định can thiệp mạch vành và trở về nhà, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có một số triệu chứng như:

– Chảy máu hoặc tiết dịch tại vị trí đặt ống thông.

– Đau ngực, nhói ở ngực.

– Sốt hoặc ớn lạnh.

– Sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí luồn ống thông.

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

– Khó thở.

Chia sẻ với bác sĩ về bất kì triệu chứng nào sau can thiệp mạch vành

Chia sẻ với bác sĩ về bất kì triệu chứng nào sau can thiệp mạch vành

Lưu ý để phòng ngừa biến chứng sau can thiệp mạch vành

Nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau can thiệp mạch vành và nhanh chóng hồi phục sức khỏe để quay trở lại cuộc sống bình thường, người bệnh cần lưu ý:

– Vệ sinh vết mổ: Sát khuẩn và thay băng gạc, tránh để nước dính vào vết mổ. Quan sát vết mổ hằng ngày nếu phát hiện thấy dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ dịch, sưng, nóng, đỏ đau… cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

– Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau khi thực hiện chỉ định can thiệp mạch vành, đa số người bệnh sẽ được xuất viện trong ngày nhưng khi về nhà, người bệnh cũng cần chú ý nghỉ ngơi dưỡng sức, hạn chế vận động mạnh, mang vác vật nặng, quan hệ tình dục… trong vòng ít nhất 1 tuần đầu.

– Tăng cường vận động: Người bệnh nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ nhẹ, tập thiền, thái cực quyền, thể dục nhịp điệu… để tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe toàn trạng.

– Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ gây chậm lành vết thương, gây rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch nên người bệnh cần từ bỏ sớm.

– Giữ tinh thần thoải mái: Hãy giải tỏa căng thẳng, lo âu bằng cách tham gia các hoạt động giải trí như xem phim, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân…

– Điều chỉnh chế độ ăn: Cắt giảm lượng muối, đường và thực phẩm giàu chất béo trong khẩu phần ăn. Thay vào đó hãy tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá tươi, các loại thịt trắng…

– Sử dụng sản phẩm thảo dược bổ tim: Ngoài thuốc tây theo đơn, người bệnh có thể sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược có tác dụng chống cục máu đông, giãn mạch, giảm mỡ máu, tăng cường năng lượng cho tim để phòng ngừa biến chứng tái tắc hẹp sau can thiệp mạch vành. Một số thảo dược được đánh giá là tốt cho tim như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá, Mạch môn…

Can thiệp mạch vành hiện nay được thực hiện khá phổ biến tại nhiều bệnh viện Tim mạch trên khắp cả nước. Nếu bạn hoặc người thân được chỉ định can thiệp mạch vành, đừng quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ theo những lời khuyên hữu ích trên thì bạn sẽ không còn phải lo lắng về những biến chứng sau can thiệp.

Xem thêm:

Chữa bệnh mạch vành bằng đông y – Bài thuốc hay từ 7 vị đông dược quý

Bệnh động mạch vành có chữa được không? – Giải đáp từ chuyên gia

Dược sỹ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

mayoclinic.org, emedicine.medscape.com

Viết bình luận

  1. Hiếu Lê :

    Ba mình đặt stent mạch vành cách đây 1 năm, hiện tại hay bị tức ngực, đi khám thì bác sỹ nói có 1 chỗ mạch vành bi hẹp 50%. Ba mình đang uống thuốc tây thì có thể uống kèm vương tâm thống được không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hiếu Lê,
      Để hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch vành, bố bạn nên sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch tiến triển.
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống là sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ hay tương tác với bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Do đó, bố bạn có thể yên tâm sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống lâu dài kết hợp cùng thuốc tây điều trị suy tim theo đơn của bác sỹ.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!