Bệnh mạch vành

Các loại stent mạch vành và chi phí can thiệp bạn cần biết

Ngày đăng: 30 Tháng Mười Một, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Vào năm 1986, sự ra đời của stent mạch vành đã trở thành bước ngoặt trong can thiệp động mạch vành, mở ra một hướng đi mới trong điều trị những ca xơ vữa mạch vành nghiêm trọng. Thực tế stent có rất nhiều loại khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về các loại stent mạch vành và chi phí can thiệp ngay sau đây.

Sự ra đời của stent mạch vành  

Vào cuối những năm 1970, các bác sĩ bắt đầu sử dụng phương pháp nong mạch bằng bóng để điều trị các động mạch vành bị tắc hẹp nặng. Tuy nhiên, có tới 30% trường hợp điều trị bằng phương pháp nong bóng lại bị tắc hẹp trở lại.    

Để khắc phục tình trạng này, người ta đã tạo ra các stent có cấu tạo bằng khung kim loại nhỏ có thể gắn trên quả bóng và đưa vào mạch máu. Khi quả bóng được thổi phồng, stent sẽ tạo thành một giá đỡ cố định để giữ động mạch luôn được mở thông, kể cả sau khi quả bóng được làm xẹp và lấy ra. Năm 1986, lần đầu tiên các bác sĩ người Pháp đã cấy stent vào động mạch vành trên cơ thể người. 8 năm sau, FDA cũng đã chấp thuận chiếc stent đầu tiên được sử dụng tại Mỹ. Cho đến nay, đặt stent đã trở thành thủ thuật điều trị bệnh mạch vành được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.   

Stent dùng trong điều trị xơ vữa mạch vành

Các loại stent mạch vành

Stent kim loại trần (Bare Metal Stent)

Các stent thế hệ đầu tiên được làm bằng kim loại trần, đóng vai trò như một “giàn giáo” giữ cho động mạch được mở rộng. Stent trần chỉ làm giảm một phần nguy cơ tái hẹp.Trên thực tế có tới 1/4 ca can thiệp được điều trị bằng stent kim loại trần bị tắc hẹp trở lại trong khoảng 6 tháng sau can thiệp. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của lớp lót trong thành động mạch ngay tại vị trí đặt stent.

Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)

Để khắc phục nhược điểm do stent phủ thuốc gây ra, các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm và cho ra đời các stent có phủ thuốc chống lại quá trình tái tắc hẹp, còn được gọi là stent rửa giải thuốc.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, stent phủ thuốc đã làm giảm tỷ lệ tái hẹp xuống dưới 10%, đồng thời cũng làm giảm số lần phải can thiệp đối với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng, stent phủ thuốc có liên quan đến một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, đó là huyết khối (cục máu đông) trong stent. Cục máu đông thường sẽ hình thành tại stent sau một hoặc nhiều năm cấy ghép, gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, những người đặt stent phủ thuốc phải dùng thuốc chống đông máu thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, thậm chí có thể phải sử dụng thuốc suốt đời để bảo quản stent.

Stent sinh học (Bio-engineered Stent)

Stent sinh học là loại stent được phủ một lớp kháng thể có khả năng kích thích sản xuất nội mô EPCs từ tủy xương. Nhờ đó stent sinh học giúp làm tăng tốc độ hình thành lớp nội mạc mạch máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ hình thành huyết khối sau đặt stent mạch vành.

Stent trị liệu kép (Dual Therapy Stent, DTS)

Stent trị liệu kép là sự kết hợp của 2 loại stent sinh học và stent phủ thuốc. Mặt bên ngoài stent, nơi tiếp xúc với thành động mạch được phủ một loại thuốc chống tái tắc hẹp, còn mặt bên trong được phủ một lớp kháng thể giúp hỗ trợ quá trình tự chữa lành của thành mạch máu. 

Stent phủ thuốc có khung tự tiêu (Bioresorbable Vascular Scaffold, BVS)

Loại stent này được làm từ chất liệu Poly L-Lactide và được phủ thuốc chống tái tắc hẹp. Sau khoảng từ 2 – 3 năm, stent BVS có thể tự phân hủy thành acid lactic. Tại đầu stent có điểm kim loại Platinium, dựa vào đó bác sĩ có thể kiểm tra được vị trí của stent trên màn huỳnh quang.

Stent phủ thuốc chống tái tắc hẹp

Chi phí đặt stent mạch vành

Tùy loại stent mà chi phí người bệnh cần phải chi trả cho một lần can thiệp có thể khác nhau. Thông thường, chi phí cho một ca đặt stent dự kiến có thể là:

–  Chi phí đặt stent thường: 40 triệu đồng/lần

– Chi phí đặt stent phủ thuốc: 60 triệu đồng/lần

– Chi phí đặt stent tự tiêu khoảng 70 – 90 triệu đồng/lần

Chi phí trên chưa bao gồm các khoản như buồng bệnh, thuốc men, vật tư y tế tiêu hao và có thể khác nhau tùy từng bệnh viện. Để biết chính xác thông tin về chi phí phải trả, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến bệnh viện nơi bạn sẽ tiến hành đặt stent mạch vành.

Một số lưu ý để bảo quản stent được lâu dài

Sau khi đặt stent, người bệnh cần lưu ý thực hiện lối sống khoa học để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tái tắc hẹp. Cụ thể như sau:

– Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định: Thông thường sau đặt stent, người bệnh cần phải sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa huyết khối gây tắc mạch, thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau tùy loại stent. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đủ liều, đủ thời gian. Bên cạnh thuốc điều trị nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng ức chế xơ vữa động mạch tiến triển, ngăn ngừa tái tắc hẹp mạch vành và chống cục máu đông như Bồ hoàng, Natto, Sơn tra… để bảo quản stent được lâu dài.

– Tăng cường vận động: Đa số người bệnh có thể đi lại sau khoảng 6 giờ kể từ lúc kết thúc phẫu thuật. Người bệnh cần chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh nằm lâu một chỗ, có thể bắt đầu bằng việc đi bộ khoảng cách ngắn và tăng dần cường độ. Chú ý tránh vận động gắng sức, khuân vác vật nặng để vết thương có thời gian hồi phục. Về lâu dài nên rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Về chế độ ăn uống: Hạn chế ăn mặn, cắt giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường, tinh bột hấp thu nhanh (nhất là đối với người bệnh có mắc kèm tiểu đường).

– Tuyệt đối không hút thuốc lá và hạn chế uống nhiều bia rượu, cà phê, trà đặc…

– Tái khám sức khỏe tim mạch định kì ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc ngay khi gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi bất thường, buồn nôn, choáng váng…

Hiểu rõ về các loại stent mạch vành và mức chi phí là cơ sở để bạn thảo luận cùng bác sĩ để lựa chọn loại stent phù hợp với tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của mình. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến stent và bệnh mạch vành cần được tư vấn hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 0243.775.90510972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Bồ hoàng – Thảo dược chống tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành

Những lưu ý sau khi đặt stent mạch vành

Dược sỹ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/stents-types-and-uses#2jh

Viết bình luận