Bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành có chữa được không? – Giải đáp từ chuyên gia

Ngày đăng: 27 Tháng Tám, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

“Bệnh động mạch vành có chữa được không?” luôn là băn khoăn, trăn trở của những ai khi biết mình đã mắc phải căn bệnh này. Đừng quá lo lắng, hãy để chuyên gia giải đáp câu hỏi này giúp bạn ngay tại đây.

Câu hỏi: Tôi năm nay 60 tuổi. Tôi bị mỡ cao 3 năm nay, đang dùng thuốc theo đơn của bác sỹ. Dạo gần đây tôi thấy trong người khó chịu, ngực đau tức, nhất là mỗi khi leo cầu thang. Đi khám thì bác sỹ nói tôi bị bệnh động mạch vành và kê đơn thuốc cho tôi về điều trị tại nhà. Tôi rất lo không biết bệnh động mạch vành có chữa không?

Giải đáp từ chuyên gia Tim mạch

Bệnh động mạch vành có chữa được không?

Bệnh động mạch vành hay còn gọi tắt là bệnh mạch vành chỉ tình trạng mạch máu nuôi tim (mạch vành) bị tắc nghẽn do xuất hiện mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch. Đây được coi là bệnh lý mạn tính vì mảng xơ vữa có thể xuất hiện từ khi bạn còn trẻ, phát triển lớn dần theo thời gian khiến mạch vành tắc hẹp ngày một nặng hơn. Cho đến nay vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn được bệnh động mạch vành.

Tuy nhiên người bệnh không nên mất hy vọng, bởi với những phương pháp điều trị sẵn có hiện nay, bệnh mạch vành đã có thể được quản lý rất tốt: sức khỏe người bệnh được nâng cao và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim…

Chuyên gia giải đáp “bệnh động mạch vành có chữa được không” cho người bệnh

Chữa bệnh động mạch vành bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều lựa chọn trong điều trị bệnh động mạch vành. Tùy theo mức độ bệnh, các triệu chứng và yếu tố nguy cơ mắc kèm mà bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn một hay nhiều cách trị sau:

Dùng thuốc tây

Thuốc là chỉ định đầu tay cho mọi đối tượng người bệnh từ nhẹ đến nặng. Với người bệnh tắc hẹp dưới 30% thường chưa xuất hiện triệu chứng, việc dùng thuốc chủ yếu để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu cao… Khi mạch vành tắc hẹp nặng hơn 50% trở lên, dùng thuốc sẽ làm giảm nhẹ các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Các thuốc thường dùng là:

– Thuốc trị đau ngực: như trimetazidin, nitroglycerin dạng viên nén, xịt hoặc ngậm dưới lưỡi để giảm nhanh cơn đau ngực.

– Thuốc hạ mỡ máu: phổ biến nhất là nhóm statin, fibrate giúp giảm mỡ xấu trong máu -yếu tố nguy cơ phát triển mảng xơ vữa.

– Thuốc hạ áp: có rất nhiều nhóm thuốc hạ áp như chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II…

– Thuốc chống đông máu: để ngăn ngừa cục máu đông làm tắc mạch, gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Dùng sản phẩm hỗ trợ thảo dược

Sử dụng thuốc tây dài ngày sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ trên gan, thận. Chính vì vậy, các chuyên gia Tim mạch thường khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ phải tăng liều hoặc phối hợp nhiều loại thuốc tây.

Theo GS. TS Phạm Gia Khải, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu, chống gốc tự do như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto… Nhờ giải pháp này, rất nhiều người bệnh mạch vành nặng đã thoát khỏi những cơn đau thắt ngực, khó thở hằng đêm, ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần thoải mái vì không còn phải lo lắng về nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát.

Xem thêm: Thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn

Phẫu thuật

Trường hợp mạch vành tắc hẹp nặng (từ 70% trở lên) và dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sỹ sẽ chỉ định một số can thiệp phẫu thuật như:

– Nong mạch, đặt stent: Bác sỹ sẽ luồn ống thông tim theo đường mạch máu từ bẹn hoặc cổ tay lên đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn, sau đó bơm phồng bóng nong ở đầu và đặt 1 ống kim loại (stent) ngay tại vị trí tắc để giữ cho mạch vành luôn được mở thông.

– Bắc cầu động mạch vành: Nếu mạch vành bị tắc nhiều đoạn, không thể đặt stent thì người bệnh cần được làm cầu nối động mạch chủ – vành để dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu. Phẫu thuật này được thực hiện bằng mổ phanh lồng ngực nên nguy cơ biến chứng cao hơn so với đặt stent mạch vành.

Vật lý trị liệu

Phản xung động ngoại biên (EECP – Enhanced External Counter Pulsation) là phương pháp vật lý trị liệu dùng trong điều trị bệnh mạch vành. Những tấm dán bao quanh chân sẽ được bơm phồng lên và xẹp xuống để bơm máu từ phần dưới cơ thể lên tim, trợ lực cho tim bơm máu nuôi cơ thể. EECP thường được dùng cho người bệnh mạch vành không đủ sức để trải qua phẫu thuật và không thể dùng thuốc nitrat trị đau thắt ngực.

Phương pháp phản xung động ngoại biên – EECP dùng trong điều trị bệnh động mạch vành

Áp dụng lối lống khoa học

Loại bỏ những thói quen xấu và duy trì những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều kiện cần để ngăn chặn bệnh động mạch vành tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần lưu ý:

– Về ăn uống: Hạn chế ăn nhiều muối, đường, chất béo có hại cho tim có trong thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, các thực phẩm chế biến qua dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần như gà rán, xúc xích, lạp sườn… Thay vào đó nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh, quả tươi theo mùa, ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, hạt lanh, đậu Hà Lan…

– Về luyện tập: Người bệnh nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao từ 15 – 30 phút mỗi ngày, hãy lựa chọn bài tập yêu thích để luyện tập được thường xuyên; chú ý tránh để gắng sức.

– Thói quen sinh hoạt: Hạn chế uống nhiều rượu bia (chỉ nên uống từ 1 – 2 ly rượu vang/ngày), không sử dụng thuốc lá, thuốc lào hay chất kích thích khác vì có thể làm gia tăng cơn đau thắt ngực, tổn thương mạch vành nghiêm trọng hơn. Chú ý ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya…

Như vậy, thay vì bạn luôn sống trong lo lắng, băn khoăn rằng “bệnh động mạch vành có chữa được không?”, hãy lạc quan và tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sỹ, tuân thủ lối sống khoa học. Đó chính là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn mọi biến chứng do bệnh mạch vành gây ra.

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_nwfnik9g

Viết bình luận