95% người bệnh cao huyết áp không thể biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, trường hợp này được gọi là cao huyết áp vô căn. May mắn thay, huyết áp cao có thể được chẩn đoán dễ dàng, và một khi biết mình bị bệnh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này.
Mục lục
Cao huyết áp vô căn là tình trạng huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg nhưng không thể xác định được chính xác nguyên nhân, còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát.
Thực tế chỉ có khoảng 5% trường hợp bị cao huyết áp có thể xác định được nguyên nhân cụ thể như u tủy thượng thận, bệnh tuyến giáp, u nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, bệnh tim bẩm sinh…
Cao huyết áp vô căn là cao huyết áp không thể xác định được nguyên nhân
Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh cao huyết áp vô căn. Các yếu tố đó là:
– Di truyền: Cao huyết áp có thể liên quan đến đột biến gen hoặc bất thường di truyền thừa hưởng từ cha mẹ.
– Tuổi tác: Những người trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
– Chủng tộc: Những người da đen không phải gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn.
– Béo phì: Béo phì có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tim mạch, bao gồm cao huyết áp.
– Uống nhiều rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác có thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
– Lối sống ít vận động: Thói quen ngồi lâu một chỗ, lười tập thể dục có liên quan đến bệnh tăng huyết áp.
– Mắc phải các bệnh mạn tính như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa.
– Chế độ ăn chứa nhiều muối natri: có thể gây giữ muối và nước trong cơ thể, gây tăng huyết áp.
Hầu hết những người bị cao huyết áp vô căn không hề cảm nhận bất kì triệu chứng cảnh báo nào, đó chính là lý do mà bạn cần đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Khi huyết áp tăng cao kịch phát, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
– Ù tai
– Bốc hỏa
– Nhìn mờ, đỏ mắt
– Mệt mỏi, lú lẫn
– Đau đầu dữ dội
– Tức ngực, khó thở
– Nhịp tim không đều
– Chảy máu cam, tiểu ra máu
– Cảm nhận rõ mạch đập ở ngực, cổ hoặc tai
Bệnh cao huyết áp vô căn có thể gây biến chứng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng thường gặp là:
– Biến chứng tim mạch: nguy hiểm nhất là các biến hứng như xơ vữa động mạch, phình mạch, suy tim…
– Biến chứng trên mắt: Huyết áp tăng cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cho mắt; gây xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị…
– Biến chứng thận: Mạch máu thận bị xơ hóa và thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu nuôi thận, hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến xơ thận, suy thận…
– Biến chứng trên não: Xơ vữa động mạch não do cao huyết áp sẽ làm giảm lưu lượng máu lên não, gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và học hỏi. Áp lực tăng cao trong động mạch não còn có thể gây vỡ mạch, xuất huyết não (tai biến mạch máu não).
– Suy giảm chức năng sinh dục: Cao huyết áp có thể gây khô âm đạo ở nữ giới và rối loạn cương dương ở nam giới.
Xơ vữa động mạch là biến chứng thường gặp ở người bệnh cao huyết áp vô căn
Điều chỉnh lối sống là khuyến nghị đầu tiên dành cho người bệnh cao huyết áp. Cụ thể bạn cần:
– Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh cao huyết áp nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần vào hầu hết các ngày trong tuần với những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội…
– Quản lý căng thẳng: Bạn có thể áp dụng một số cách thư giãn để giải tỏa căng thẳng như thiền tịnh, yoga, hít sâu thở chậm, tắm nước ấm, xem các chương trình truyền hình giải trí, trò chuyện cùng người thân…
– Bỏ hút thuốc, hạn chế uống nhiều bia rượu và tránh xa các chất kích thích khác.
– Điều chỉnh chế độ ăn: Cắt giảm lượng muối ăn xuống dưới 6 gam/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối), giảm xuống 3/4 thìa cà phê muối nếu muốn hạ huyết áp hơn nữa. Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt…
– Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Với người bị béo phì, thừa cân cần giảm cân bằng cách duy trì chế độ ăn kiêng và tập thể dục, điều này sẽ góp phần hạ huyết áp hiệu quả hơn.
Để điều chỉnh huyết áp về mức ổn định, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc hạ áp sau:
– Thuốc ức chế men chuyển: như enalapril, lisinopril, perindopril, ramipril…
– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2 (ARB): như candesartan, irbesartan, losartan, valsartan, olmesartan…
– Thuốc chẹn kênh canxi: như amlodipine, felodipine, nifedipine, diltiazem, verapamil…
– Thuốc lợi tiểu: như indapamide, furosemid, amiloride, spironolactone…
– Thuốc chẹn beta: như atenolol, bisoprolol, metoprolol…
– Thuốc chẹn alpha – chẳng hạn như doxazosin, prazosin…
Ngoài các thuốc điều trị theo đơn, sử dụng thảo dược có tác dụng hạ áp tự nhiên đang là giải pháp được rất nhiều người bệnh quan tâm và các chuyên gia Tim mạch khuyên dùng. Đáng chú ý là những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng tính đàn hồi của thành mạch như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Sơn tra.
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Bethune, hoạt chất berberin trong Hoàng bá có khả năng giải phóng NO – một chất gây giãn mạch và hạ huyết áp trong cơ thể, hiệu quả hạ áp đạt được chỉ sau 8 tuần điều trị.
Nghiên cứu của Đại học Hoshi (Nhật Bản) về thảo dược Đan sâm cũng cho thấy, hoạt chất Tanshinone IIA trong Đan sâm có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn.
Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể dùng kết hợp cùng thuốc tây để kiểm soát huyết áp tốt hơn và phòng ngừa biến chứng.
Cao huyết áp vô căn mặc dù không thể biết rõ nguyên nhân nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và phòng ngừa biến chứng hiệu quả nếu tìm đúng giải pháp. Nếu cần được tư vấn thêm về cách chữa cao huyết áp, liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.
Xem thêm:
Huyết áp cao nên ăn gì – Chế độ ăn DASH cho người bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao uống gì? – 10 thức uống giúp giảm huyết áp
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, who.int
Tin liên quan
Trịnh Gia Bảo 11:10:36 : 14/09/2022
Đang dùng thuốc hạ huyết áp có dùng kèm với sản phẩm chứa bồ hoàng, đan sâm được không? uống như thế nào để đạt hiệu quả nhanh nhất?
trungmyjsc.com.vn 14:01:10 : 15/09/2022
Chào bạn Gia Bảo,
Nếu đang dùng thuốc hạ áp, bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng cùng sản phẩm chứa Đan sâm, Bồ hoàng để hỗ trợ hạ áp được hiệu quả hơn. Để đảm bảo hấp thu và mang lại hiệu quả cao nhất, bạn nên uống cách nhau từ 1 – 2 giờ.
Bên cạnh đó để kiểm soát huyết áp tốt hơn, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày khoa học. Cụ thể là:
– Ăn nhạt hơn, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán, bánh kẹo ngọt…
– Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển…
– Không sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga…
– Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày, với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, thiền…
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!