Ngoài việc dùng thuốc thì một số loại thức uống cũng có thể giúp bạn ổn định huyết áp và ngăn chặn biến chứng. Vậy người bệnh huyết áp cao uống gì để hạ áp an toàn, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu 10 loại thức uống hạ áp tốt nhất dưới đây.
Mục lục
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản năm 2019, việc uống trung bình một cốc nước ép cà chua mỗi ngày với những người mắc bệnh tim có thể cải thiện cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời làm giảm LDL – Cholesterol máu. Để hạn chế lượng muối thêm vào không cần thiết, bạn có thể tự chế biến nước ép cà chua hoặc sử dụng nước ép đóng chai không chứa muối.
Huyết áp cao uống gì? – Hãy uống ngay 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày
Một nghiên cứu năm 2016 về tác dụng của nước ép củ cải đỏ trên người bệnh cao huyết áp cho thấy, cả 2 loại nước ép củ cải đường sống và nấu chín đều mang lại tác dụng hạ áp, trong đó dạng sống có tác dụng mạnh hơn so với dạng đã nấu chín. Nguyên nhân là do củ cải đường rất giàu các hợp chất nitrat, khi vào cơ thể sẽ giải phóng NO có tác dụng giãn mạch và làm hạ huyết áp.
Theo một nghiên cứu được báo cáo năm 2010, các nhà khoa học đã so sánh huyết áp ở 3 nhóm gồm: 1 nhóm ăn 3 quả mận khô/ngày, nhóm thứ 2 ăn 6 quả mận khô/ngày và nhóm thứ 3 không ăn bất kì quả mận khô nào.
Kết quả cho thấy, huyết áp giảm đáng kể ở những người ăn 3 quả mận khô/ngày, nhóm người ăn 6 quả mận khô/ngày còn cải thiện tốt hơn về chỉ số huyết áp tâm thu. Nếu bạn đang băn khoăn huyết áp cao uống gì thì hãy dùng ngay 1 ly nước ép mận nguyên chất hoặc nước mận ngâm mỗi ngày.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Sinh – Y – Dược học (Học viện Quân Y), lá Đỏ ngọn chứa các nhóm chất flavonoid , saponin, acid hữu cơ… có tác dụng hạ huyết áp, chống oxy hóa và chống xơ vữa động mạch. Vì vậy, bạn có thể dùng nước sắc lá Đỏ ngọn tươi hoặc hãm lá Đỏ ngọn phơi khô để uống như trà hằng ngày nhằm ổn định huyết áp và ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch do huyết áp cao hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Đại học Reading (Anh), Sơn tra giúp làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương chỉ sau 10 tuần điều trị. Người bệnh cao huyết áp có thể dùng táo mèo tươi ngâm với mật ong để tạo thành siro mật ong táo mèo, mỗi ngày dùng 20ml pha loãng với nước uống để hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.
Huyết áp cao uống gì? – Dùng ngay siro táo mèo
Hiện nay, Đỏ ngọn và Sơn tra cũng đã có mặt trong một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng ngừa biến chứng của huyết áp cao. Nếu bạn chưa biết huyết áp cao uống gì thì hãy sử dụng ngay những viên uống thảo dược này song song cùng thuốc hạ áp chính để sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu và ngăn chặn biến chứng bệnh hiệu quả.
Một đánh giá dựa trên 8 thử nghiệm ngẫu nhiên về tác dụng của nước ép lựu đối với huyết áp cho thấy, nước ép lựu giúp làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Các nhà khoa học cũng đưa ra khuyến nghị rằng, người bệnh nên uống ít nhất 240ml nước ép lựu (không thêm đường)/lần/ngày để đạt được hiệu quả hạ áp tốt nhất.
Những loại quả mọng như nho đen, việt quất, dâu tây, mâm xôi… rất giàu chất chống oxy hóa và ít ai biết đến lợi ích của chúng trên tim mạch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature năm 2016, bổ sung quả mọng thường xuyên giúp làm giảm cả huyết áp tâm thu và LDL – cholesterol máu. Nếu bạn sử dụng nước ép quả mọng đóng chai, hãy chú ý chọn loại không bổ sung thêm đường.
Các sản phẩm từ sữa tách béo là một phần quan trọng của “chiến lược” ăn uống để chống lại huyết áp cao. Một nghiên cứu với sự tham gia của 45.000 người tình nguyện năm 2011 cũng đã đi đến kết luận rằng, việc tiêu thụ sữa ít béo có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc cao huyết áp. Các nhà khoa học cũng đưa ra khuyến nghị rằng người bệnh huyết áp cao nên bổ sung ít nhất 2 ly sữa ít béo mỗi ngày.
Huyết áp cao uống gì? – Hãy uống 2 ly sữa ít béo/ngày
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, nhờ đó giúp đào thải bớt lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể và làm giảm khối lượng tuần hoàn. Cơ chế hạ áp này cũng tương tự như các thuốc lợi tiểu tây y nhưng ưu điểm là mang lại tác dụng hạ áp êm dịu, không gây tụt huyết áp quá mức.
Nếu bạn đang băn khoăn huyết áp cao uống gì thì nước râu ngô chính là một lựa chọn an toàn, tiện lợi dành cho bạn. Bạn chỉ cần đun 30g râu ngô trong 300ml nước cho đến khi cạn chỉ còn 100ml nước và uống liên tục trong 2 – 3 tháng.
Mỗi loại trà sẽ có những ảnh hưởng trên huyết áp khác nhau. Khi so sánh tác dụng của trà đen và trà xanh đối với huyết áp, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy rằng việc tiêu thụ 2 loại trà này lâu dài đều làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, trà xanh vẫn mang lại hiệu quả hạ áp tích cực hơn so với trà đen.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết huyết áp cao uống gì để hạ áp an toàn, hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình được loại thức uống phù hợp để sử dụng thường xuyên nhằm đạt hiệu quả hạ áp như mong muốn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/drinks-to-lower-blood-pressure#tomato-juice
Tin liên quan
lê văn hữu 08:50:30 : 12/10/2021
tôi 47 tuổi, huyết áp 135/97 có phải bị huyết áp cao không? xin giải đáp giùm
trungmyjsc.com.vn 10:36:22 : 12/10/2021
Chào bạn Lê Hữu,
Với chỉ số huyết áp 135/97mmHg, mặc dù huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương lại cao hơn 90mmHg thì đã được coi là huyết áp cao rồi bạn nhé. Nếu chưa được chẩn đoán và điều trị thì bạn cần đi khám lại sớm tại các chuyên khoa tim mạch để được bác sĩ kiểm tra lại chỉ số huyết áp chính xác và kê đơn thuốc phù hợp. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý tim mạch; để kiểm soát tốt huyết áp thì bên cạnh việc dùng thuốc hạ áp, bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ tim mạch chứa các thảo dược Đỏ ngọn, Sơn tra như thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống từ 3 – 6 tháng để cải thiện chỉ số huyết áp; phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp gây ra.
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!