Huyết áp thấp và thiếu máu não

Cách chữa huyết áp thấp bằng gừng – Mẹo hay nhưng dùng sao cho đúng?

Ngày đăng: 27 Tháng Ba, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Mỗi một phương pháp điều trị đều có lợi ích và tác hại riêng, với cách chữa huyết áp thấp bằng gừng nếu sử dụng hợp lý có thể mang đến hiệu quả tích cực, nhưng ngược lại sẽ gây ra không ít tác dụng ngoài ý muốn nếu lạm dụng quá thường xuyên.

Tác dụng của gừng với bệnh huyết áp thấp

Gừng (Sinh khương) tên khoa học là Zingiber officinale là vị thuốc thông dụng góp mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền để trị bệnh huyết áp thấp, tiêu hóa kém, cảm sốt, hen suyễn… Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, công dụng khử hàn, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện vị giác và chống nôn. Bởi vậy, rất thích hợp để cải thiện các triệu chứng chân tay lạnh, da nhợt nhạt, buồn nôn, đầy bụng, hoa mắt, chóng mặt, ăn uống kém,… khi bị huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp.

Gừng có làm tăng huyết áp không?

Mặc dù gừng giúp giảm nhanh các triệu chứng huyết áp thấp nhưng lại không làm tăng chỉ số huyết áp. Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Tehran, Iran phân tích kết quả của 6 thử nghiệm lâm sàng trên 345 người bệnh cho thấy, sử dụng gừng liều cao > 3g/ngày có thể làm giãn mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Như vậy, trong điều trị huyết áp thấp, gừng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh tạm thời.

Gừng chỉ giúp cải thiện tạm thời triệu chứng huyết áp thấp

Hướng dẫn cách chữa huyết áp thấp, tụt huyết áp bằng gừng

Khi bị huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp thường xuyên, bạn có thể sử dụng gừng theo một trong những cách:

– Trà gừng mật ong: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng (4 – 6 lát) rồi đun sôi nhỏ lửa với một cốc nước sôi trong khoảng 2 – 3 phút, thêm một thìa nhỏ mật ong, khuấy đều và uống ngay khi có dấu hiệu tụt huyết áp. Nếu không có sẵn những nguyên liệu trên, có thể pha trà gừng gói thay thế.

– Gừng, trứng gà: Gừng tươi 1 nhánh, trứng gà 1 quả. Gừng rửa sạch, thái lát, thêm 1 bát nước lọc rồi đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 1/3 bát thì cho trứng gà vào, khuấy đều và đun thêm 2 phút. Đổ hỗn hợp ra bát, ăn nóng ngày 1 lần, liên tiếp trong 5 ngày.

– Gừng, táo đỏ, hạt sen: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Sắc tất cả với nước, uống ngày 2 lần.

Ngoài dùng gừng vẫn còn nhiều cách trị huyết áp thấp và tụt huyết áp đơn giản tại nhà khác nhưng hiệu quả vô cùng tốt. Hãy liên hệ đến số điện thoại hoặc zalo: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.

Có nên sử dụng gừng thường xuyên không?

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng sử dụng gừng quá thường xuyên hoặc dài ngày cũng không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

– Đau dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy do gừng làm kích ứng dạ dày.

– Nóng trong vì bản chất của gừng có tính nóng.

– Hạ đường huyết quá mức, hay gặp ở người bệnh tiểu đường do gừng có tác dụng làm giảm đường máu.

– Phản ứng dị ứng như ngứa, mẩn đỏ, phát ban, nóng trong miệng,…

– Rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở người bệnh tim mạch.

– Tăng nguy cơ dọa sẩy thai ở phụ nữ mang thai.

Gừng có thể gây kích ứng dạ dày khi dùng thường xuyên

Hơn nữa, cách chữa huyết áp thấp bằng gừng chỉ là giải pháp cải thiện triệu chứng tạm thời, không mang lại ý nghĩa điều trị lâu dài. Đôi khi chỉ cần uống một cốc trà gừng đã làm dịu đi cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi khiến không ít người bệnh nghĩ rằng như vậy là không có gì đáng lo ngại nữa, những lần sau cứ tiếp tục lạm dụng phương pháp này mà không lường trước được tác dụng phụ và hậu quả nguy hiểm do huyết áp thấp tái phát lâu ngày. Bởi vậy, gừng sẽ phù hợp khi bị tụt huyết áp, nhưng không phải là giải pháp mà bạn có thể sử dụng thường xuyên.

Vậy cần làm gì để ngăn ngừa huyết áp thấp, tụt huyết áp tái phát?

Theo các chuyên gia, để điều trị huyết áp thấp triệt để nhất, người bệnh cần sử dụng những vị thảo dược có khả năng tác động toàn diện hơn, giúp bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu và điều chỉnh chỉ số huyết áp từ bên trong, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Nghiên cứu tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng cho thấy, sử dụng viên uống chứa chiết xuất của những thảo dược này giúp nâng cao huyết áp, cải thiện rõ rệt triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ,… cho người bệnh huyết áp thấp và duy trì kết quả tốt ngay cả khi ngừng sử dụng.

Bên cạnh đó, để mang lại hiệu quả tích cực nhất, người bệnh cũng nên kết hợp với ăn uống, sinh hoạt khoa học, chẳng hạn như: Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, ăn mặn hơn, dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục đều đặn,…

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ cho người huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Cách chữa huyết áp thấp bằng đông y hiệu quả, an toàn

Mặc dù không phải là giải pháp lâu dài nhưng nếu sử dụng đúng cách gừng có thể mang lại những tác dụng tích cực cho người bệnh huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp thường xuyên. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc về cách chữa huyết áp thấp bằng gừng, từ đó áp dụng phù hợp cho bản thân mình

DS:Minh Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30972845

https://suckhoedoisong.vn/

 

Viết bình luận