Bệnh mạch vành

Các thuốc làm tan cục máu đông và lưu ý trong điều trị

Ngày đăng: 14 Tháng Bảy, 2020
5/5 - (4 bình chọn)

Cục máu đông xuất hiện trong hệ tuần hoàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não… Trong những tình huống khẩn cấp này, sử dụng thuốc làm tan cục máu đông là chỉ định cấp thiết để cứu lấy người bệnh trong lúc nguy kịch. Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu thêm về nhóm thuốc này.

Cơ chế tác dụng của các thuốc làm tan cục máu đông

Khác với các loại thuốc chống đông máu được dùng với mục đích dự phòng cục máu đông như aspirin, heparin hay warfarin… Các thuốc làm tan cục máu đông được dùng để phân rã các cục máu đông đã hình thành. Các thuốc này đều có chung một cơ chế là hoạt hóa plasminogen thành plasmin là một enzym trong cơ thể có tác dụng tiêu fibrin – thành phần tham gia cấu tạo nên cục máu đông; từ đó giúp làm tan rã huyết khối, khơi thông lòng mạch.  

Cục máu đông hình thành gây tắc nghẽn mạch máu

Một số thuốc làm tan cục máu đông thường dùng

– Urokinase: được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, truyền động mạch vành hoặc truyền tĩnh mạch. Loại thuốc này được chỉ định cho người bị tắc nghẽn động mạch phổi, nhồi máu cơ tim cấp tính; ngoài ra còn được dùng để thông ống thông tĩnh mạch bị tắc do cục máu đông.   

– Streptokinase: được dùng điều trị huyết khối động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn cầu nối động tĩnh mạch… Cả urokinase và streptokinase đều là thuốc làm tan cục máu đông có tác dụng rất mạnh,

– Alteplase: có tác dụng trên plasminogen đã gắn với fibrin trong cục máu đông mạnh gấp vài trăm lần trên plasminogen tự do. Alteplase được đánh giá là loại thuốc làm tan cục máu đông an toàn nhất, được dùng trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp và nhồi máu não.

– Reteplase: là chất hoạt hóa plasminogen tái tổ hợp thế hệ 3, tác dụng tương tự Alteplase nhưng thời gian có tác dụng sớm hơn, cường độ mạnh hơn. Thuốc thường được dùng để xử trí nhồi máu cơ tim cấp.

– Tenecteplase: là thuốc làm tan cục máu đông có tác dụng và chỉ định tương tự như reteplase. Hai thuốc này có hoạt lực điều trị thấp hơn, tác dụng chậm hơn so với urokinase và streptokinase nhưng nguy cơ gây ra tác dụng phụ lại thấp hơn.

Streptokinase – thuốc làm tan cục máu đông có hiệu lực mạnh

Lưu ý khi sử dụng thuốc làm tan cục máu đông

Các thuốc làm tan cục máu đông chỉ có hiệu lực tốt nhất trong khoảng 3 – 4 giờ kể từ khi cục máu đông xuất hiện. Sau thời gian này, việc có tiếp tục thuốc nữa hay không cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi khi đó sẽ rất dễ gây biến chứng chảy máu quá mức. Một số trường hợp, bác sỹ có thể mở rộng thời gian điều trị lên đến 4,5 – 6 giờ, nhưng sau 6 giờ thì thuốc không được phép sử dụng.

Để đảm bảo an toàn, thuốc làm tan cục máu đông không được dùng cho một số đối tượng sau:

– Người bệnh tai biến mạch máu não do xuất huyết.

– Người bị rối loạn đông máu.

– Phụ nữ có thai, sau sinh hoặc sảy thai chưa quá 4 ngày.

– Người vừa mới phẫu thuật chưa quá 8 ngày.

– Người bị chảy máu đường tiêu hóa nặng trong vòng 3 tháng.

– Người bệnh gan thận nặng, tăng huyết áp nghiêm trọng, viêm tụy cấp, viêm màng ngoài tim cấp…

– Người có tiền sử dị ứng với thuốc làm tan cục máu đông.

Giải pháp dài hạn để phòng ngừa tai biến do cục máu đông

Những thuốc làm tan cục máu đông thường chỉ được sử dụng trong xử trí cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, để phòng ngừa cục máu đông tái phát, bác sỹ sẽ kê đơn một số thuốc chống đông máu đường uống cho người bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định, người bệnh nên bổ sung những thảo dược Đông y có hoạt tính chống đông máu tự nhiên như Natto, Đan sâm, Đỏ ngọn… Hiện nay các thành phần này đã có mặt trong một số viên uống hỗ trợ cho người bệnh tim mạch dạng viên nén, không chỉ giúp phòng ngừa biến chứng cục máu đông mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý nền như bệnh mạch vành, hẹp hở van tim hiệu quả.

Việc sử dụng loại thuốc làm tan cục máu đông nào sẽ dựa trên kết quả thăm khám và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Để giảm thiểu rủi ro, người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định từ những bác sỹ có kinh nghiệm điều trị huyết khối, tại những bệnh viện có thể theo dõi các chỉ số xét nghiệm đông máu. Đồng thời, người bệnh cần được đánh giá tình trạng lâm sàng, tiền sử bệnh trước khi bắt đầu sử dụng.

Xem thêm:

Natto – món ăn bài thuốc giúp phòng ngừa biến chứng cục máu đông

Cục máu đông – lợi ích và nguy cơ?

 

 

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/dvt/dissolve-blood-clotcvdg

https://www.dieutri.vn/duocly/thuoc-tieu-fibrindsga

 

Viết bình luận