Nhắc đến cục máu đông, nhiều người thường liên tưởng ngay đến những bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…. Bởi ai cũng biết rằng, đây chính là “thủ phạm”giấu mặt gây ra chúng. Thực tế, cục máu đông hình thành còn mang lại những lợi ích thiết thực mà chúng ta ít khi để ý. Vậy, lợi ích của cục máu đông là gì và khi nào thì việc hình thành cục máu đông lại là yếu tố nguy cơ gây bệnh?
Mục lục
Khi bạn bị chảy máu bởi vô tình dẫm phải miếng mảnh chai trong lúc làm vườn hay một bởi một chiếc kéo cắt giấy tại văn phòng, cơ thể bạn ngay lập tức sẽ huy động các “lực lượng” cần thiết để ngăn chặn dòng chảy của máu và làm liền vết thương. Nếu cục máu đông không được hình thành lúc này, ngay cả những vết xước rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến chúng ta bị chảy máu không ngừng. Những cục máu đông hình thành ngay tại các điểm bị thương của mạch máu, sau khi làm xong nhiệm vụ cầm máu, các cục máu đông sẽ tự tan biến.
Tuy nhiên, đôi khi cục máu đông lại hình thành không đúng chỗ có thể gây hại cho cơ thể, chẳng hạn ngay trong lòng động mạch cung cấp máu đến nuôi tim hay trong các tĩnh mạch đến các chi. Cục máu đông cũng có thể di chuyển thông qua mạch máu từ nơi này đến nơi khác, chẳng hạn cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể đi tới phổi hay một cục máu đông phát sinh ở tim lại kết thúc trong não. Việc hình thành cục máu đông lúc này lại là “lợi bất cập hại” và để lại những hậu quả chết người.
Cục máu đông có thể trở nên rất nguy hiểm khi phát sinh từ những mảng xơ vữa trong động mạch vành. Quá trình này bắt đầu với một tổn thương ngay trong lòng động mạch. Sự kết hợp của bạch cầu, cholesterol xấu (LDL) và các hóa chất gây viêm tạo thành các mảng xơ vữa bám ngay trên thành động mạch. Nếu mảng xơ vữa này bị vỡ sẽ để lại vết thương trong lòng động mạch, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra cục máu đông. Nếu những vết thương nhỏ, chúng sẽ vô hại và tự hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu mảng vỡ lớn, các cục máu đông cũng phải đủ lớn để “làm lành” vết thương và hậu quả là chúng kẹt cứng trong lòng động mạch, bít tắc hoàn toàn sự lưu thông của dòng máu đến nuôi tim, gây ra một cơn đau tim.
Khi cục máu đông hình thành trong động mạch nuôi não hoặc di chuyển đến não, có thể gây ra một cơn đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ, hình thức phổ biến nhất của đột quỵ.
Cục máu đông – thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Cục máu đông cũng có thể hình thành trong động mạch chủ bụng – các đường ống dẫn máu chính đến phần dưới của cơ thể và trong các động mạch cung cấp máu đến chi dưới. Các cục máu đông không liên quan đến mảng bám cũng có thể hình thành ở những nơi máu lắng bất thường. Ví dụ bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng, tim đập nhanh và hẹp hở van tim cũng có nguy cơ gia tăng các cục máu đông vì máu trì trệ trong các buồng tim.
Nhận thức được sự nguy hiểm của các cục máu đông, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm những cách thức để ngăn ngừa sự kết dính tiểu cầu và làm gián đoạn sự hình thành cục máu đông ở một giai đoạn nào đó. Hai loại thuốc thường được sử dụng nhằm mục đích này là thuốc chống đông máu và thuốc làm loãng máu. Thuốc làm tan huyết khối được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp để nhanh chóng làm tan cục máu đông và giúp dòng máu lưu thông trở lại.
Hãy nhớ rằng bất kỳ một trong những các loại thuốc tan huyết khối nào, ngay cả aspirin cũng có thể gây chảy máu quá nhiều. Chính vì vậy nếu đang sử dụng những loại thuốc này, cần sử dụng đúng theo hướng dẫn, đồng thời xem các dấu hiệu chảy máu bất thường có thể xảy ra như việc sưng, tím bầm mà không bị thương hay đi đại tiện ra máu.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Bồ Hoàng, một loại phấn hoa đặc biệt từ cây Cỏ nến, có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, đồng thời chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, nhờ đó giúp bảo vệ sự toàn vẹn của lớp nội mạc mạch máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và ổn định các mảng xơ vữa mạch một cách an toàn. Khi kết hợp với Nattokinase, một loại enzym tự nhiên chiết xuất từ đậu tương lên men, đã tạo nên một giải pháp hiệp đồng trong việc chống cục máu đông hiệu quả, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân mạch vành.
Bản chất cục máu đông mang lại lợi ích thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc hình thành không đúng chỗ lại trở thành hiện tượng “lợi bất cập hại”. Chính vậy, việc chống hình thành mảng xơ vữa, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông, ở những vị trí không cần thiết này bằng một lối sống khoa học là điều thiết yếu giúp chúng ta tránh được những bệnh nguy hiểm do chúng gây nên.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: www.health.harvard.edu/heart-health/blood-clots-the-good-the-bad-and-the-deadly
Tin liên quan
Viết bình luận