Bệnh mạch vành

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Chế độ ăn chuẩn để mau hồi phục

Ngày đăng: 24 Tháng Sáu, 2021
5/5 - (5 bình chọn)

Sau nhồi máu cơ tim, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe và giảm nguy cơ đau tim tái phát. Vậy người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu chế độ ăn chuẩn cho từng giai đoạn sau nhồi máu cơ tim ngay tại đây.

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? – Những nhóm thực phẩm cần đưa ngay vào thực đơn

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm quan trọng mà người bệnh cần được bổ sung ngay sau khi trải qua nhồi máu cơ tim:

– Thực phẩm giàu chất xơ: bao gồm các loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, kiều mạch, gạo lứt… và các loại rau quả, trái cây tươi như súp lơ, việt quất, cần tây, ớt chuông, cam, táo, các loại đậu… Những thực phẩm này cung cấp lượng chất xơ dồi dào, giúp ngăn cản sự hấp thu cholesterol tại ruột và làm giảm cholesterol máu.

– Chất béo có lợi cho tim mạch: như dầu ô liu, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hướng dương… thay vì sử dụng mỡ động vật, bơ chứa nhiều chất béo bão hòa khi chế biến thức ăn.

– Chất đạm: Ưu tiên nguồn đạm từ thịt trắng như thịt lườn gà (đã lọc bỏ da), cá biển để thay thế cho các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt trâu), lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol có hại cho tim mạch. Chuyên gia Tim mạch khuyến cáo bạn không nên ăn quá 7 quả trứng, 350g thịt đỏ/tuần.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo như phô mai, sữa chua… Đây là nguồn bổ sung canxi và chất dinh dưỡng quan trọng để nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Ngoài ra, sữa chua còn giúp bổ sung lợi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý ăn nhạt, hạn chế đồ ngọt (bánh kẹo ngọt, nước ngọt…), các đồ uống như rượu bia, cà phê, nước trà đặc… và tuyệt đối không hút thuốc lá.

Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên cám và cá tươi

Lưu ý để xây dựng chế độ ăn chuẩn cho từng giai đoạn hồi phục sau nhồi máu cơ tim

Người bệnh cần được điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp theo từng giai đoạn sau nhồi máu cơ tim để đảm bảo khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian hồi phục. Cụ thể như sau:

Tuần đầu tiên sau nhồi máu cơ tim

Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh vừa trải qua một biến cố nghiêm trọng nên thể trạng sẽ rất yếu. Để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, cần lưu ý về chế độ ăn như sau:

– Chế biến thực phẩm dưới dạng cháo, súp, thức ăn cần được nghiền nhỏ để tiêu hóa được dễ dàng hơn.

– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 6 bữa/ngày thay vì ăn quá nhiều trong bữa chính, vì cơn đau tim thường có xu hướng xuất hiện sau những bữa ăn thịnh soạn.

– Ăn nhạt tuyệt đối, thay vì bổ sung muối ăn, bạn có thể nêm nếm bằng các loại gia vị như gừng, nghệ, hồi, rau thơm… Không ăn những thực phẩm chứa lượng muối lớn như dưa muối, cà muối, thịt khô, cá khô…

– Ưu tiên chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, rán… để dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

Tuần thứ 2 và thứ 3

Chế độ ăn trong giai đoạn này cũng tương tự giai đoạn cấp tính, có thể bổ sung thêm muối nhưng không dùng quá 3 gam/ngày và tổng lượng nước đưa vào cơ thể không quá 1 lít/ngày. Ngay trong giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu đến nuôi tim và chống cục máu đông để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giảm thiểu nguy cơ nhập viện vì nhồi máu cơ tim tái phát.

Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch dành cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Kỹ năng sinh tồn khi bị đau tim mà chỉ có một mình

Tuần thứ 4 – Giai đoạn liền sẹo

Trong giai đoạn này, thức ăn có thể chuyển sang dạng thô hơn bằng cách cắt nhỏ thức ăn thay nghiền nhuyễn. Việc hạn chế muối ăn vẫn cần tiếp tục duy trì nhưng có thể nâng tổng lượng muối lên tối đa 6g/ngày (nếu người bệnh có cao huyết áp thì không nên tăng thêm muối). Tăng dần khẩu phần chất đạm và chất béo lành mạnh để đẩy nhanh tốc độ liền sẹo của cơ tim.

Giảm muối là lưu ý quan trọng trong chế độ ăn sau nhồi máu cơ tim

Giai đoạn sau liền sẹo

Mặc dù chế độ ăn trong giai đoạn này không cần kiểm soát quá nghiêm ngặt như các giai đoạn trước nhưng người bệnh vẫn phải tiếp tục duy trì các nguyên tắc ăn uống lành mạnh như ăn nhạt, ưu tiên chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa…

Biết được người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì để xây dựng thực đơn một cách khoa học là chiến lược quan trọng giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe mà không cần lệ thuộc vào thuốc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tự rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và bổ sung sản phẩm hỗ trợ tim mạch phù hợp để sớm quay trở lại với sinh hoạt và công việc thường ngày.

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/heart-health/food-eat-avoid

https://www.heartfoundation.org.au/recovery-and-support/healthy-eating-after-a-heart-attack

Viết bình luận