Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Bệnh glocom góc mở là gì? Hiểu rõ mới chặn được mù lòa

Ngày đăng: 6 Tháng Ba, 2020
5/5 - (4 bình chọn)

Bạn có biết:

– Cứ 100 người mù trên thế giới thì có đến hơn 12 người là do mắc bệnh glocom góc mở.

– Cứ 100 người trên 40 tuổi thì có khoảng 2 người mắc bệnh glocom góc mở. Với người ở độ tuổi 70 trở lên thì con số này lên tới 16 người.

Vậy bệnh glocom góc mở là gì? Vì sao nó lại nguy hiểm và nhiều người mắc đến như vậy? Cần làm gì để bảo vệ thị lực, tránh mù lòa? Tất cả sẽ có trong thông tin dưới đây.

Định nghĩa về bệnh glocom góc mở

Trong mắt tồn tại một chất lỏng gọi là thủy dịch, sản xuất bởi cơ thể mi. Sau khi thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất, thủy dịch sẽ chảy vào góc thoát nằm giữa giác mạc và mống mắt (vùng bè), sát nhập vào tĩnh mạch ngoài mắt.

Bình thường lượng thủy dịch tiết ra và đào thải luôn cân bằng, đảm bảo áp suất trong mắt (nhãn áp) ở mức khoảng 12 – 20 mmHg. Khi vùng bè bị xơ hóa, sẽ khiến thủy dịch lưu thông chậm và tích tụ làm tăng nhãn áp, gây chèn ép các dây thần kinh thị giác và động mạch võng mạc ở đáy mắt, hậu quả là làm giảm thị lực. Đây chính là cơ chế gây bệnh glocom góc mở.

Bệnh glocom góc mở rất nguy hiểm, vì sao?

Sự nguy hiểm nằm ở đặc tính âm thầm gây tổn hại thị lực của bệnh. Bệnh glocom góc mở lúc mới phát sinh không gây ra triệu chứng bất thường nào về thị lực. Đến giai đoạn nặng, người bệnh mới có thể nhận thấy một số triệu chứng như mất thị lực ngoại vi, nhìn mờ, nhức mắt, tròng đen mờ, buồn nôn, nôn. Tuy nhiên lúc này, dây thần kinh thị giác và mạch máu đáy mắt đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi, nguy cơ mù lòa là rất cao.

Bệnh glocom góc mở là tên sát thủ ngầm của thị lực

Do bệnh glocom góc mở rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, do vậy để tránh rủi ro đáng tiếc, bạn cần đi khám mắt định kỳ thường xuyên, đồng thời có chế độ chăm sóc mắt tốt tại nhà. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua zalo đến số: 0972032029 để được tư vấn chi tiết.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh glocom góc mở

Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh glocom góc mở. Ngoài ra, nếu thuộc những đối tượng sau, bạn sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn hẳn những người khác.

– Có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh.

– Mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim mạch…

– Dùng thuốc chống viêm steroid trong thời gian dài.

– Bị cận thị, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc.

Cách chữa bệnh glocom góc mở

Hiện nay có 3 phương pháp chính được áp dụng trong chữa bệnh glocom góc mở là dùng thuốc, chiếu laser, phẫu thuật. Cả 3 phương pháp này đều nhằm mục đích làm giảm nhãn áp, qua đó giảm thiểu tổn thương dây thần kinh thị giác và mạch máu võng mạc.

Dùng thuốc tây (nhỏ mắt là chủ yếu)

Một số loại thuốc có khả năng làm chậm quá trình bài tiết thủy dịch hoặc thúc đẩy thủy dịch thoát ra ngoài tốt hơn sẽ được chỉ định nhằm làm giảm nhãn áp cho người bệnh. Một số thuốc được dùng phổ biến hiện nay là:

– Nhóm làm tăng thoát thủy dịch: latanoprost, travoprost, bimatoprost

– Nhóm làm chậm tốc độ bài tiết thủy dịch: timolol, brinzolamide, dorzolamide, brimonidine

Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc thường xuyên, đúng liều lượng. Bên cạnh lợi ích, những thuốc trị bệnh glocom góc mở cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như cộm nhức mắt, cay đỏ mắt, nhìn mờ, khô mắt…  

Tạo hình bè bằng tia laser

Là chỉ định đầu tay cho rất nhiều trường hợp mắc bệnh glocom góc mở. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser có tần số phù hợp vào vùng bè để tạo ra các lỗ nhỏ trên khu vực này, qua đó giúp thủy dịch lưu thông ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Phương pháp này có thể đưa nhãn áp của người bệnh về mức bình thường, tuy nhiên tác dụng sẽ giảm dần theo thời gian. Thông thường sau vài tháng hoặc vài năm, người bệnh sẽ cần chiếu laser lại hoặc phẫu thuật. Mặt khác, năng lượng từ tia laser trong quá trình thực hiện cũng có thể làm tổn hại tới các bộ phận trong mắt, gây biến chứng khô rát mắt, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, bong rách võng mạc, viêm giác mạc…

Chiếu tia laser tạo hình bè chữa bệnh glocom góc mở

Phẫu thuật mắt

Có 2 phẫu thuật chính được áp dụng trong điều trị bệnh glocom góc mở là cắt bè củng giác mạc và đặt ống thoát thủy dịch.

– Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc: Bác sĩ gây mê và tiến hành cắt bỏ một phần nhỏ trên vùng bè để tạo đường thoát mới cho thủy dịch. Sau phẫu thuật người bệnh cần 2 – 6 tuần để hồi phục thị lực, đồng thời có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng mắt, chảy máu mắt, mất thị lực một phần…

– Đặt ống thoát nước: Bác sĩ sẽ cấy ghép một ống silicon nhỏ vào mắt để làm đường dẫn thủy dịch ra ngoài. Phẫu thuật này áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với cắt bè củng giác mạc, ngoài lợi ích cũng có thể gây viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt, chảy máu mắt, ống bị lệch hoặc thay đổi vị trí… làm thị lực suy giảm.

Giải pháp tối ưu để tránh mù lòa khi mắc bệnh glocom góc mở

Các phương pháp điều trị kể trên đều nhằm mục đích làm hạ nhãn áp để giảm lực tác động đến dây thần kinh thị giác, mạch máu ở đáy mắt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc đại học Washington – Hoa Kỳ, để bảo vệ dây thần kinh thị giác, chúng ta còn một hướng đi khác đó là bổ sung kịp thời hoạt chất Alpha lipoic acid. Alpha lipoic acid là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ sức bền của dây thần kinh thị giác và mạch máu vùng đáy mắt. Bởi thế, song song với việc dùng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh được khuyến cáo nên sử dụng sớm những sản phẩm bổ trợ giàu Alpha lipoic acid để bảo vệ thị lực, giúp mắt sáng khỏe, ngăn chặn mù lòa khi không may mắc bệnh glocom góc mở.

Bệnh glocom góc mở còn được gọi là “kẻ trộm thị lực thầm lặng” vì nguy cơ gây mù lòa cao mà không có dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi chỉ cần lưu ý đi khám mắt thường xuyên và chăm sóc mắt đúng cách, bạn hoàn toàn có thể gìn giữ được thị lực trước căn bệnh này.

Xem thêm:

10 thức ăn bổ mắt giúp tầm nhìn sáng trong ngăn mù lòa hiệu quả

Hướng dẫn lựa chọn thuốc bổ mắt tốt nhất cho mọi độ tuổi

 

DS:Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

https://www.allaboutvision.com/conditions/primary-open-angle-glaucoma.htm

https://www.brightfocus.org/glaucoma/article/treatments-open-angle-glaucoma

https://www.emedicinehealth.com/primary_open-angle_glaucoma/article_em.htm#what_are_surgical_treatment_options_for_primary_open-angle_glaucoma

https://www.aao.org/topic-detail/primary-openangle-glaucoma–europe

 

Viết bình luận