Bệnh mạch vành thường tiến triển chậm và ít biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chính vì thế, việc chẩn đoán bệnh mạch vành sớm thường gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp ra đời cho kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, giúp định hướng cho việc điều trị được hiệu quả hơn và tránh được những hậu quả đáng tiếc, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột quỵ…
Bệnh mạch vành (coronary heart disease) là tình trạng động mạch vành – hệ mạch trực tiếp cung cấp máu giàu oxy đến nuôi tim bị tắc hẹp. Bệnh thường xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trên thành mạch, làm thu hẹp diện tích lòng mạch và giảm lưu lượng máu đến tim. Cục máu đông (huyết khối) có thể hình thành khi mảng xơ vữa động mạch bị vỡ ra, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bệnh mạch vành có thể được phát hiện bằng cách kết hợp khai thác tiền sử bệnh cùng các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện.
Mục lục
Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đánh giá nguy cơ đối với bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình, kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm máu để đo nồng độ cholesterol trong máu. Trước khi làm xét nghiệm cholesterol, bạn cần nhịn ăn trong 12 giờ để không làm ảnh hưởng tới kết quả. Ngoài ra, bác sỹ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm máu khác và khai thác thông tin về lối sống, thói quen tập thể dục và các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Xét nghiệm cholesterol là một phần trong chẩn đoán bệnh mạch vành
Kết quả xét nghiệm máu và các thông tin trên sẽ được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh mạch vành.
Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành sau:
Siêu âm tim cho phép xác định cấu trúc và theo dõi chức năng bơm của tim, độ dày cơ tim và sự chuyển động của từng van tim. Tóm lại, phương pháp này tạo ra một bức tranh toàn cảnh và chi tiết của trái tim, từ đó giúp phát hiện vùng cơ tim không được nhận đủ lượng máu cần thiết để bác sỹ đưa ra chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác.
Chụp động mạch vành giúp xác định vị trí và mức độ hẹp mạch vành. Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp thông tin về áp lực bên trong buồng tim và hoạt động của trái tim.
Phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này tương đối an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong trong quá trình chụp mạch vành rất thấp, ước tính vào khoảng 1 – 2 ‰.
Mặc dù vậy, chụp mạch vành vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ nhỏ, bao gồm:
– Cảm giác khó chịu khi chất nhuộm được tiêm vào ống thông.
– Chảy máu (lượng nhỏ) khi rút ống thông ra khỏi cơ thể.
– Vết bầm, đau nhức ở bẹn hoặc cánh tay tại vị trí luồn ống thông.
Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sỹ nhìn thấy hình ảnh chi tiết của trái tim, giúp phát hiện tình trạng tắc hẹp mạch vành và các bất thường khác ở tim.
Chụp cắt lớp sử dụng X-quang và một máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong lồng ngực, bao gồm tim và hệ mạch vành nhằm phát hiện các đoạn mạch bị tắc hẹp, từ đó giúp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác.
Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng phương pháp chụp cắt lớp
Điện tâm đồ ghi lại hoạt động điện của tim trong mỗi nhịp đập. Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề về nhịp tim, từ đó cho thấy dấu hiệu tổn thương tim do bệnh mạch vành và cơn nhồi máu cơ tim (hiện có hoặc trước đó).
Chụp X-quang tim, phổi và lồng ngực giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống như bệnh mạch vành.
Ngoài xét nghiệm định lượng cholesterol máu, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm máu khác để theo dõi hoạt động của tim, trong đó có xét nghiệm men tim nhằm phát hiện các tổn thương do nhồi máu cơ tim.
Thử nghiệm phóng xạ giúp bác sỹ đánh giá chức năng bơm máu của tim cũng như dòng chảy của máu đến cơ tim. Thử nghiệm phóng xạ cung cấp thông tin chi tiết hơn so với điện tâm đồ.
Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu (đôi khi được tiêm khi người bệnh đang tập thể dục trên máy chạy bộ). Một camera được đặt ở gần ngực để phát hiện những nơi có nguồn cung cấp máu kém.
Trong một số trường hợp, người bệnh phải dùng thuốc làm cho tim đập nhanh hơn để thuận tiện cho việc chẩn đoán.
Nếu có các triệu chứng của bệnh mạch vành, chẳng hạn như đau thắt ngực, khó thở, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám tim mạch để được tiến hành các thử nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Những câu hỏi thường gặp về bệnh mạch vành
Điều trị bệnh mạch vành – Cập nhật những thông tin mới nhất hiện nay
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/cad/diagnosis
http://www.nhs.uk/Conditions/Coronary-heart-disease/Pages/Diagnosis.aspx
Tin liên quan
Trung, 20:40:51 : 11/12/2018
Tôi thuong xuyen thây đau nhói bên ngực trái giông như ai đó lấy kim đâm vào tim đập nhanh va khó thở không biêt biểu hiện như vậy co phải bị bệnh mạch vành không ạ mong bac si chỉ giúp
trungmyjsc.com.vn 08:19:33 : 12/12/2018
Chào bạn Trung,
Biểu hiện đau nhói ngực trái, tim đập nhanh, khó thở bạn đang gặp phải là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý tim mạch, điển hình là bệnh mạch vành (còn gọi là thiếu máu cơ tim). Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý này trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/biet-cach-nhan-biet-trieu-chung-benh-mach-vanh-co-the-se-cuu-song-ban.html
Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như có hướng khắc phục hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Sau khi thăm khám, nếu đúng là mắc bệnh mạch vành, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần thiết lập lối sống khoa học như hướng dẫn sau:
– Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đăc biệt là mỡ động vật
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya.
– Tránh lo lắng, căng thẳng, làm việc quá sức.
– Tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-do-an-uong-tot-nhat-cho-nguoi-benh-mach-vanh.html
https://trungmyjsc.com.vn/vi/nguoi-benh-mach-vanh-nen-luyen-tap-chat-nhu-nao.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!
Hữu Nguyễn, 13:04:36 : 15/10/2018
Cháu hay bị đau gjữa ngực đj lạj vận động đau lâu lâu thì đau 1 lần
trungmyjsc.com.vn 14:26:12 : 15/10/2018
Chào cháu Hữu Nguyễn,
Không biết biểu hiện đau giữa ngực khi vận động của cháu xuất hiện lâu chưa? Đau giữa ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: đau dây thần kinh liên sườn, bệnh đường hô hấp, bệnh lý tim mạch, bệnh tiêu hóa,… Nếu biểu hiện này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hoặc xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, cháu nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Cháu cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về biểu hiện đau ngực trong bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-tuc-long-nguc-top-6-nguyen-nhan-thuong-gap-nhat.html
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đau ngực hiện tại, cháu nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
Nếu cần hỗ trợ thêm, cháu có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể.
Chúc cháu sớm khỏe!
Liên 16:43:43 : 13/07/2018
Cho em hỏi Lâu lâu e hay bị đau ở phía lồng ngực trái trong lúc đau phía sau lưng trái đau theo khoảng 1 vài giây sau khi hết trưa thì hơi chóng mặt còn chiều thì cảm thấy mệt và buồn ngủ với lại hay nôn bất chợt nôn xong có phần nóng rát ở cổ họng và ngực thế đó là triệu chứng gì ạ?
trungmyjsc.com.vn 09:19:02 : 14/07/2018
Chào bạn Liên ,
Đau lồng ngực trái, đau sau lưng trái, mệt mỏi là những triệu chứng thường gặp do bệnh tim mạch gây ra. Tuy nhiên bạn còn bị kết hợp biểu hiện chóng mặt, hay nôn, nóng rát cổ họng, ngực sau nôn, do vậy bạn cũng có khả năng đang gặp phải một số bệnh như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, … Bạn nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm trong bài viết:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-tuc-long-nguc-top-6-nguyen-nhan-thuong-gap-nhat.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!