Bệnh mạch vành

Đau tức lồng ngực – Top 6 nguyên nhân thường gặp nhất

Ngày đăng: 22 Tháng Một, 2018
4.5/5 - (13 bình chọn)

“Đau tức lồng ngực là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?” là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Thực tế, vùng ngực chứa nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm trái tim, phế quản, phổi, thực quản, xương sườn, xương ức, xương cột sống, dây thần kinh liên sườn, cơ liên sườn… Do vậy đau tức lồng ngực có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là 6 yếu tố bạn cần lưu ý trong bài viết dưới đây.

Đau tức lồng ngực – dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Phần lớn các trường hợp bị đau tức lồng ngực đi khám có nguyên nhân do các bệnh tim mạch, cụ thể:

Bệnh tim mạch

Đặc điểm nhận biết

Bệnh mạch vành

Khi lòng mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm lưu lượng máu và oxy đến nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thường kèm theo khó thở, mệt mỏi. Cơn đau có thể lan từ ngực ra sau lưng, tới vai, cánh tay trái. Ở giai đoạn nhẹ, cơn đau chỉ xảy ra khi vận động, khi bệnh nặng hơn, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi

Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh mạch vành

Nhồi máu cơ tim

Sự tắc nghẽn mạch vành khiến cơ tim bị hoại tử do không được cung cấp máu và oxy. Điều này gây ra cơn đau ngực đi kèm với cảm giác bó chặt, bóp nghẹt ngực, toát mồ hôi lạnh, thở dốc, buồn nôn, kiệt sức. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong hoặc các di chứng nghiêm trọng khó hồi phục.

Viêm cơ tim

Ngoài đau tức ngực, viêm cơ tim còn có thể gây sốt, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở, các triệu chứng này cũng gần giống với nhồi máu cơ tim.

Viêm ngoài màng tim

Nhiễm trùng màng ngoài tim thường gây đau tức lồng ngực trái tương tự như bệnh mạch vành, tuy nhiên cơn đau cố định dọc trên cổ, vai, gây khó thở, khó nuốt thức ăn hoặc nằm.

Bệnh cơ tim phì đại (tim to)

Cơ tim phát triển dày bất thường khiến tim phải hoạt động gắng sức và bơm máu khó khăn hơn, lâu dần dẫn đến suy tim gây đau ngực kèm theo chóng mặt, ngất xỉu, khó thở, phù chân…

Bệnh van tim

Van tim không đóng mở đúng cách trong bệnh hẹp/ hở van tim có thể làm thay đổi dòng máu qua tim, kết quả gây đau tức lồng ngực, ho, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi…

Xem thêm: Bệnh van tim và các thông tin cần biết

Rối loạn nhịp tim

Khi nhịp tim nhanh và bất thường có thể gây chóng mặt và đôi khi gây đau tức lồng ngực trái, tuy nhiên biểu hiện bệnh không rõ ràng nên thường chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Phình động mạch chủ

Động mạch chủ giãn rộng có thể bóc tách hoặc vỡ gây đau dữ dội và dai dẳng ở vùng ngực, bụng, lưng kèm theo vã mồ hôi, mạch nhanh, khó thở, mất ý thức…

Một số phương pháp chẩn đoán thường dùng trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tim như: điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp X quang ngực, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm tim, chụp CT mạch vành…

Đau tức lồng ngực thường do các bệnh tim mạch gây ra

Cách điều trị giúp giảm nhanh đau tức lồng ngực do bệnh tim mạch

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên dùng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo các chuyên gia tim mạch, 3 vị thảo dược này có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu qua van tim và hệ thống mạch vành, giúp hạ mỡ máu, chống cục máu đông rất tốt, do vậy vừa giúp giảm nhanh triệu chứng đau tức lồng ngực, vừa giúp ngăn ngừa mọi bệnh tim mạch tiến triển nặng, phòng tránh biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim một cách hiệu quả.

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược tốt nhất cho người mắc bệnh tim mạch

Các bệnh hô hấp gây đau tức lồng ngực

Bệnh hô hấp

Đặc điểm nhận biết

Viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi

Có thể gây đau nhói vùng ngực khi thở mạnh hoặc ho, hắt hơi, thường đi kèm biểu hiện sốt cao, rét run.

Tắc mạch máu phổi

Cục máu đông khiến mạch phổi bị tắc hẹp, làm giảm lượng máu đến phổi, giảm thông khí phổi gây khó thở, nhịp tim nhanh, sốt và đau tức, đau âm ỉ vùng ngực.

Tràn khí màng phổi

Chấn thương ngực khiến phổi tổn thương, không khí tràn vào khoang ngực gây đau tức lồng ngực, mức độ đau tăng lên khi hít vào, giảm khi thở ra.

Tăng áp động mạch phổi

Huyết áp động mạch phổi cao khiến tâm thất phải hoạt động gắng sức gây cảm giác đau ngực tương tự bệnh hẹp mạch vành

Hen suyễn

Gây triệu chứng thở khò khè, hơi thở nông, ho và đau ngực

Đau tức lồng ngực gây ra bởi các bệnh lý đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản: Tim và thực quản nằm ở vị trí gần nhau và có chung mạng lưới thần kinh do vậy khi tổn thương thì đều gây ra biểu hiện đau ngực tương đối giống nhau. Chỉ khác là cơn đau tức lồng ngực do trào ngược dạ dày thực quản thường không lan ra sau lưng hay vai và cánh tay, đi kèm với cảm giác nóng rát và ợ chua trong miệng.

Ngoài ra một số nguyên nhân như rối loạn co thắt thực quản, viêm loét dạ dày ruột, viêm tụy, viêm túi mật, thoát vị Hiatal cũng có thể gây đau tức lồng ngực.

Đau tức lồng ngực có thể do một số bệnh lý đường tiêu hóa

Đau tức lồng ngực do tổn thương xương, cơ, dây thần kinh

Viêm xương sườn; viêm, đau dây thần kinh liên sườn, dãn cơ ngực xảy ra do vận động quá sức, chấn thương vùng ngực do tai nạn hoặc ngã, ho mạnh, ói mửa, ngủ sai tư thế có thể gây ra những cơn đau tức ở thành ngực với các mức độ khác nhau, đau tăng lên khi ho, hắt hơi.

Đau tức lồng ngực do mãn kinh

Ở phụ nữ mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố thường gây biểu hiện nhức mỏi và có thể đau ngực âm ỉ.

Đau tức lồng ngực do rối loạn tâm lý

Lo lắng, stress, hoảng loạn thường gây đau và khó chịu vùng ngực kèm theo tim đập nhanh, run rẩy. Đây là nguyên nhân chiếm 25% các trường hợp đau tức lồng ngực.

Đau tức lồng ngực có thể do rất nhiều nguyên nhân, bởi vậy, khi thấy biểu hiện khác thường, bạn cần sắp xếp thời gian đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Và nếu bạn còn đang phải gánh chịu những cơn đau tức lồng ngực ngày đêm mà chưa tìm được giải pháp trị hiệu quả, hãy nhấc máy gọi ngay đến số 024 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.

Ds Trần Huyền

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/pain-management/guide/whats-causing-my-chest-pain

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chest-pain/symptoms-causes/syc-20370838

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chest-pain/diagnosis-treatment/drc-20370842

https://www.buoyhealth.com/current/23-causes-of-chest-pain-low-risk-to-high/

Viết bình luận

  1. tuyền :

    cháu 15 tuổi tự dưng hôm nay cháu thở mạnh hoặc ưởn người ra thì cháu bị đau lồng ngực, kiểu ở giữa giữa ấy ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Tuyền,
      Triệu chứng đau ngực có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, bệnh van tim; tiêu hóa, hô hấp… Căng thẳng, stress hoặc nằm ngủ sai tư thế cũng có thể gây ra đau ngực. Với những triệu chứng mà bạn mô tả thì chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra cơn đau. Do đó, bạn cần theo dõi thêm nếu đau ngực xảy ra liên tục thì bạn nên đi khám sớm tại các bệnh viện đa khoa để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả.
      Bên cạnh đó, để cải thiện triệu chứng đang gặp phải, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bạn cũng nên chú ý: ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya; giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng hoặc làm việc gắng sức; hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước tăng lực…
      Sau thăm khám, nếu nguyên nhân là do vấn đề về tim mạch và bạn cần được tư vấn về cách trị hiệu quả, hãy liên hệ đến số điện thoại: (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Manh :

    Minh 22t,gần đây mình có cảm giác hít sâu lồng ngực bị nặng, không được thoải mái, dọc bên phai cổ thi thoảg nhói đau nhẹ, như vậy là bị làm sao ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Manh,
      Cảm giác tức khó thở, nặng ngực khi hít sâu mà bạn đang gặp phải có thể do một số nguyên nhân gây ra như bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh cơ ngực, đau dây thần kinh,… Nếu nhận thấy tình trạng này xuất hiện thường xuyên, không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên sớm dành thời gian đến các bệnh viện thăm khám, làm thêm một số xét nghiệm khác để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
      Ngoài ra, sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Bùi Thị Phương :

    Em năn nay 33 tuổi , thỉnh thoảng e hay bị đau nhói ở dưới ngưc bên trái , thường thì một năm chỉ bị khoảng vài lần thôi.nhưng khoảng một tuần nay e bị đi ngoài sau đó thì xuất hiện cơn đau tức vùng giữa ngực đau âm ỉ mâý ngày rồi ,ko biết như vậy là triệu chứng của bệnh gì ạ, bác sĩ có thể tư vấn giúp em không ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bùi Thị Phương,
      Như chia sẻ trong bài viết trên, biểu hiện đau tức ngực có thể do một số nguyên nhân gây ra như: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh lý gan – mật, đau dây thần kinh liên sườn,… Do vậy, nếu triệu chứng này tái diễn thường xuyên trong một tuần gần đây, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày, trước hết bạn nên sớm đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
      Bên cạnh đó để cải thiện các triệu chứng đang gặp, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bạn nên chú ý: Ngủ đúng giờ, đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya; hạn chế làm việc hoặc học tập quá căng thẳng, áp lực, mệt mỏi; dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất; không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga…
      Ngoài ra, sau khi thăm khám, nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ hỗ trợ giúp bạn.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  4. vũ thị thảo :

    chào bác sĩ năm nay e 22 tuổi. lâu lâu em lại bị đau tức lồng ngực , cơn đau âm ỉ kéo dài lúc ngủ cũng đau, hít sâu hoặc dùng tay ấn vào lồng ngực cảm giác đau hơn bt. vậy không biết em bị làm sao ạ mong được bác sĩ tư vấn.
    à đợt này em có bị cảm cúm gây sốt,rét rồi ho 1 thời gian không biết có liên quan gì không ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Vũ thị thảo,
      Không biết tình trạng đau tức lồng ngực của bạn xảy ra từ bao giờ, có kèm theo biểu hiện nào khác không? Đau tức lồng ngực có thể xuất hiện do bệnh lý đường hô hấp (ho, sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,…) hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh tiêu hóa, rối loạn hệ thần kinh thực vật, bệnh lý tim mạch,…. Với tình trạng hiện tại, nếu biểu hiện này thường xuyên xảy ra, bạn nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
      Bên cạnh thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể:
      – Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày
      – Ngủ đúng giờ, đủ giấc
      – Tránh căng thẳng, học tập hay làm việc quá sức.
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn sớm khỏe!

  5. diệpbình :

    Cháu hay bị đau gjữa ngực đj lạj vận động đau lâu lâu thì đau 1 lần

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào cháu Diệp Bình,
      Không biết biểu hiện đau ngực, đau nhức khi vận động của cháu xuất hiện lâu chưa? Những biểu hiện này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: đau dây thần kinh liên sườn, bệnh đường hô hấp, bệnh lý tim mạch, bệnh tiêu hóa,… Nếu sau khi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, các biểu hiện này vẫn không thuyên giảm, cháu nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Cháu có thể tìm hiểu thêm thông tin về biểu hiện đau ngực trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-tuc-long-nguc-top-6-nguyen-nhan-thuong-gap-nhat.html
      Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng của mình, cháu nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc cháu sớm khỏe!

  6. Hoàng Tùng :

    Tôi 46 tuổi thời gian gần đây phía ngực phải gần phần sụn có nhô lên 1 hòn bằng đầu ngón tay. Tôi đi khám bác sĩ bảo bình thường, nhưng sao chỗ đó khi hít thở sâu hoặc cựa mình tôi thấy tức khó chịu, cảm giác tức cả ra sau lưng, tôi đã chụp xquang lồng ngực bs cuẩn đoán bt không thấy gì bất thường. Mong BS tư vấn giúp.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoàng Tùng,
      Qua chia sẻ của bạn, có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về cơ, xương khớp vùng ngực. Dù bạn đã đi khám, đã chụp X quang và được kết luận không mắc bệnh gì, tuy nhiên nếu bạn vẫn thấy có biểu hiện khó chịu, bất thường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mình thì bạn nên đi khám thêm ở một số bệnh viện uy tín nữa để chắc chắn hơn.
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì, bạn có thể gọi đến số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  7. phan ky lam :

    toi thuong xuyen an uong ua mac nghen do la trieu chung benh gi xin cho biet cam on

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn phan ky lam,
      Ăn uống bị nghẹn có thể do rối loạn chức năng co bóp của thực quản, thường hay gặp ở một số người do ăn, uống vội vàng. Tuy nhiên, nếu biểu hiện nghẹn xảy ra thường xuyên thì có thể cảnh báo một số bệnh lý như: u thực quản, bỏng thực quản, rối loạn thần kinh thực vật, bướu cổ đơn thuần hoặc dạng Basedow, suy tim dày thất phải, u phế quản, u phổi…
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám lại tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
      Sau khi thăm khám, nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn nhanh nhất.
      Chúc bạn sớm khỏe!