Việc sử dụng thuốc trị sốt cao co giật ở trẻ là cần thiết để giúp con nhanh chóng kiểm soát thân nhiệt, ngăn chặn cơn co giật và hạn chế những thương tổn trên não bộ. Tuy nhiên, thuốc tây thì luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, bởi vậy hiểu rõ về công dụng, cách dùng của từng loại thuốc chính là “chìa khóa” giúp con kiểm soát bệnh hiệu quả.
Mục lục
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi và rất dễ tái phát nếu không có phương pháp phòng ngừa kịp thời. Dưới đây là 3 nhóm thuốc trị sốt cao co giật thường được sử dụng:
– Thuốc hạ sốt (Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin): Giúp trẻ nhanh chóng hạ thân nhiệt, tránh tình trạng sốt cao quá gây cơn co giật.
– Thuốc chống co giật (Sodium valproate, Phenobarbital): Thường được sử dụng cho trẻ co giật nhiều lần trong ngày và cơn kéo dài, giúp cắt cơn co giật nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
– Oresol bù nước, điện giải: Được sử dụng khi trẻ bị mất nước do sốt kéo dài, tiêu chảy,… tránh rối loạn điện giải.
Mặc dù thuốc tây có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, nhưng trong trường hợp cơn co giật tái phát nhiều lần thì đây là liệu pháp cần thiết với con. Điều quan trọng là cha mẹ phải tuân thủ cho con sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và theo dõi sát quá trình điều trị, nếu thấy bất cứ biểu hiện nào nghi ngờ tác dụng phụ thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Sử thuốc trị sốt cao co giật ở trẻ là cần thiết để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên để ngăn chặn cơn sốt cao co giật là tìm cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ. Bởi vậy, mỗi khi con ốm sốt cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên (2 – 4 tiếng đo 1 lần), khi thấy nhiệt độ trên 37.5 độ C cần chườm bằng khăn ấm và nếu trẻ chớm sốt (38.5 độ C) thì nên cho con cho dùng thuốc hạ sốt ngay.
Thuốc hạ sốt |
Cách sử dụng |
Acetaminophen (Paracetamol) |
– Là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho trẻ bị sốt > 38.5 độ C. – Liều dùng tối ưu: 0 – 15mg/kg /1 liều và không quá 75mg/kg/ngày. – Cứ 4 – 6 tiếng dùng 1 lần nếu trẻ vẫn bị sốt, tối đa không quá 5 lần/ngày và không quá 5 ngày trong 1 lần điều trị. – Tác dụng phụ thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, chán ăn, viêm loét dạ dày, dị ứng, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu đậm,… – Trẻ ngủ li bì không thể dùng dạng viên nén hoặc siro, có thể dùng viên đạn nhét hậu môn. – Trẻ đáp ứng không tốt với thuốc và xuất hiện các triệu chứng nôn ói, vật vã, co giật >5 phút thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu |
Ibuprofen |
– Được sử dụng xen kẽ hoặc kết hợp với acetaminophen nếu trẻ không đáp ứng tốt. – Liều tối ưu: 5mg – 10mg/kg/liều và tối đa không quá 40mg/kg/ngày. – Cứ 6 – 8 giờ dùng 1 lần, tối đa không quá 4 lần/ngày và không dùng liên tục quá 2 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ. – Tác dụng phụ thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng, phát ban, chóng mặt, đau ngực, khó thở,… – Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng cho trẻ bị sốt kèm tình trạng xuất huyết. |
Aspirin
|
– Có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt – Liều tối ưu là 50 – 75mg/kg/ngày chia làm 4 – 6 lần và không vượt quá tổng liều 3.6g/ngày. – Một số tác dụng phụ: Khó tiêu, khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng, loét dạ dày, mệt mỏi, yếu cơ, gây khó cầm máu, thời gian chảy máu kéo dài,…và độc trên gan, thận. |
Hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt cao co giật
Khi trẻ bị sốt co giật nhiều lần trong ngày hoặc cơn co giật kéo dài, bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống co giật để cắt cơn, tránh ảnh hưởng đến não bộ trẻ. Hiện nay có 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị sốt co giật ở trẻ, bao gồm:
Thuốc chống co giật |
Cách sử dụng |
Sodium valproate (Depakine)
|
– Là lựa chọn đầu tay của nhiều y bác sĩ, có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương được chỉ định với trẻ sốt cao co giật có nguy cơ tái phát cao trong thời gian ngắn. – Liều khởi đầu 10 – 15mg/kg/ngày và tăng dần 5 – 10mg/kg/tuần cho đến khi đạt liều tối đa là 60mg/kg/ngày. – Một số tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, giảm trí nhớ, nhiễm độc gan, viêm tụy,… |
Phenobarbital (Gardenal)
|
– Thuộc nhóm thuốc an thần, gây ngủ, giúp giảm cơn sốt cao co giật hiệu quả. – Thường chỉ dùng 1 liều duy nhất vào 1 giờ nhất định trong ngày để tránh bị quên, ngưng thuốc đột ngột gây tăng cơn nhiều hơn – Một số tác dụng phụ: Rối loạn nhận thức, kích động, hung hăng, buồn ngủ vào ban ngày, còi xương,… |
Hướng dẫn cách dùng thuốc chống co giật
Oresol được sử dụng để bù nước, điện giải trong trường hợp người bệnh bị sốt, tiêu chảy, nôn nhiều,… Liều dùng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
– Trẻ nhũ nhi (<1 tuổi): Uống 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.
– Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.
– Trẻ 6 – 12 tuổi: Uống 150ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.
Cha mẹ cần pha Oresol theo đúng lượng nước quy định trên nhãn, thường sẽ là từ 200 – 1000ml nước/gói tùy hàm lượng mỗi gói. Nên pha với nước đun sôi để nguội, không dùng nước khoáng vì đã có sẵn một số ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải.
Oresol khá an toàn, ít gây tác dụng phụ nếu pha đúng liều lượng và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu dùng sai hướng dẫn trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như co giật cơ bắp, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, bồn chồn, mệt mỏi,… Lúc này cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được xử trí kịp thời.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Câu đằng, An tức hương,… nhằm giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, giúp trẻ giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật do sốt, góp phần hạn chế di chứng động kinh và xoa dịu những thương tổn trên não bộ trẻ do cơn co giật cũ để lại.
Thảo dược Câu đằng giúp ngăn chặn cơn sốt co giật, động kinh hiệu quả
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược hàng đầu giúp ngăn chặn cơn sốt cao co giật ở trẻ
Sốt cao co giật ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về từng loại thuốc trị sốt cao co giật ở trẻ và biết cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng như hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về cách chăm sóc, điều trị sốt cao co giật ở trẻ, hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận