Bệnh động kinh

Trẻ bị sốt co giật có nguy hiểm không? Giải đáp cùng chuyên gia!

Ngày đăng: 4 Tháng Một, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ nhằm chống lại các tác hại từ bên ngoài như virus cúm, vi khuẩn đường hô hấp, viêm màng não,… Tuy nhiên tình trạng sốt cao quá mức có thể gây ra cơn co giật chân tay hoặc toàn thân. Vậy trẻ bị sốt co giật có nguy hiểm không? Có cách nào để phòng ngừa cơn co giật?

Tại sao trẻ nhỏ thường bị sốt cao co giật?

Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo ước tính có tới 2 – 5% trẻ nhỏ bị co giật do sốt và 1/3 trong số đó có các cơn co giật tái phát trở lại. Ở độ tuổi này, não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện nên nhiệt độ tăng quá cao có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích và làm xuất hiện các cơn co giật tay chân hoặc toàn thân.

Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ bị sốt co giật có nguy hiểm không?

Cơn co giật do sốt cao mới chỉ xảy ra một vài lần có thể đánh giá là lành tính. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này tái diễn thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chức năng não bộ của trẻ:

– Giảm khả năng ghi nhớ, nhận thức: Cơn co giật xảy ra liên tục có thể “giết chết” các tế bào thần kinh, làm suy giảm trí nhớ, nhận thức của trẻ.

– Ảnh hưởng đến tâm lý: Nhiều trẻ tự sống thu mình, tự ti, xấu hổ vì bị ám ảnh bởi cơn co giật. Nhiều trường hợp có thể bị rối loạn hành vi, dẫn đến tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

– Rối loạn tic: sốt cao co giật nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tic, tật máy giật cơ ở trẻ.

– Tai nạn bất ngờ: Trẻ có thể bị chấn thương đầu, gãy xương, đuối nước… thậm chí là tử vong do cơn co giật xảy ra bất ngờ.

– Di chứng động kinh: Cơn sốt cao co giật xảy ra thường xuyên có thể để lại di chứng động kinh rất khó kiểm soát.

Như vậy, trẻ bị sốt co giật có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào tần suất và mức độ lặp lại của bệnh, ngoài ra, việc quan tâm theo sát và xử lý kịp thời của cha mẹ cũng có ý nghĩa lớn đến khả năng phục hồi của trẻ, phòng tránh nguy cơ biến cố nguy hiểm về sau.

Cách phòng ngừa cơn sốt cao co giật hiệu quả?

Xử trí khi trẻ bị sốt cao

Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên và hạ sốt kịp thời, tránh co giật bằng cách:

– Chườm khăn ấm các vùng trán, lưng, bẹn, nách, háng…

– Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ lên 38.5 độ C

– Bù nước, điện giải cho trẻ bằng oresol.

Cách sơ cứu khi trẻ bị co giật do sốt cao

Khi thấy trẻ có hiện tượng co giật do sốt cao, để ngăn ngừa những thương tổn, phụ huynh cần lưu ý:

– Loại bỏ tất cả các vật sắc nhọn gần nơi trẻ nằm.

– Nới lòng quần áo để trẻ dễ thở hơn, nhưng không được kéo áo qua đầu của trẻ.

– Quay đầu sang một bên để nước bọt hoặc chất nôn không chảy ngược vào trong thực quản gây sặc, khó thở.

– Không cho bất vật cứng nào vào miệng của trẻ, bởi chúng có thể bị vỡ và khiến trẻ bị nghẹt thở.

– Không cố gắng kìm kẹp trẻ, bởi điều này có thể khiến trẻ bị gãy chân, tay…

– Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, hãy đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất nếu trẻ sốt cao co giật trên 5 phút

Chăm sóc sau cơn sốt cao co giật

Ngay cả khi cơn co giật đã được giải quyết, bạn vẫn nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sốt, sớm điều trị triệt để, đồng thời kiểm tra xem cơn sốt cao co giật đó có để lại di chứng động kinh hay chưa. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý hơn tới việc chăm sóc giúp trẻ hồi phục bằng cách:

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chọn các loại thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng…

– Để trẻ được ngủ đủ giấc, giúp não bộ có thời gian được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.

– Thuốc chống co giật có thể được kê trong thời gian điều trị để ngăn chặn cơn tái phát, nhưng thời gian sử dụng bị giới hạn bởi các tác dụng không mong muốn tới hệ thần kinh.

– Liệu pháp phòng ngừa sốt co giật bằng thảo dược tự nhiên: Một số thảo dược như Câu đằng, An tức hương… có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh rất tốt. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, các tinh chất từ Câu đằng có tác dụng kích thích não bộ tăng sinh GABA giúp cân bằng dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giảm tần suất, mức độ cơn co giật và phòng ngừa di chứng động kinh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược giúp ngăn ngừa sốt cao co giật, phòng di chứng động kinh

Cách phòng ngừa di chứng động kinh sau sốt cao co giật

Hi vọng qua bài viết các bạn độc giả đã có thể tự tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Trẻ bị sốt co giật có nguy hiểm không?”, từ đó có hướng xử trí, điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa những biến chứng, rủi ro có thể xảy ra với trẻ.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://babygooroo.com/articles/are-febrile-seizures-dangerous

Viết bình luận