Bệnh động kinh

Depakine: thuốc điều trị co giật, động kinh và những lưu ý khi sử dụng

Ngày đăng: 6 Tháng Ba, 2017
4.8/5 - (18 bình chọn)

Depakine là tên thương mại của hoạt chất valproate, được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong điều trị bệnh động kinh. Thuốc là “chỉ định  đầu tay” cho động kinh co cứng – co giật (tonic-clonic seizures), động kinh cơn vắng ý thức (absence seizures), động kinh múa giật (myoclonic seizures) và cũng có thể được dùng cho nhiều dạng động kinh khác.

Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1962, đến nay, valproate nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tức là loại thuốc mà một hệ thống y tế cơ bản cần phải có.

Cơ chế và tác dụng của Depakine đối với người động kinh

Mặc dù cơ chế tác dụng của valproate vẫn chưa được biết đến đầy đủ, nhưng nghiên cứu mới đây đã chứng minh tác dụng giảm các cơn co giật, động kinh của depkakine có thể dựa vào hai cơ chế đó là tăng nồng độ của GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế của não bộ) và ức chế kênh natri.

Những lưu ý trước khi sử dụng Depakine

Depakine không dành cho những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc và những người:

– Có bệnh lý ở gan

– Trẻ dưới 2 tuổi

– Phụ nữ có thai

Trước khi bắt đầu điều trị bằng Depakine, bạn nên thông báo cho bác sỹ biết về tình trạng sức khỏe của mình như:

– Đang mang thai, dự định có thai, đang cho con bú hoặc đang trong độ tuổi sinh đẻ.

– Đang sử dụng các loại thuốc khác

– Bị dị ứng thuốc, thực phẩm nào trước đây.

– Có tiền sử mắc bệnh gan, bệnh thận, bệnh về máu, bệnh về trao đổi chất

– Có tiền sử rối loạn tâm thần, có hành vi tự tử, nghiện rượu

– Đang sử dụng loại thuốc khác để điều trị động kinh.

Khi sử dụng Depakine hay bất cứ loại thuốc chống động kinh nào, bạn cũng nên hiểu rõ về lợi ích và tác hại của thuốc. Hãy gọi ngay tới số điện thoại 024 3775 90510972 032 029 để được các chuyên gia tư vấn về cách sử dụng cũng như các giải pháp trị động kinh an toàn, hiệu quả.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Depakine

Depakin có thể gây tương tác với khá nhiều loại thuốc nên cần thận trọng khi sử dụng:

– Clonazepam làm tăng nguy cơ co giật

– Topiramate làm tăng nồng độ ammoniac trong máu, các vấn vấn đề về não

– Thuốc nhóm benzodiazepin (diazepam), felbamate, hay các thuốc salicylat (aspirin) có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Depakine.

– Carbamazepine, kháng sinh carbapenem (imipenem), biện pháp ngừa thai bằng thuốc nội tiết, hydantoins (phenytoin), mefloquine, rifampin, hoặc ritonavir có thể làm giảm hiệu quả của Depakene.

– Thuốc chống đông máu (warfarin), thuốc an thần (phenobarbital, primidone), ethosuximide, lamotrigine, methylphenidate, quetiapine, rufinamide, tolbutamide, thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline), hoặc zidovudine có nguy cơ gây tác dụng phụ nhiều hơn nếu dùng chung với Depakine.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên cho bác sỹ biết mình đang sử dụng loại thuốc nào và liệu nó có tương tác với Depakine hay không.

Tác dụng phụ của Depakine

Trong quá trình sử dụng Depakine, bạn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ phổ biến sau: Táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, tăng/giảm cảm giác thèm ăn, rụng tóc nhẹ, buồn nôn, viêm họng, đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, khó ngủ, nôn, mệt mỏi, tăng cân.

Thuốc Depakine có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, đòi hỏi người bệnh phải được chăm sóc y tế ngay lập tức: dị ứng, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn hành vi, nhầm lẫn, mất thính lực, giảm trí nhớ, suy nghĩ muốn tự tử, nhịp tim nhanh bất thường, sốt, đau họng, đau dạ dày, chuột rút kéo dài, ù tai, khó nói…

Những lưu ý để sử dụng Depakine hiệu quả

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Nuốt viên thuốc nguyên vẹn, không nhai, nghiền hoặc bẻ vỡ.

– Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày

– Tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi cảm thấy đã kiểm soát được bệnh động kinh, cố gắng không quên uống thuốc.

– Không đột ngột ngừng sử dụng thuốc vì sẽ làm tăng nguy cơ co giật nặng. Nếu cần ngừng thuốc hoặc chuyển sang dùng loại khác, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn giảm dần liều Depakine.

– Nếu quên uống thuốc, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra, trừ khi đã sát với thời gian uống liều tiếp theo, không uống 2 liều gần nhau hay uống cùng một lúc.

Lưu ý để sử dụng Depakine an toàn

Depakin có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ

– Depakine có thể gây chóng mặt, buồn ngủ hoặc thay đổi về thị lực. Các triệu chứng này còn tồi tệ hơn khi uống thuốc chung với rượu hoặc một số loại thuốc khác. Vì vậy, sau khi uống Depakine, bạn không nên lái xe hoặc làm các công việc dễ gây nguy hiểm và tuyệt đối kiêng rượu

– Depakine làm tăng nguy cơ suy nghĩ và hành động tự tử. Hãy đi khám ngay nếu bạn đột nhiên cảm thấy tâm trạng chán nản, lo lắng, hồi hộp, dễ cáu gắt, hoảng loạn, có ý định tự tử hoặc bất kỳ tâm trạng/hành vi bất thường nào.

– Viêm tụy là một bệnh đe dọa tính mạng có liên quan đến việc sử dụng Depakine. Các triệu chứng viêm tụy bao gồm đau bụng, nôn mửa, hoặc mất cảm giác ngon miệng. Liên lạc với bác sỹ ngay lập tức nếu có các triệu chứng này xảy ra.

– Một số người bị dị ứng nguy hiểm với thuốc Depakine với các dấu hiệu như sốt, phát ban, sưng hạch ở cổ. Do vậy người bệnh hãy đi khám lại ngay nếu gặp phải các dấu hiệu này.

– Depakine có thể làm giảm khả năng đông máu. Người bệnh nên tránh các hoạt động có thể gây bầm tím, chảy máu và đi khám nếu đi đại tiện thấy phân sẫm màu hoặc có lẫn máu.

– Depakine có thể không tan hoàn toàn và bị đưa ra ngoài cùng với phân, đây là tình trạng bất thường và bạn nên liên hệ với bác sỹ để có cách xử trí phù hợp.

– Cần thông báo cho bác sỹ biết bạn đang uống thuốc Depakine trước khi thực hiện bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào.

– Một số thuốc nhãn hiệu Depakine chứa tá dược là dầu đậu phộng, những người bị dị ứng với đậu phộng nên tránh.

– Depakine có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm ceton ở người bệnh đái tháo đường. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ ăn cũng như liều lượng thuốc điều trị đái tháo đường phù hợp.

– Trong quá trình điều trị bằng Depakine, người bệnh nên tiến hành xét nghiệm công thức máu toàn bộ, kiểm tra chức năng gan để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như các tác dụng phụ.

– Người cao tuổi nên thận trọng khi dùng thuốc Depakine bởi họ thường nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ, đặc biệt là buồn ngủ.

– Depakine đã được chứng minh là gây hại cho thai nhi. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thuốc này, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai trong khi điều trị bằng Depakine. Nếu có kế hoạch mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước.

– Depakine có thể truyền sang trẻ qua đường sữa mẹ, phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này hoặc lựa chọn cách nuôi con bằng sữa ngoài.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả, đã được kiểm chứng lâm sàng

Người bệnh động kinh nên ăn gì và kiêng gì để tránh tăng cơn?

Điểm danh các phương pháp chữa bệnh động kinh không dùng thuốc

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo:

https://www.drugs.com/cdi/depakene.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Valproate 

Viết bình luận

  1. Vũ Thị Trang :

    Chào bác sĩ. Bé nhà e 4 tuổi rưỡi có biểu hiện hay lắc đầu hay quay khóc. Cham phát triển và chưa biết nói. Bé đang sử dụng thuốc deqakin nhưng e không thấy bé có tiến triển gì. Liệu e có nên cho bé tiếp tục uống thuốc không? Và nếu ngung thì e phải giảm liều thuốc như thế nào? Mong bác sỹ tư vấn!!!???

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trang,
      Không biết khi bạn đưa bé đi khám thì chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng của bé là gì? Hiện tại nếu đã dùng thuốc theo chỉ định nhưng các biểu hiện của con bạn vẫn chưa được kiểm soát thì bạn cần đưa con đi khám lại để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Việc ngừng thuốc cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ theo một liệu trình giảm dần liều cho đến khi ngừng thuốc hoàn toàn. Do đó bạn không được tự ý ngừng thuốc mà cần đi tái khám lại để được bác sĩ đánh giá lại mức độ bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  2. Loan Huynh :

    tư vấn giúp tôi bé 4 tuổi bị hay bị co giật tay ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Loan Huynh,
      Không biết bạn đã cho bé đi khám ở đâu chưa? Chẩn đoán của bác sĩ là gì? Co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, lo lắng, căng thẳng quá mức… hoặc cũng có thể do bệnh động kinh. Nếu chỉ dựa vào triệu chứng bạn mô tả thì chưa đủ cơ sở để đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng co giật ở con bạn. Tốt nhất bạn nên cho con đi khám sớm để biết chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Bạn có thể đưa con tới chuyên khoa Thần kinh của các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108,103, Chợ Rẫy, bệnh viện đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, bệnh viện Tâm thần TW… đều là những đơn vị uy tín trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
      Ngoài ra, con bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức và tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức để nâng cao sức khỏe, hạn chế các cơn co giật.
      Sau thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
      Chúc bé luôn khỏe mạnh!

  3. Minh Nguyet :

    Chào bác sĩ, con tôi bị sốt cao co giật và đc bs kê thuốc Depakin chỉ sử dụng trong thời gian bị sốt, mà e đọc toàn thấy nta nói sử dụng trong một thời gian dài, liệu có đúng không ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Minh Nguyệt,
      Sốt cao co giật nặng không được xử lý kịp thời hoặc tái diễn nhiều lần sẽ có nguy cơ gây tổn thương và rối loạn hoạt động não bộ, có thể dẫn đến bệnh động kinh. Chính vì thế khi trẻ bị sốt cao co giật, bác sĩ thường kê Depakin để giảm cơn co giật kèm thuốc bổ não để hạn chế tổn thương não bộ cho bé, phòng ngừa di chứng động kinh. Thời gian dùng những loại thuốc này ở mỗi trẻ là khác nhau, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng hay kéo dài thời gian sử dụng. Vì vậy, nếu thấy các biểu hiện của bé đã ổn định hơn, bạn nên đưa bé đến khám lại, sau khi xác định được mức độ bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, có thể là giảm dần liều hoặc cho bé ngưng dùng thuốc.
      Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, gia đình bạn cũng cần tránh để bé ốm sốt và nên chú ý hạ sốt cho bé từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách, và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn…. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/giai-toa-noi-lo-ve-sot-cao-co-giat-qua-nhung-cau-hoi-thuong-gap.html
      Bên cạnh tuân thủ dùng depakin theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt; hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co giật, động kinh do sốt cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!

  4. Nguyễn Thị luong :

    Cần tư vấn về sp

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lương,
      Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ liên hệ với bạn để tư vấn trong thời gian sớm nhất, hoặc bạn cũng có thể chủ động gọi đến số điện thoại hoặc zalo: 0972.032.029 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. Thu Huyen :

    Chào bác sĩ! Cho em hỏi chút là chồng em uống thuốc depakin từ tháng 11/2019, tháng 3/2020 và tháng 6/2020 chồng em có làm xét nghiệm máu và thấy kết quả tiểu cầu thấp hơn mức bình thường. Vậy đây có phải là tác dụng phụ của thuốc không ạ? Nếu vậy có cần đổi sang thuốc khác không thưa bác sĩ?Em cảm ơn ạ!

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Giảm tiểu cầu có thể là một trong những tác dụng phụ của Depakin. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm tiểu cầu mà bác sỹ sẽ cân nhắc thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp cho chồng bạn. Bạn cần trao đổi với bác sỹ trực tiếp thăm khám và kê đơn cho chồng bạn để có chỉ định phù hợp.
      Không biết hiện tại tình trạng bệnh động kinh của chồng bạn đã được kiểm soát tốt chưa? Tần suất xuất hiện cơn động kinh như thế nào? Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!

  6. Diem trinh :

    Con e 5tuoi dang uong thuoc depakine dang nuoc ma be dang bi cam thi co cho uong 2loai thuoc chung duoc khong ạ hay phai cho uong cach nhau bao lau ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Diem trinh,
      Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy bạn nên cho con uống các loại thuốc cách nhau 1 – 2 giờ để giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu, phát huy sinh khả dụng tốt nhất cũng như hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.
      Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  7. Hạ Vy, :

    Con cháu lúc 2tuoi bị động kinh cháu cho đi khám và uống thuốc depakin được gần 2nam cháu có nên dùng thuốc depakin nữa không ạ, uống lâu nagyf có hại gì đến sức khỏe không ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hạ Vy,
      Thời gian sử dụng depakin hay bất cứ một loại thuốc kháng động kinh nào khác sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé là nặng hay nhẹ, mức độ và tần suất cơn nhiều hay ít. Với bệnh động kinh thì gia đình cũng cần phải xác định là kiên trì điều trị lâu dài cho con. Thông thường, sau khoảng 2 – 5 năm sử dụng thuốc, nếu cơn động kinh không tái phát lại trong vòng 2 năm thì có thể giảm dần liều và ngưng thuốc nhưng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
      Không biết hiện tại, tần suất và mức độ cơn của bé như thế nào? Với trường hợp của bé đã điều trị được gần 2 năm, chúng tôi khuyên bạn vẫn nên cho con sử dụng thuốc thêm một thời gian nữa cho đến khi cơn của bé được kiểm soát tốt hoàn toàn, khi đó bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều thuốc cho con. Bạn cũng cần lưu ý, không tự ý giảm liều hoặc ngưng thuốc đột ngột vì có thể khiến cơn động kinh của bé tái phát nặng hơn và rất khó kiểm soát. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng thuốc depakin trong bài viết trên.
      Bên cạnh đó, để giúp bé kiểm soát cơn tốt hơn và rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có thành phần từ thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học tự nhiên để giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của các thảo dược này qua 2 bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-cua-cau-dang-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      Nếu cần tư vấn gì thêm, bạn có thể gọi điện đến tổng đài: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé sớm đẩy lùi bệnh động kinh!

  8. Thanh Huyền :

    Chào bác sĩ! bác sĩ cho hỏi con gái tôi bị chứng nôn ói chu kỳ có phải là động kinh thể bụng không?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thanh Huyền,
      Thực tế, nôn ói chu kỳ và động kinh thể bụng là hai chứng bệnh khác nhau, tuy nhiên cả hai đều có chung một số triệu chứng là biểu hiện buồn nôn, nôn ói lặp lại thường xuyên, xen kẽ với những khoảng thời gian bình thường và thường dễ bị nhầm lần với các bệnh lý tiêu hóa khác. Trong điều trị nôn ói chu kỳ, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau và một số trường hợp có thể dùng thêm thuốc chống co giật. Còn đối với bệnh động kinh thể bụng thì hướng điều trị chính vẫn là sử dụng thuốc chống co giật.
      Bạn chia sẻ với chúng tôi, trước bé đã từng đi khám, đo điện não đồ nhưng không phát hiện thấy sóng động kinh bất thường và bác sĩ kết luận bé mắc chứng nôn ói chu kỳ. Tuy nhiên, trong điều trị bé lại có đáp ứng tốt với thuốc chống co giật depakin. Do vậy, trong trường hợp này gia đình cũng nên lưu tâm và nghi ngờ về khả năng bé có thể bị động kinh thể bụng, bởi thực tế cũng có rất nhiều trường hợp mắc bệnh này nhưng điện não đồ lại không có sóng.
      Hiện tại, nếu nhận thấy thời gian gần đây bé có dấu hiệu đau bụng, đau đầu tái phát trở lại, bạn nên đưa con đến viện tái khám, kiểm tra điện não đồ, để được chẩn đoán lại bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Trước đây, bé đã có đáp ứng rất tốt với depakin nên rất có thể hiện tại bé cần tiếp tục dùng thuốc duy trì thêm một thời gian dài nữa để ngăn bệnh tái phát. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh động kinh thể bụng trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dong-kinh-bung-hoi-chung-hiem-gap-va-vo-cung-kho-nhan-biet.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972032029 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  9. Mỹ Linh :

    Chào bác sĩ ! Nhờ bác sĩ tư vấn hộ em với ạ. Bé trai con em 5 tuổi, cháu bị động kinh lúc ngủ, đi khám bác sĩ cho uống thuốc Depakine 200mg với liều dùng 50mg/lần/2 lần / ngày. Do bé đi học nên làm mất dụng cụ đong thuốc, em ra tiệm thuốc tây họ chỉ cho mua ống kim tiêm về đong thuốc cho cháu. Hôm nay cháu đi tái khám nhận thuốc mới về em thử đong lại thì phát hiện ra là từ khi dùng ống kim tiêm đong thuốc thì đã tăng lên thành 65mg rồi ạ. Vậy bây giờ em nên dùng liều 50mg hay là liều 65mg cho bé ạ. Em cảm ơn bác sĩ !

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Mỹ Linh,
      Liều dùng depakin sẽ căn cứ dựa vào độ tuổi và cân nặng của trẻ, việc tăng hoặc giảm liều lượng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ hoặc quá liều. Bởi vậy, hiện tại bạn nên tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê là 50mg/lần/2 lần/ngày và theo dõi kỹ đáp ứng của con trong thời gian dùng thuốc. Nếu nhận thấy sau khi giảm liều từ 65mg/lần/2 lần/ngày xuống 50mg/lần/2 lần/ngày mà tần suất cơn động kinh khi ngủ tăng lên thì khi đó bạn nên sớm đưa con đến bệnh viện tái khám để được đánh giá lại mức độ bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp hơn.
      Bên cạnh sử dụng depakin theo đúng chỉ định, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt và hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên qua điện thoại hoặc zalo số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  10. Kim ngân :

    Chào bác sỹ.bé nhà em vừa đi khám ở bệnh viện nhi trung ương chẩn đoán là theo dõi động kinh và được kê 1 lọ này.nhưng e k biết là cho bé uống trong thời gian bao lâu.khi hết lọ này có phải dùng thêm đến lịch hen khám lại k và bé có cần phải tăng liền dần như toa thuốc hướng dẫn k ạ?Mong bác sỹ giúp đỡ.Em xin chân thành cảm ơn!

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Kim Ngân,
      Không biết năm nay bé bao nhiêu tuổi? Bác sĩ hẹn tái khám lại cho bé sau bao lâu? Tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ bệnh của mỗi trẻ mà liều lượng và thời gian sử dụng depakin sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian đầu sẽ dùng thuốc ở liều thấp, sau đó tăng dần lên đến khi cơn kiểm soát tốt. Tuy nhiên, chúng tôi không biết rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bé như thế nào nên không thể đưa ra lời khuyên cụ thể nhất về cách sử dụng thuốc cho bạn được. Với trường hợp của bé, bạn nên cho con dùng hết một lọ depakin theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ và tái khám khi hết thuốc hoặc nếu bạn không còn giữ tờ đơn kê, bạn có thể liên hệ lại với bác sĩ đang điều trị cho bé hoặc ra các nhà thuốc gần nhà để được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc.
      Bên cạnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  11. Đào thị nhung :

    Bsi cho e hỏi lỡ uống 2 liều 1 lúc thì phải xử trí thế nào a?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đào thị nhung
      Không biết hiện tại tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào? Nếu bạn đã uống gấp đôi liều Depakine nhưng không gặp phải phản ứng hay tác dụng phụ bất thường nào thì không nên quá lo lắng, hãy theo dõi thêm, đồng thời uống nhiều nước để tăng đào thải hết thuốc ra khỏi cơ thể và sau đó vẫn sử dụng liều kế tiếp theo đúng như thời gian bác sĩ hướng dẫn.
      Còn trong trường hợp bạn cảm thấy người mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, dị ứng…. hoặc có những dấu hiệu khác thường, lúc này nên sớm đến bệnh viện kiểm tra và nhớ mang theo thuốc để được xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  12. Bui thi lien :

    Chào bác sĩ . con e 4 tuổi và đang dùng depakine e có thể cho bé dùng hồng sâm hàn quốc k ạ
    E cảm ơn ạ .

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bui thi lien,
      Hồng sâm Hàn Quốc là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường chức năng các cơ quan trong cơ thể, cải thiện sức khỏe, ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn; thích hợp cho người già thể trạng kém hoặc người mới ốm dậy cần phải bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được nhân sâm, đặc biệt là trẻ nhỏ vì nếu sử dụng sai cách không những không mang lại kết quả tốt mà còn gây ra tác dụng bất lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, gia đình bạn không nên tự ý dùng nhân sâm cho con, hãy hỏi lại ý kiến bác sĩ đang điều trị để biết thể trạng hiện tại của bé có cần thiết phải bổ sung hay không.
      Không biết hiện tại tần suất và mức độ cơn động kinh của bé như thế nào?. Đối với chứng bệnh động kinh, bên cạnh tuân thủ dùng depakin theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt; hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sớm khỏe!

  13. dao thi trang :

    bac sĩ ơi .chồng em bj phình mạch máu lão chồng em có khám và basi cho dephakin500g uống thuocs này có tác dụng gì với bẹnh phình mạch máu lão không a?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn dao thi trang,
      Depakin (Natri valproate) là thuốc được chỉ định phổ biến để điều trị các cơn co giật, động kinh và chứng hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Thực tế chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng của Depakin với bệnh phình mạch máu não. Tuy nhiên, phình mạch máu não cũng có thể là nguyên nhân làm tổn thương não bộ dẫn đến xuất hiện các cơn giật, bởi vậy việc bác sĩ chỉ định dùng Depakin cho chồng bạn có thể nhằm mục đích dự phòng cơn co giật này. Để khẳng định chắc chắn nhất và an tâm hơn, bạn nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ đang điều trị cho chồng mình.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc chồng bạn sức khỏe!

  14. Linh, :

    Chào bác sĩ ! Chồng cháu bị bệnh động kinh từ bé nhưng cháu thấy từ hôm gia đình đổi thuốc cho chồng cháu từ Dephakin ngoại sang Dephakin nội thì cháu thấy bị co giật nhiều hơn khoảng 5lần/ngày. Còn trước đó thì chồng cháu chỉ bị các cơn co giật khi thay đổi thời tiết thôi. tư vấn giúp cháu ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Linh,
      Theo như bạn mô tả thì tần suất cơn co giật của chồng bạn tăng lên có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tác động bởi yếu tố thời tiết, đặc biệt là trong những ngày gần đây khi thời tiết thay đổi thất thường, giữa ngày đông giá lạnh nhưng có lúc trời lại nóng như mùa hè, chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh như chồng bạn. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có thể làm số cơn co giật nhiều hơn nếu thực phẩm không đảm bảo, uống nhiều rượu bia, cafe, thuốc lá, hoặc căng thẳng về tâm lý do thức quá khuya, làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc… hoặc cũng có thể do việc thay đổi thuốc (ngay cả chỉ là việc đổi từ thuốc ngoại sang thuốc nội).
      Trong điều trị bệnh động kinh thì việc sử dụng thuốc thường xuyên liên tục, theo đúng chỉ định là rất quan trọng, mọi sự thay đổi về liều lượng, loại thuốc đều cần có ý kiến của bác sĩ. Trước hết thì chồng bạn nên đi khám lại và thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết để xác định mức độ tiến triển của bệnh từ đó các bác sĩ sẽ có những lời khuyên thích hợp nhất. Bên cạnh đó thì việc giữ cho tâm lý thoải mái, vui vẻ, ăn uống hoa học (tăng cường các thực phẩm có nhiều chất béo và protein) cũng sẽ góp phần hạn chế các cơn co giật xuất hiện, vì vậy bạn nên chú ý tới chế độ ăn của chồng, quan tâm chia sẻ với anh ấy nhiều hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp giúp chồng bạn cải thiện bệnh động kinh tốt hơn trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc chồng bạn sớm khỏe!

  15. hoa :

    Chào anh ạ. bé nhà e bị động kinh lúc 3.5 tháng và uống depakin được hơn 2 năm . cháu dừng thuốc được 3 năm rồi nhưng không có hiện tượng co giật trở lại. trong thời gian uống thuốc thì e chưa cho cháu tiêm vacxin viêm não nhật bản giờ cháu ngừng thuốc lâu vậy rồi thì cháu có tiêm được vácxin viêm não không ạ . và bé nhà e sau khi sử dụng thuốc thời gian dài thì hiện tượng tay của cháu hơi yếu hơn bình thường khi làm các động tác cầm bút viết hay các chi tiết nhỏ thường hay run và không chuẩn, vậy có cách nào khắc phục không ạ . mong được giải đáp ạ,

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn hoa,
      Hiện tại, có thể thấy bệnh động kinh của con bạn đã được kiểm soát, do vậy, bạn có thể cho bé đi tiêm vacxin viêm não nhật bản.
      Về vấn đề tay bé yếu hơn bình thường, hay bị run tay, đây có thể là tác dụng phụ sau khi dùng Depakine trong thời gian dài hoặc do bệnh nhược cơ hay một số bệnh lý khác gây ra. Để khắc phục, bạn cần cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi xác định đúng tình trạng của bé, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp phù hợp, có thể là tập luyện tay hàng ngày, vật lý trị liệu, dùng thuốc,….
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé sớm khỏe!

  16. Đức Hoàn :

    Chào Anh. Anh cho hỏi bé nhà mình được gần 3 tuổi châu có hiện tượng sốt cao co giật và được bác sỹ kê đơn thuốc Dpakin dạng nước + thuốc bổ não dạng viên. 1 viên/2 lần/ngày. Sau 40 ngày cháu sức khỏe ổn định. Hiện tại vẫn duy trì uống Dpakin có cần uống thêm thuốc bổ não không?
    Phiền Anh tư vấn giúp mình. Và nên uống duy trì Dpakin trong thời gian bao lâu nữa

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Đức Hoàn,
      Sốt cao co giật nặng không được xử lý kịp thời hoặc tái diễn nhiều lần sẽ có nguy cơ gây tổn thương và rối loạn hoạt động não bộ, có thể dẫn đến bệnh động kinh. Chính vì thế khi trẻ bị sốt cao co giật, bác sĩ thường kê Depakin để giảm cơn co giật kèm thuốc bổ não để hạn chế tổn thương não bộ cho bé, phòng ngừa di chứng động kinh. Thời gian dùng những loại thuốc này ở mỗi trẻ là khác nhau, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng dùng. Vì vậy, nếu thấy các biểu hiện của bé đã ổn định hơn, bạn nên đưa bé đến khám lại, sau khi xác định được mức độ bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, có thể là giảm dần liều hoặc cho bé ngưng dùng thuốc.
      Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, gia đình bạn cũng nên quan tâm tới bé nhiều hơn, nên tránh để bé ốm sốt và nên chú ý hạ sốt cho bé từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách, và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn…. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/giai-toa-noi-lo-ve-sot-cao-co-giat-qua-nhung-cau-hoi-thuong-gap.html
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!

  17. Van chi long :

    Ak anh oi ba em xai thuoc nay uong voi sua ma cu bi oi hoai la sao anh tra loi gium em ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Mặc dù không có cấm kị tuyệt đối về việc uống Depakine chung với sữa nhưng theo khuyến cáo của nhiều nhà sản xuất, nước lọc là dung dịch tốt nhất dùng để uống thuốc, giúp hòa tan hoạt chất tối đa và hạn chế các tương tác thuốc với đồ uống có thể xảy ra. Với trường hợp của ba bạn, để hạn chế nguy cơ bị nôn, tốt nhất nên uống thuốc Depakine với nhiều nước lọc. Sau khi uống thuốc khoảng 15-20 phút, ba bạn có thể uống các loại sữa theo nhu cầu để bổ sung dinh dưỡng. Nếu sau khi áp dụng biện pháp trên, ba bạn vẫn bị nôn khi uống thuốc, bạn và gia đình nên thông báo với bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại (024).3775.9051 hoặc 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  18. Kiên . :

    Mẹ em bị đông kinh hơn 10 năm rồi. Trước giờ toàn dùng thuốc phenolbarbital 0.1g nhưng hiện giờ thuốc đó khó tìm mua. Bệnh viện đổi sang thuốc depakine. Bác sĩ cho e hỏi hai thuốc này có tượng tự nhau không ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Kiên ,
      Cả 2 loại thuốc bệnh viện kê cho mẹ bạn đều là thuốc có tác dụng chống co giật, động kinh thường dùng hiện nay. Do vậy, với tình trạng hiện tại mẹ bạn nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
      Bạn có chia sẻ mẹ bạn đã bị động kinh 10 năm, không biết hiện nay tần suất, mức độ cơn của mẹ bạn như thế nào? Để đạt kết quả tốt, bên cạnh đi tái khám thường xuyên, dùng thuốc theo đúng chỉ định, mẹ bạn nên kết hợp sử dụng những sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Ngoài ra, sản phẩm rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ nào đến cơ thể. Do vậy, mẹ bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm này với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần cùng thuốc điều trị để sớm kiểm soát được các cơn động kinh của mình. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm này trong bài viết dưới đây để cho mẹ sử dụng:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc mẹ bạn sớm khỏe!

  19. Phùng thế toàn :

    Bác sĩ ơi vợ em bị bệnh động kinh từ năm 2014.cach đây 1 năm vợ em được bác sĩ cho ngưng dùng thuốc.hien nay vợ em có thai được 4 tháng và có biểu hiện tái phát cơn vắng ý thức và được bác sỹ kê đơn 1 viên depakine 500mg/ngay.vay vợ em có được uống depakine như bác sĩ kê không?e rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi rất mong bác sỹ tư vấn

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Phùng thế toàn,
      Như đã tư vấn cho bạn trước đây, để điều trị bệnh động kinh, việc dùng thuốc chống động kinh là điều cần thiết. Bên cạnh lợi ích, những loại thuốc này cũng có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ nhất định, do vậy, đối với phụ nữ mang thai như vợ bạn, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro để đưa ra chỉ định phù hợp. Depakin là một trong những thuốc chống động kinh mà phụ nữ mang thai, cho con bú có thể sử dụng được. Do vậy bạn đã đưa vợ đi khám và được kê loại thuốc này, vợ bạn nên sử dụng đúng hướng dẫn để đạt kết quả tốt. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Depakin và biết cách sử dụng hiệu quả hơn.
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/depakine-thuoc-dieu-tri-co-giat-dong-kinh-va-nhung-luu-y-khi-su-dung.html
      Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, sau khi đã sinh con và cai sữa, bạn cũng nên cho vợ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để giúp hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc vợ bạn và gia đình khỏe!

  20. Vũ Nguyên :

    Chào bác sĩ!
    Tôi bị động kinh và phải uống Depakine Chrono 200, nó có ảnh hưởng đến gan của tôi, có loại thuốc gì khác thay thế không ạ? Xin cảm ơn!

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Vũ Nguyên,
      Nhìn chung các thuốc kháng động kinh nói chung và Depakine nói riêng đều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn đối với bệnh nhân chẳng hạn như giảm chức năng gan, rối loạn cảm xúc, giảm trí nhớ… Do vậy, bác sĩ điều trị sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh trước khi chỉ định. Với tính trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp hơn và tư vấn cách làm giảm các tác dụng phụ khi dùng thuốc cho bạn. Trong trường hợp không đổi sang loại thuốc khác, bác sĩ có thể cân nhắc lại liều lượng hoặc cho bạn dùng kết hợp sản phẩm bổ gan để giảm tác dụng phụ.
      Bên cạnh đó, để kiểm soát các cơn động kinh tốt hơn, hạn chế tác dụng phụ của depakine cũng như các loại thuốc chống động kinh khác, bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt như thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói chia 2 lần/ ngày. Đây là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt giúp điều trị cơn co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ đến số (024) 3775 9051 nếu cần chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  21. phi long :

    Tôi bị động kinh và đang uong thuốc của bệnh viện trong đó có Depakin, vậy tôi có thể dùng thêm cốm eraguta có được không , tư vấn giúp tôi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta kết hợp với Depakine của bác sĩ. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ cao Câu đằng, An tức hương, hỗ trợ phòng ngừa cơn co giật, động kinh, giúp bạn giảm tần suất và sớm hồi phục sau cơn.
      Thân mến!