Bệnh động kinh

Sốt cao co giật: Những thông tin cha mẹ có con nhỏ cần biết

Ngày đăng: 7 Tháng Ba, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Co giật do sốt cao là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 5 năm tuổi. Hiện tượng này mặc dù khá giống với triệu chứng của bệnh động kinh nhưng không phải là bệnh động kinh

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ phân loại co giật do sốt cao thành ba loại lớn: Sốt đơn giản chiếm 70 – 75% các trường hợp; Sốt phức tạp chiếm từ 20 – 25% và 5% các trường hợp trẻ mắc co giật còn lại là do các nguyên nhân về thần kinh.

Nguyên nhân và triệu chứng của sốt cao co giật

Khi trẻ khỏe mạnh bình thường, thông tin được truyền đi trong não bộ là nhờ các tín hiệu điện ổn định. Cơn co giật xuất hiện khi các tín hiệu điện bị rối loạn mà một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sốt cao. Nhiệt độ sốt trung bình có thể gây co giật ở trẻ là khoảng 40 độ C.

Sốt chủ yếu là do các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus, chẳng hạn như viêm tai giữa, nhiễm trùng hô hấp trên, viêm họng, viêm phổi, thủy đậu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sốt khi bị dị ứng, ăn phải chất độc hại, mọc răng, một số bệnh tật khác.

Cơn co giật do sốt thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 10 phút và có các triệu chứng sau đây:

– Cơ thể co cứng

– Co giật ở tay chân hoặc ở mặt

– Trẻ mất ý thức, không còn khả năng nói chuyện

– Khó thở hoặc không thở được trong vài giây

– Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ

– Nôn trớ

Sốt cao co giật là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo các nhà khoa học, có tới hơn 30% trẻ bị co giật do sốt cao sẽ bị tái phát một lần nữa. Nguy cơ tái phát sẽ là 70% nếu trẻ có cả 4 yếu tố nguy cơ dưới đây.

– Gia đình có người từng bị co giật do sốt

– Trẻ ít hơn 18 tháng tuổi

– Co giật xảy ra ngay sau khi cơn sốt khởi phát

– Co giật khi sốt ở nhiệt độ không quá cao

Khi nào trẻ sốt cao co giật cần được hỗ trợ y tế?

Ngay sau khi cơn co giật chấm dứt, bạn nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra. Trong trường hợp cơn co giật do sốt cao kéo dài trên 5 phút hoặc trẻ có biểu hiện ngừng thở hoặc da đang chuyển qua màu xanh, tím tài, cơn sốt trên 41 độ C, trẻ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Điều trị cơn co giật do sốt cao ở trẻ

Khi con lên cơn co giật, cha mẹ trước tiên phải thật bình tĩnh, giúp con đảm bảo an toàn bằng việc tránh mọi chấn thương không đáng có. Nếu cơn co giật chấm dứt sau một thời gian ngắn, trẻ dần dần phục hồi thì việc điều trị cơn co giật thường là không cần thiết.

Trong cơn co giật cha mẹ nên

Để yên cho cơn co giật qua đi một cách tự nhiên, khi bắt đầu hết giật, cha mẹ nên đặt con về tư thế nằm nghiêng sang một bên để tránh gây dịch nôn trớ, thức ăn vào phổi. Ngoài ra, những lưu ý sau đây sẽ giúp điều trị cho trẻ có hiệu quả:

– Nhanh chóng nới lỏng quần áo, các vật trang trí trên đầu (nếu có).

– Loại bỏ tất cả các vật không an toàn với con ở xung quanh.

– Không giữ chặt con, không cho con ăn, uống hay đặt bất cứ thư gì vào miệng khi con co giật

– Đánh dấu thời gian bắt đầu và kết thúc của cơn co giật. Ghi lại tất cả các dấu hiệu của trẻ khi cơn co giật xảy ra vào một cuốn sổ nhật ký bệnh.

Chăm sóc con sau cơn co giật

Sau cơn co giật, cha mẹ lúc này mới nên đưa con đến bệnh viện để bác sỹ chẩn đoán và điều trị. Trẻ thường không cần nằm viện trừ khi mắc nhiễm trùng nặng, sốt do bệnh tật khác cần được điều trị hoặc mắc bệnh động kinh.

Điều trị tình trạng sốt cao ở trẻ

Cha mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen (Paracetamol) hay ibuprofen (Advil) theo hướng dẫn của bác sỹ để hạ sốt cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc hạ sốt chỉ có tác dụng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn mà không có công dụng ngăn chặn co giật trong những lần tiếp theo. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể cần dùng tới các loại thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân gây sốt là nhiễm trùng trong một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể hạ sốt cho con bằng một số các đơn giản như chườm khăn mát ở trán, lau người bằng khăn ấm, dùng miếng dán hạ sốt…

Sốt cao co giật có nguy hiểm không?

Sốt cao co giật nhìn chung sẽ lành tính với trẻ nhỏ nếu chỉ xuất hiện một, hai lần… Nguy cơ tái diễn các cơn co giật sẽ càng giảm khi trẻ càng lớn. Trẻ có thể tự phục hồi sau cơn co giật do sốt mà không cần điều trị. Cơn sốt cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và nhận thức của trẻ sau này khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì nguy cơ gặp phải di chứng động kinh là rất cao.

Sốt cao co giật nhiều lần có thể để lại di chứng động kinh

Phòng ngừa co giật do sốt cao cho trẻ bằng cách nào?

Một số loại thuốc như Phenobarbital hoặc Valproate (Depkine) đã được chứng minh có công dụng ngăn ngừa các cơn co giật tái phát do sốt cao trong một số trường hợp. Tuy nhiên việc dùng thuốc lại có thể để lại nhiều tác dụng phụ với trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, hại gan, thận… Do vậy, chúng chỉ nên cân nhắc sử dụng đối với những trẻ bị sốt cao co giật quá nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó trẻ có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ với thành phần từ các hoạt chất sinh học từ thảo dược Câu đằng, An tức hương… Với tác dụng dụng an thần, ổn định hệ thần kinh, hoạt chất trong các thảo dược này sẽ là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp trẻ nhỏ tránh được các cơn co giật sau mỗi lần sốt cao.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo:

http://www.ninds.nih.gov/disorders/febrile_seizures/detail_febrile_seizures.htm

http://www.encyclopedia.com/topic/Febrile_seizures.aspx

Viết bình luận