Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

3 nguyên nhân chính gây bệnh glocom mắt và cách phòng tránh mù lòa

Ngày đăng: 17 Tháng Sáu, 2019
2.1/5 - (11 bình chọn)

Nhắc đến bệnh glocom mắt, không ai là không lo sợ bởi đây là tên sát thủ ngầm nhưng vô cùng nguy hiểm của thị lực. Việc nắm rõ các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, đồng thời lên kế hoạch phòng ngừa, điều trị sớm là cách duy nhất để tránh mù lòa trước căn bệnh này.

3 nguyên nhân gây bệnh glocom mắt

Tăng áp lực trong mắt

Trong mắt tồn tại một chất lỏng gọi là thủy dịch có vai trò nuôi dưỡng thủy tinh thể, giác mạc và mống mắt. Thủy dịch được tạo ra liên tục bởi cơ thể mi của mắt, di chuyển qua phía sau mống mắt, đồng tử để đến tiền phòng (khoảng giữa giác mạc và mống mắt), cuối cùng sẽ thoát ra khỏi mắt qua kênh thoát thủy dịch. Nếu quá trình lưu thông này bị gián đoạn, thủy dịch sẽ tích tụ trong mắt làm áp lực trong mắt tăng cao. Nhãn cầu lúc này sẽ giống như một quả bóng bị bơm quá căng, khiến các dây thần kinh thị giác bị tác động mạnh và bị tổn thương, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh glocom mắt.

Áp lực trong mắt tăng cao là nguyên nhân chính gây bệnh glocom mắt

Dây thần kinh thị giác quá nhạy cảm

Trên thực tế có những trường hợp dù nhãn áp vẫn nằm trong giới hạn bình thường là 10 – 21mmHg nhưng vẫn được kết luận mắc bệnh glocom mắt. Nguyên nhân được lý giải là do dây thần kinh thị giác của những người bệnh này quá nhạy cảm nên dễ bị tổn thương ngay ở mức nhãn áp không cao.

Giảm lưu lượng máu nuôi dây thần kinh thị giác

Bộ phận nào cũng cần phải được nuôi dưỡng liên tục thì mới có thể khỏe mạnh và đảm bảo đủ chức năng của mình, các dây thần kinh thị giác cũng không ngoại lệ. Do vậy, nếu lượng máu đến mắt giảm, các tế bào dây thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương, thoái hóa chức năng, kết quả là làm giảm thị lực nghiêm trọng không thể phục hồi.

Đối tượng dễ mắc gây bệnh glocom mắt

– Người lớn tuổi, thường gặp nhất là trên 60 tuổi.

– Người da đen, da vàng.

– Trong gia đình có người mắc bệnh glocom mắt.

– Đang mắc bệnh mạn tính: tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao, thiếu máu, rối loạn tuần hoàn não, huyết áp thấp…

– Giác mạc mỏng ở vùng trung tâm.

– Bị cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, bong rách võng mạc…

– Bị chấn thương mắt hay đã từng trải qua phẫu thuật mắt: thay thủy tinh thể nhân tạo, mổ đục dịch kính, mổ cận thị…

– Dùng thuốc corticosteroid, đặc biệt là dạng thuốc nhỏ mắt trong một thời gian dài.

Cách ngăn ngừa mù lòa khi mắc bệnh glocom mắt

Có thể thấy sự suy giảm thị lực trong bệnh glocom mắt là do các dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Do vậy, làm tăng sức bền của dây thần kinh thị giác có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Theo các nhà khoa học thuộc đại học Washington (Hoa Kỳ), Alpha lipoic acid (ALA) là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn được quá trình tổn thương các tế bào của dây thần kinh thị giác, qua đó đảm bảo dẫn truyền tín hiệu về hình ảnh lên não bộ. Bởi vậy, bổ sung sớm nguồn thực phẩm giàu ALA như bắp cải, rau cải xoong, cần tây, súp lơ, cà chua, thịt bò, gan lợn,… hoặc sử dụng viên uống bổ mắt chứa hoạt chất này chính là giải pháp phòng tránh mù lòa hiệu quả cho người mắc bệnh glocom mắt.

Thực phẩm giàu Alpha lipoic acid giúp người bệnh glocom mắt tránh mù lòa hiệu quả

Bên cạnh đó, để cải thiện thị lực toàn diện, người bệnh cũng cần chú ý những vấn đề sau đây:

– Dùng thuốc đúng chỉ định và đi tái khám thường xuyên để kiểm soát nhãn áp.

– Tập thể dục để hỗ trợ làm giảm áp lực trong mắt. Xin ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp bài tập phù hợp với bạn.

– Kiêng uống cà phê hoặc các thực phẩm chứa caffein khác.

– Uống đủ lượng nước cần thiết nhưng chia thành nhiều lần uống trong ngày. Tránh uống cùng lúc nhiều nước để tránh tăng nhãn áp đột ngột.

– Kê gối cao khi ngủ, nên để đầu chếch lên khoảng 20 độ để làm giảm áp lực trong mắt.

Bệnh glocom mắt không chỉ gây ra các biểu hiện khó chịu như đau nhức, sưng đỏ, nhìn mờ, chói sáng,… mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến thị lực. Do vậy, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo, bạn cần đi khám và điều trị ngay để gìn giữ được đôi mắt sáng lâu dài.

Nếu còn thắc mắc gì về bệnh glocom mắt cần được hỗ trợ thêm, bạn hãy liên lạc đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, các chuyên gia nhãn khoa sẽ trực tiếp tư vấn cho bạn.

Xem thêm: Bệnh glocom mắt có chữa được không? Giải pháp nào hiệu quả nhất?

Ds Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.esperity.com/information/cancer/glaucoma/what-causes-glaucoma

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/symptoms-causes/syc-20372839

Viết bình luận